Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp

Câu lạc bộ Bóng đá Sài Gòn (tiếng Anh: Saigon Football Club) là một câu lạc bộ bóng đá Việt Nam có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã giải thể.

Sài Gòn
Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Sài Gòn
(Saigon Football Club)
Tên ngắn gọnSGFC
Thành lập2016; 8 năm trước (2016)
Giải thể14 tháng 2 năm 2023; 13 tháng trước (2023-02-14)
Sân vận độngThống Nhất
Sức chứa15.000
Trang webTrang web của câu lạc bộ

Nhầm lẫn Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn

  • Đội bóng này trước đây khi còn đăng ký ở Hà Nội thường hay bị nhầm lẫn với một đội bóng cùng thành phố khác đã giải thể là Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội (còn gọi là Hà Nội ACB).

Lịch sử Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn

2011-2016: Câu lạc bộ Hà Nội

Tiền thân của đội là đội bóng của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Viettel, với thành phần cầu thủ là lứa trẻ của Thể Công từ lứa tuổi 19 trở xuống. Năm 2009, đội Thể Công bị Bộ Quốc phòng xóa tên và chuyển giao cho Tổng công ty Viettel. Đội hình chính được đổi sang tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Viettel, không lâu được chuyển sang cho tỉnh Thanh Hóa với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa. Riêng đội hình trẻ, từ năm 2008, được tổ chức thành đội bóng của Trung tâm Bóng đá Viettel. Ngay trong năm đó, đội đã giành được chức vô địch giải hạng 3 sau khi thắng Bộ Công An; đến năm 2009, đội giành vị trí thứ 2 tại giải hạng nhì và lên chơi ở giải hạng nhất năm 2010. Kết thúc mùa giải 2010, Công ty Cổ phần Thể thao T&T đã mua lại đội bóng và đổi tên đội bóng thành Câu lạc bộ Hà Nội. Tại mùa giải đầu tiên với tên gọi mới, đội đạt thành tích đứng thứ 8 trên tổng số 14 đội.

Mùa giải 2012, đội đoạt chức á quân hạng nhất nhưng không thể thăng hạng vì có chung ông bầu với đội đang thi đấu ở V. LeagueHà Nội T&T nên phải tiếp tục chơi ở hạng nhất. Đầu năm 2013, đội được chuyển giao và trực thuộc quyền sở hữu quản lý của Công ty cổ phần phát triển bóng đá Hà Nội với ông chủ là Nguyễn Giang Đông.

2016: Câu lạc bộ Sài Gòn

Mùa giải 2016, Câu lạc bộ Hà Nội được chơi ở giải V.League 1.

Ngày 31 tháng 3 năm 2016, Công ty cổ phần phát triển bóng đá Hà Nội đổi tên thành Công ty cổ phần phát triển bóng đá Sài Gòn, vẫn thuộc sở hữu của ông chủ Nguyễn Giang Đông (bố vợ cầu thủ Nguyễn Văn QuyếtĐỗ Duy Mạnh), đồng thời công ty gửi công văn tới Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đề nghị chuyển địa điểm và tên gọi ngay giữa mùa giải bóng đá vô địch quốc gia 2016. Ngày 4 tháng 4 năm 2016, VFF đồng ý để câu lạc bộ Hà Nội đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn và đăng ký sân vận động Thống Nhất làm sân nhà tại V.League 1 2016.

2021: Tái cấu trúc, chuyển mình theo hướng “J.League hóa”

Sau khi kết thúc mùa giải 2020, CLB Sài Gòn bất ngờ chia tay 22/28 cầu thủ cùng một số thành viên ban huấn luyện cũ. Ông Trần Hòa Bình sau khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch CLB Sài Gòn đã tiến hành hợp tác toàn diện với FC Tokyo nhằm đưa đội bóng chuyển mình theo hướng "J.League hóa" (hiện đại hóa - chuyên nghiệp hóa - quốc tế hóa). Đội bóng đã chiêu mộ 5 cầu thủ từ Nhật BảnDaisuke Matsui, Woo Sang Ho, Takasaki Horoyuki, Takasaki Horoyuki và Ryutaro Karube cùng nhiều chuyên gia từ Nhật Bản như Shimoda Masahiro (cựu giám đốc kỹ thuật Hiệp hội bóng đá Nhật Bản), Oshima Tsubasa (Giám đốc Học viện FC Tokyo)... để thực hiện mục tiêu này.

Ngày 12 tháng 1 năm 2021, CLB Sài Gòn đã làm lễ ra mắt các nhà tài trợ và công bố đội hình mùa giải 2021. Đội bóng gây chú ý khi kí kết hợp đồng tài trợ với những thương hiệu hàng đầu của Nhật Bản như Sony, Japan Airlines, Eneos, JBT-TNT, Mitutoyo,... Tổng giá trị từ các nhà tài trợ đến từ Việt Nam và Nhật Bản lên tới hơn 100 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, đội bóng tiếp nhận Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ PVF và hợp tác thêm với FC Ryukyu (đội bóng hiện đang chơi tại J.League 2) để đào tạo và phát triển bóng đá trẻ, cũng như đưa cầu thủ Việt Nam cọ xát thực tế.

Theo dự kiến, CLB Sài Gòn sẽ cải tạo và nâng cấp toàn diện Trung tâm thể thao Thành Long để làm nơi đóng quân và định cư lâu dài cũng như phục vụ cho mục tiêu "J.League hóa".

