Chùa Báo Ân

Chùa Báo Ân là một ngôi chùa lớn từng tồn tại ở Hà Nội, Việt Nam.

Chùa này khác với một chùa khác cũng tên là chùa Báo Ân ở khu vực nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, được xây dưới thời nhà Trần. Chùa bị thực dân Pháp phá hủy vào năm 1888 để xây Bưu điện Hà Nội.

Chùa Báo Ân
Chùa Liên Trì
Chùa Quan Thượng
Chùa Báo Ân
Chùa Báo Ân trước khi bị phá hủy vào thế kỷ 19
Vị trí
Toạ độ21°01′34″B 105°51′13″Đ / 21,02611°B 105,85361°Đ / 21.02611; 105.85361
Quốc giaViệt Nam
Địa chỉĐường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Khởi lập1842
Người sáng lậpNguyễn Đăng Giai
Đóng cửa1888
Chùa Báo Ân Cổng thông tin Phật giáo

Lịch sử

Chùa Báo Ân 
Sơ đồ chùa Báo Ân do Viện Viễn Đông Bác cổ vẽ lại.

Chùa Báo Ân được xây dựng vào khoảng năm 1842 dưới thời nhà Nguyễn, kinh phí do Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai quyên từ dân chúng. Chùa nằm ở bên đông hồ Hoàn Kiếm, mặt trước quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ. Khu đất có diện tích gần 100 mẫu, gồm 180 gian với 36 nóc, lối kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. Chùa còn có tên là chùa Liên Trì (tức là "Đầm Sen") vì trong chùa có hào nước rộng trồng rất nhiều sen, hoặc chùa Quan Thượng vì đương thời Nguyễn Đăng Giai còn được dân gọi là cụ Thượng.

Tháng 11 năm 1885, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam, bèn tiến hành công việc đổ đất, cạp hồ Gươm và lấp các chỗ trũng ở Hà Nội. Toàn quyền Đông DươngJean-Marie de Lanessan ra lệnh đốt các nhà lá quanh hồ Hoàn Kiếm. Năm 1888, Pháp phá hủy chùa Báo Ân để xây nhà bưu điện. Đêm 22 tháng 1 năm 1891, 300 nóc nhà ở Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Mắm, Hàng Thùng và Hàng Vôi đã cháy trụi. Đêm ngày 28 tháng 1 năm 1891, vụ cháy thứ hai tiêu hủy cả thôn Cự Lâu. Nền chùa Báo Ân chỉ còn là mảnh đất hoang tàn.

Ngày nay, chỉ còn duy nhất tháp Hòa Phong phía sau chùa Báo Ân là còn sót lại, đứng đơn độc bên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Thư viện ảnh

Chú thích

Tags:

Bưu điện Hà NộiChùa Việt NamGia LâmHà NộiNhà TrầnViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đồng bằng sông HồngJude BellinghamTừ Hán-ViệtSố nguyên tốBến Nhà RồngÔ nhiễm môi trườngThiên địa (trang web)XNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiPhápĐường Thái TôngChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Hybe CorporationNguyệt thựcTrần Hưng ĐạoGiải bóng đá Ngoại hạng AnhĐạo hàmTruyện KiềuGiải vô địch bóng đá châu ÂuĐinh La ThăngDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamLương CườngDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueNguyễn Văn NênHạt nhân nguyên tửChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Nhà Tây SơnXHamsterNấmQuy NhơnĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamAlbert EinsteinIllit (nhóm nhạc)Nhà NguyễnDanh sách nhân vật trong One PieceCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Trí tuệ nhân tạoSeventeen (nhóm nhạc)Đỗ MườiAn Nam tứ đại khíBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐờn ca tài tử Nam BộTriệu Tuấn HảiAcetaldehydeViêm da cơ địaĐông Nam BộĐêm đầy saoBitcoinBảo toàn năng lượngPhởNATOChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtSố nguyênVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnBảo ĐạiNgười Thái (Việt Nam)Manchester United F.C.Lý SơnNinh ThuậnĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamDubaiKinh thành HuếVũ Hồng VănThanh gươm diệt quỷTrần Quốc VượngKim Bình Mai (phim 2008)Bình Ngô đại cáoShopeeBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)Nghiệp vụ thị trường mởQVụ án cầu Chương DươngPhilippinesMặt trận Tổ quốc Việt NamVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLàoHiệp định Paris 1973🡆 More