Công Ninh: Đạo diễn, diễn viên người Việt Nam

Nguyễn Công Ninh, thường được biết đến với nghệ danh Công Ninh (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1962), là một nam diễn viên người Việt Nam.

Ông là chủ nhiệm Khoa đạo diễn tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM, và từng giành giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12, cũng như được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 2011.


Công Ninh
Công Ninh: Lúc nhỏ và học tập, Sự nghiệp, Đời tư
Công Ninh năm 2020
SinhNguyễn Công Ninh
28 tháng 1, 1962 (62 tuổi)
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Quốc tịchCông Ninh: Lúc nhỏ và học tập, Sự nghiệp, Đời tư Việt Nam
Dân tộcKinh
Trường lớpĐại học Sân khấu – Điện ảnh Leningrad
Nghề nghiệpDiễn viên
Năm hoạt động1990 – nay
Phối ngẫu
Tuyết Vân (cưới 2013)
Con cái1
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (2011)

Lúc nhỏ và học tập Công Ninh

Năm 13 tuổi, vì nhà nghèo nên ông phải nghỉ học, giúp gia đình bằng cách buôn bán từ trà đá cho đến bánh cam, khoai mì. Nhưng một năm sau, ông xin gia đình đi học lại và từ đó khá suôn sẻ.

Năm 18 tuổi, Công Ninh thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II. Trong buổi thi năng khiếu, thấy ông thú thật, không kịp chuẩn bị tiểu phẩm, ban giám khảo châm chước, cho ông một tiểu phẩm để dự thi. Vào vai cậu bé đi chợ mua thuốc và khi về đến nhà, mẹ đã chết, ông diễn bằng tất cả bản năng để lột tả nỗi đau đớn. Ngặt nỗi, ông càng khóc, khán giả bên dưới càng cười. Ông khóc nhỏ, khán giả cười nhỏ. Ông khóc lớn, khán giả cười ầm. Nghĩ giấc mơ làm diễn viên đã tiêu tan, nhưng một tháng sau, ông nhận được giấy báo của trường và còn là á khoa.

Sau 4 năm học, Công Ninh tốt nghiệp loại xuất sắc. Thành tích này giúp ông giành được một trong hai suất học bổng du học. Năm 1984, ông lên đường sang Liên Xô, theo học khoa Đạo diễn sân khấu tại Đại học Sân khấu – Điện ảnh Leningrad (nay là Sankt-Peterburg) và lấy được bằng thạc sĩ.

Chuyến du học 5 năm, nhưng hai lần suýt bị trả về nước. Lần đầu do ông làm mất hộ chiếu, bị giữ lại khu tập trung 1 tháng. Khoảng thời gian đó không khác gì cực hình vì buồn chán không có việc gì làm, vừa lo sợ bị gửi trả về nước. May mắn là sau khi có kết quả xác minh của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Công Ninh được cấp lại hộ chiếu. Năm học dự bị đầu tiên, do chưa quen với khí hậu lạnh của Liên Xô, Công Ninh thường dậy muộn, đi học trễ. Tình trạng này kéo dài liên tiếp nên khoa quyết định buộc ông thôi học, trở về nước. Lại một may mắn nữa đến với Công Ninh khi thầy trưởng khoa xin cho ông thêm cơ hội thử thách. Ông phải diễn một tiểu phẩm đủ sức thuyết phục các thầy cô cho ở lại. Công Ninh đã chọn diễn vai quan thanh tra Khlestakov trong tác phẩm Quan thanh tra của nhà văn Nikolai Vasilyevich Gogol. Công Ninh từng diễn tác phẩm này rất thành công trong bài thi tốt nghiệp tại Việt Nam nên ông rất tự tin. Nhờ sự lựa chọn thông minh, Công Ninh đã được ở lại và từ đó chuyên tâm học tập.

Sự nghiệp Công Ninh

Năm 1990, Công Ninh trở về Việt Nam với tấm bằng thạc sĩ nghệ thuật. Bắt tay vào dựng 2 bài thi tốt nghiệp là Elena thân yêuGã giang hồ quốc tế. Cả hai vở đều được các thầy cô cũng như giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng ông vẫn trong tình trạng thất nghiệp.

Một thời gian sau, Công Ninh được phân công về làm giảng viên tại Trường Nghệ thuật Sân khấu II và dồn hết tâm huyết vào công tác giảng dạy. Nổi bật học trò nổi tiếng như: diễn viên Minh Béo, Ngọc Tưởng, Thanh Thúy, Ngọc Trinh, Lê Khánh, Hòa Hiệp, Tiết Cương,... hay đạo diễn Vũ Ngọc Đãng, Nguyễn Quang Dũng, Nhật Trung (Trung Lùn).

