Chỉ Số Giảm Phát Gdp

Chỉ số giảm phát GDP (tGDP deflator), còn gọi là Chỉ số điều chỉnh GDP thường được ký hiệu là DGDP, là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước.

Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở. (Số liệu thống kê của Việt Nam công bố đang tính GDP theo giá của năm 1994).

  • DGDP phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do sự biến động của giá (cơ sở để đánh giá lạm phát).

Công thức tính chỉ số giảm phát GDP Chỉ Số Giảm Phát Gdp

Người ta tính chỉ số giảm phát GDP theo công thức sau:

        Chỉ số giảm phát GDP = 100 x GDP danh nghĩa
        GDP thực tế
  • Chỉ số giảm phát GDP là một phương pháp để tính tỷ lệ lạm phát (phương pháp kia là dùng CPI). Chẳng hạn, tỷ lệ lạm phát năm 2011 theo chỉ số giảm phát GDP được tính theo công thức:
        Tỷ lệ lạm phát 2011 = 100 x Chỉ số giảm phát GDP 2011 - Chỉ số giảm phát GDP 2010
        Chỉ số giảm phát GDP 2010

So sánh Chỉ số giảm phát GDP và CPI Chỉ Số Giảm Phát Gdp

Khác với Chỉ số giá tiêu dùng CPI, DGDP được tính trên giỏ hàng hoá thay đổi do vậy nó phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau. Mặc dù vậy nó lại không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó. Ví dụ: do sau dịch cúm gà, giá gà trở nên quá đắt so với giá thịt lợn nên người tiêu dùng sẽ mua ít thịt gà hơn và mua nhiều thịt lợn hơn. Phúc lợi của người tiêu dùng đã giảm xuống do họ phải tiêu dùng thịt gà ít hơn nhưng DGDP không phản ánh được điều này cho dù nó phản ánh được sự thay thế giữa thịt gà và thịt lợn.

CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn DGDP phản ánh giá của cả hàng hoá do doanh nghiệp, chính phủ mua. Vì thế DGDP được coi là phản ánh đúng hơn mức giá chung.

DGDP chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước) còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ: khi giá một chiếc xe ô tô Toyota nhập khẩu tăng thì nó được phản ánh ở CPI nhưng không được phản ánh ở DGDP.

Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI và DGDP không lớn.

Xem thêm

Chỉ số giá tiêu dùng - CPI

Liên kết ngoài

Tham khảo

  • Gregory N. Mankiw (1997), Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Thống kê và Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Tags:

Công thức tính chỉ số giảm phát GDP Chỉ Số Giảm Phát GdpSo sánh Chỉ số giảm phát GDP và CPI Chỉ Số Giảm Phát GdpChỉ Số Giảm Phát GdpTiếng Anh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Xabi AlonsoĐường Trường SơnÔ nhiễm không khíChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Bắc NinhToán họcNhà Tây SơnBình Ngô đại cáoPhó Chủ tịch Quốc hội Việt NamDanh sách tỷ phú thế giớiVũ Hồng VănChùa Thiên MụBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamAdolf HitlerĐài LoanTrần Đại QuangManchester United F.C.Núi lửaChóSố chính phươngChâu Đại DươngTô LâmDinh Độc LậpXHồ Quý LyThanh HóaThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamLâm ĐồngHệ sinh tháiTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamH'MôngĐồng ThápNhà LýĐộ (nhiệt độ)Cách mạng Công nghiệp lần thứ tưSingaporeBùi Vĩ HàoYên BáiNguyễn Thị ĐịnhTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCBậc dinh dưỡngÚcTượng Nữ thần Tự doLưu BịSa PaBiển ĐôngBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)Điện BiênLục bộ (Việt Nam)Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngNgô Sĩ LiênTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamKhởi nghĩa Lam SơnReal Madrid CFQuảng NgãiJosé MourinhoAi là triệu phúIsaac NewtonNguyễn Đình ChiểuThụy SĩHarry LuNgũ hànhTrạm cứu hộ trái timSóc TrăngAnhTruyện KiềuGia LongHuy CậnMinh Lan TruyệnHướng dươngVụ án Thiên Linh CáiPhạm Quý NgọTrần Thái TôngLong châu truyền kỳY Phương (nhà văn)Ấn ĐộRadio France InternationaleDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiĐịnh luật Ohm🡆 More