2022: Thi đấu bết bát, tiếp tục đổi chủ

Sau 2 mùa giải thi đấu không thực sự thành công của đội bóng này khi theo mô hình J.League, ngày 30 tháng 8 năm 2022, Chủ tịch Trần Hòa Bình đã xin từ chức, chuyển giao quyền điều hành CLB cho ông Nguyễn Thái Phiên - phó tổng giám đốc Đầu tư và Tài chính của tập đoàn NovaGroup.

2023: Giải thể

Câu lạc bộ Sài Gòn đã thanh lý hợp đồng với tất cả các cầu thủ và ban huấn luyện, đang trong quá trình giải thể và bán suất thi đấu ở giải hạng nhất cho tỉnh Lâm Đồng. Đầu mùa giải 2023, đội bóng thi đấu trên sân Lâm Đồng với đội hình được Lâm Đồng hóa. Hết thời hạn 60 ngày kể từ khi thông báo với VPF việc chuyển đổi quyền sở hữu, suất thi đấu ở giải hạng nhất sẽ chính thức được chuyển giao cho tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 2/3, CLB Sài Gòn đã gửi công văn đến VPF và VFF đề nghị hủy đăng ký tham dự các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia năm 2023. Công văn nêu, căn cứ vào tình hình thực tế của CLB Sài Gòn bao gồm cơ sở vật chất, sân bãi không đảm bảo thi đấu kèm theo công tác tổ chức chuyên môn của đội bóng chưa hoàn thiện. Hiện tại, CLB đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng chưa có phương án nào tối ưu giải quyết các khó khăn trên, do đó CLB Bóng đá Sài Gòn xin phép không tham dự giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia kể từ năm 2023. Ngoài ra theo thông tin báo chí, nhiều cổ đông của đội bóng không đồng ý chuyển giao nên Sài Gòn không thể chuyển về địa phương Lâm Đồng.

Nhà tài trợ Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn

Trang phục thi đấu:

Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn in lên áo 1 Nhà tài trợ Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn in lên áo 2 Nhà tài trợ Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn in lên áo 3
2016 không có không có không có không có
2017
2018 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Kamito LienVietPostBank
2019 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Fraser Sport không có
2020 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Zaicro Bến Thành Holding Him Lam Group Văn Lang University
2021 không có NovaWorld Eneos
2022 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Kelme PhinDeli không có

Nhà tài trợ Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn chính

Các nhà tài trợ đồng hành cùng CLB Sài Gòn mùa giải 2021.

Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Việt Nam

Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Nhật Bản

Thành tích thi đấu Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn

Thành tích bóng đá trong nước từ năm 2011

Đấu trường châu lục

Danh hiệu chính thức Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn

    Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Hạng ba (1): 2020
    Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Vô địch (1): 2015
    Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Á quân (1): 2012

Đội hình CLB Sài Gòn Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn

Thanh lý toàn bộ cầu thủ kể từ sau trận thắng Becamex Bình Dương với tỉ số 2–1 hôm 19/11/2022.

Huấn luyện viên Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn

Danh sách các HLV của CLB Sài Gòn
2011 – 04/2013 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Hoàng Văn Phúc
04/2013 – 05/2013 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Triệu Quang Hà
05/2013 – 07/2014 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Trương Việt Hoàng
09/2014 – 02/2018 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Nguyễn Đức Thắng
02/2018 – 06/2018 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Phan Văn Tài Em
06/2018 – 11/2019 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Nguyễn Thành Công
11/2019 – 3/2020 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Hoàng Văn Phúc
03/2020 – 02/2021 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Vũ Tiến Thành
02/2021 – 03/2021 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Shimoda Masahiro
03/2021 – 11/2022 Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn: Nhầm lẫn, Lịch sử, Nhà tài trợ  Phùng Thanh Phương

Biểu trưng Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài Gòn

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Nhầm lẫn Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài GònLịch sử Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài GònNhà tài trợ Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài GònThành tích thi đấu Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài GònDanh hiệu chính thức Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài GònĐội hình CLB Sài Gòn Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài GònHuấn luyện viên Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài GònBiểu trưng Câu Lạc Bộ Bóng Đá Sài GònCâu Lạc Bộ Bóng Đá Sài GònThành phố Hồ Chí MinhTiếng Anh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Hội AnMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamQuả bóng vàng châu ÂuĐịnh lý PythagorasMyanmarĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamChiến tranh thế giới thứ haiHà TĩnhKhang Hi24 tháng 4Danh sách quốc gia theo diện tíchGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020Liên XôTắt đènThe SympathizerKhổng TửPhan Văn KhảiĐịnh luật OhmBảo toàn năng lượngLưới thức ănLê Khả PhiêuBóng đáPhật giáoNguyễn Hòa BìnhLê Hồng AnhKhởi nghĩa Lam SơnNgân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên ViệtXung đột Israel–PalestineChiến dịch Điện Biên PhủBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamCampuchiaNguyễn Xuân ThắngThế vận hội Mùa hè 2024Phạm Minh ChínhSóng thầnNhà ĐườngLandmark 81Thế hệ ZHàn QuốcCác dân tộc tại Việt NamHình thoiBTSNhà Hậu LêDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiBất đẳng thức trung bình cộng và trung bình nhânQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamKhối lượng riêngĐồng ThápHương TràmCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamBenjamin FranklinHổNhà NguyễnĐồng (đơn vị tiền tệ)Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamChất bán dẫnNguyễn Văn TrỗiLGBTThạch LamMona LisaCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênCậu bé mất tíchĐà LạtThomas EdisonTrung QuốcTrần Quốc ToảnElon MuskVương Đình HuệMThành nhà HồChâu Vũ ĐồngĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamCố đô HuếSân bay quốc tế Long ThànhBến Cát🡆 More