Năm 1994, khi câu lạc bộ thể nghiệm sân khấu 5B Võ Văn Tần tìm đạo diễn dựng vở Dạ cổ hoài lang và Công Ninh may mắn được lựa chọn và bắt tay dàn dựng. Vở kịch quy tụ dàn diễn viên sáng giá nhất của làng kịch nói miền Nam thời đó như Thành Lộc, Việt Anh, Hồng VânQuốc Thảo cùng đóng góp dàn dựng đã tạo nên một tác phẩm nổi tiếng để đời.

Năm 1995, Dạ cổ hoài lang giành huy chương vàng tại Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và Công Ninh đoạt giải Đạo diễn xuất sắc.

Năm 1996, Công Ninh được đạo diễn Lê Hoàng mời vào vai lính giải phóng Tấn trong phim Ai xuôi vạn lý. Năm 1999, bộ phim này giúp ông đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12.

Sự nghiệp Công Ninh của Công Ninh đã dựng trên 50 vở kịch sân khấu, truyền hình, đóng nhiều tác phẩm điện ảnh và giành một số giải thưởng.

Đời tư Công Ninh

Công Ninh từng có mối tình lâu dài với diễn viên Ngọc Trinh (diễn viên phim Mùi ngò gai), đã tính đến chuyện kết hôn. Nhưng sau gần 10 năm quen nhau, Công Ninh và Ngọc Trinh chia tay. Năm 2009, Ngọc Trinh lên xe hoa với người chồng Hàn Quốc và sau này Công Ninh coi Ngọc Trinh như em gái.

Năm 2013, Công Ninh cưới người vợ kém 20 tuổi đó là Tuyết Vân, từng là sinh viên Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh nơi Công Ninh giảng dạy. Sau khi ra trường, cô làm diễn viên lồng tiếng và sau đó làm diễn viên trên sân khấu 5B Võ Văn Tần, Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2014, Tuyết Vân sinh một đứa con gái. Công Ninh thống nhất với vợ là chỉ sinh 1 con thôi vì không còn trẻ, điều kiện kinh tế hiện tại chưa cho phép.

Danh sách các vở kịch, phim truyện và chương trình tham gia Công Ninh

Các vở kịch

  • Cõi tình
  • Lò heo quay
  • Sống thử
  • Đảo thiên đường
  • Những kẻ độc thân

Phim truyện

Năm Tựa Phim Vai diễn
1991 Đời hát rong
1992 Ba người đàn ông Tám Khoa
1993 Lương tâm bé bổng Chàng ca sĩ
1994 Mênh mông tình buồn Hổ Thiếu Lâm
1996 Ai xuôi vạn lý Bộ đội Tấn
1998 Mẹ con Đậu Đũa Cha Đậu Đũa
1999 Đời cát
2000 Tôi vào đời Tiến
Vàng
5 w trong 1 GS Hùng
2001 Hương dẻ Cu Vương
2002 Blouse trắng Sĩ Điên
Tài tử nghiệp dư ông Sa
2003 Mùa sen ông Năm
Cha và con
2004 Bến phà
2005 Xóm cào cào ông Năm Yểng
Lẵng hoa tình yêu Hùng
Cổ tích Việt Nam: Sinh con rồi mới sinh cha ông Cả Lê
Cổ tích Việt Nam: Ba chàng thiện nghệ
Cổ tích Việt Nam: Sự tích thành Hoàng sống
Những tay chơi ngoại hạng
2006 Dưới cờ đại nghĩa Nguyễn Bình
Cái bóng bên chồng ông Bình
2007 Sóng gió cuộc đời ông Nam
Gọi giấc mơ về thầy Cường
Linh lan trắng ông Thành
2008 Sóng gió thương trường Tư Huỳnh
Sóng đời chú Mạnh
Dòng sông định mệnh Xe Lôi
Đồng hồ cát ông Tân
2009 Cầu trường không yên tĩnh Bình Minh
Taxi ông Tùng
Hoa dại dượng Bảy
Giải cứu thần chết ba của An An
Câu chuyện pháp đình: Hơi ấm bàn tay luật sư Công
Mùa thu đi một nửa ông Bằng
Bão yêu thương Tổng Biên Tập
Thứ ba học trò Thầy giám thị
Ra giêng ai cưới em? ông Viên
Ngõ vắng Kỳ
Ký ức mong manh Chủ nhiệm khoa
2010 Lối rẽ giám đốc của Maika
Cổng mặt trời ba Thảo
Định mệnh ông Đức Hòa
Trái đắng ông Khanh
Vũ điệu tình yêu ông Liêm
Chuyện tình mùa thu ông Phát Đà Lạt
Âm tính ông Mạnh
Nhiệm vụ đặc biệt ông Thông
Kính thưa ô sin ông Khải
Thuỵ khúc ông Dũng
Vị yêu ông Hậu
Mẹ chồng nàng dâu ông Tư
Cá Rô, em yêu anh! chú Một
Cuộc gọi lúc 0 giờ ông Phan
Cha yêu ông Hai Nghĩa
Dấn thân vào nước mắt ông Việt
2011 Tình khúc mùa thu ông Công
Vũ khí sắc đẹp ông Tư
Cô dâu đại chiến họa sĩ K'Linh
Có lý có tình: mẹ chồng của tôi ông Gia Bảo
Cô dâu tuổi dần Lâm Xung
Đua nhau làm giàu Bốn Ngư
Trúng số Tám Mỏng
Không phải tôi Chú Ba
Sáu mặt rubik Lão Bộc
Sự thật vô hình ông Hoàng
Những cơn mưa tình yêu ông Nam
Chiếc giường chia đôi anh Hùng
Xóm gà Thái
2012 Ám ảnh ông Lành
Mắt bướm ông Đoàn
Ngày hôm qua ông Định
Vọng kim lang ông Hoài Vũ
Thần tượng lắm chiêu Vũ Vũ
Lúa trổ bông tiến sĩ Năm Hưng
Ngôi sao thứ 31 ông Hảo
Làn môi trong mưa ông Biền
Đôi cánh đồng tiền ông Thành
2013 Em đẹp em có quyền ba Hiền
Bông hồng cho tướng cướp ba Thục
Thế giới cổ tích: Những em bé thông minh quan
Thạch lan
Độc nhãn tướng quân Nguyễn Bình
Hôn đá ông Lâm
Hoán nhân tâm ông Thời
Yêu trong thù hận ông Huân
2014 Bí mật anh và em ông Khải
Tơ đồng vương vấn
Những ngã rẽ vào đời Thầy giám thị
Cuộc chiến quý ông ông Hưng
Nghiêng nghiêng dòng nước ông Hai Ơn
Tình cù lần ông Thiện
Hàng xóm ông Giàu
2015 Lấy chồng hàn ba Bông Huệ
Dệt nắng cho ngày dài hơn Hạnh
Oan gia khó tránh ông Tịnh
Trại cá sấu ông Lân
Ra giêng anh cưới em cha của Tám Sumo (lúc trẻ)
Ông trùm trùm Long
Thế giới cổ tích: Sự tích con kền kền Tứ Quý
Đi qua mùa mưa ông Trung
2016 Con anh, con em, con người ta ông Bản
Vòng eo 56 cha của Ngọc Trinh
Ải mỹ nhân ông Thời
Cổ tích Việt Nam: Vợ cóc thầy đồ
Cổ tích Việt Nam: Ông già họ Lê ông già họ Lê
Cổ tích Việt Nam: Ở đây có bán cha phú ông
Thế giới cổ tích: Cây đèn thần ông Kỷ
Mãi mãi là bao lâu ông Hoà
Nước mắt chảy ngược ông Tư
2017 Bí mật của người khác bác sĩ Ân
Con gái chị Hằng ông Thanh
Sống trong bóng đêm Hai Tranh
Cổ tích Việt Nam: Bác nông dân và con quỷ bác Hai
Điều ước sao biển ông Chín Trong
Đuổi theo bóng mình ông Nam
Vợ chồng đậu thời @ ông Nếp
Phục hận Ngọc Lắc
Tía ơi đừng say ông Hai
Yêu là phải liều ông Năm Cò
2018 Phận làm dâu ông Tư
Trần Trung kỳ án (phần 2) bá hộ Vũ
Cổ tích Việt Nam: Sự tích bông vạn thọ cha Tơ
Cổ tích Việt Nam: Sự tích cây bèo phú ông
Cổ tích Việt Nam: Đứa con ngỗ nghịch thầy Chước
Lạc lối ông Núi
Giá của nụ cười ông Quý
Biệt đội tất tần tật ông Bá
2019 Trà táo đỏ ông Ba Trung
Hoa cúc vàng trong bão ông Sáu
Gia đình là số 1 - Phần 2 ông Đắc
Nhắm mắt thấy mùa hè
Dzìa đi tía ơi ông Tư Chơn
Nhà ông hoàng có vàng thầy giáo Hương
Không lối thoát ông Tư
Anh ba khía ông Tùng
2020 Những nàng dâu nổi loạn ông Đô
Người tình bố già ông Năm Cà
Xóm rác bổ ông Lai
Cha tôi
Dâu bể đường trần ông hội đồng Thăng
Kẻ sát nhân cô độc giáo sư Trực
Đường về cồn nảy ông Hai Thảo
Vương miện xương rồng ông Tùng
2021 Chuông gió Nguyễn Ngạn
Chống lại số phận ông Linh
Cây táo nở hoa ông Huân
Gái khôn được chồng cha chàng khờ
Cổ tích Việt Nam - Chuyện xưa tích cũ: Thuốc thần trên núi Trúc Lĩnh người cha
Cổ tích Việt Nam - Chuyện xưa tích cũ: Số Trời thầy lang
Ngôi sao về làng ông Cự
Người lắng nghe: Lời thì thầm ba An Nhiên
2022 Hồng nhan ông Sáu Khó
Sau phút đam mê
Trà táo đỏ (phần 2) ông Ba Trung
Xóm già háp ông Dễ
Em và Trịnh thầy Thống
Bảnh bao ngày tết ông Sáu Lễ
Oan gia đại chiến ông Chính nghĩa
Gia đình khó dễ ông Ưu
Bí mật nghiệt ngã ông Hai
Xóm chùa ông Sói
Bí mật hai thế giới chú Đạt
Hùng long phong bá Hai Cường
2023 Ăn tết miệt vườn ông Ba
Lụa ông Mạnh
Vòng xoáy tình thù
Hùng long phong bá 2 hai Cường
Thử thách cuộc đời ông Năm Tùng
Có hẹn với yêu thương ông Tùng
Bống thời 4.0 ông Bảy
Sóng gió hào môn
Dưới bóng bình yên
2024 Có hẹn với nàng xuân ông Hạnh
Bên bờ hạnh phúc ông Bình
Kẻ sát nhân cô độc 2

Chương trình truyền hình

  • Đàn ông phải thế 2015 - tập 9: người chơi (tham gia cùng vợ)
  • Ký ức vui vẻ (2019- mùa 2- tập 14): Người chơi (thập niên 70)
  • Ký ức vui vẻ (2021- mùa 3- tập 11): Khách mời (cùng đoàn phim Mẹ con đậu đũa)

Music video

Tết ổn rồi (Hiền Thục, Jun Phạm, Bùi Công Nam, Đông Nhi)

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Lúc nhỏ và học tập Công NinhSự nghiệp Công NinhĐời tư Công NinhDanh sách các vở kịch, phim truyện và chương trình tham gia Công NinhCông NinhDiễn viênLiên hoan phim Việt Nam lần thứ 12Nghệ sĩ Ưu túTrường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí MinhViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Y Phương (nhà văn)Phim khiêu dâmMèoQuảng BìnhMưa đáTrần Tiến HưngNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiTài xỉuBang Si-hyukThái BìnhBình ĐịnhChùa Thiên MụGiờ Trái ĐấtĐạo Cao ĐàiTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngNúi lửaMassage kích dụcCúp FAĐà NẵngQuốc gia Việt NamHoa xuân caVũng TàuRừng mưa nhiệt đớiCác vị trí trong bóng đáNgô QuyềnTập đoàn VingroupIllit (nhóm nhạc)Cảm tình viên (phim truyền hình)Châu MỹĐài Á Châu Tự DoLão HạcThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamHKT (nhóm nhạc)Khí hậu Châu Nam CựcTừ Hi Thái hậuLê Minh KhuêTháp EiffelXNhà ĐườngSóng thầnVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngTrang ChínhĐài Truyền hình Việt NamViễn PhươngQuan hệ ngoại giao của Việt NamBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)YUng ChínhBảy hoàng tử của Địa ngụcHệ sinh tháiMặt trận Tổ quốc Việt NamCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênSố chính phươngVõ Văn ThưởngDương Tử (diễn viên)Quốc kỳ Việt NamIsaac NewtonUkrainaQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamLa Văn CầuTruyện KiềuĐặng Lê Nguyên VũTố HữuBùi Vĩ HàoNorthrop Grumman B-2 SpiritVõ Nguyên GiápFC BarcelonaHồ Xuân HươngBắc NinhCleopatra VIIĐường Thái TôngPiNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcBộ Công an (Việt Nam)Lịch sử Việt NamỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamMaría ValverdeAcetaldehyde🡆 More