Bảo Quốc Huân Chương: Huân chương cao quý nhất của Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà cũ

Bảo quốc Huân chương là huân chương cao quý nhất của Quốc gia Việt Nam, được Việt Nam Cộng hòa kế thừa, dành tưởng thưởng cho các quân nhân trong tất cả binh chủng hay thường dân bên hành chính dân sự đã có chiến tích xuất sắc trong công cuộc giữ gìn bờ cõi hoặc có cống hiến lớn cho quốc gia.

Bảo quốc Huân chương
Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc
Mẫu Bảo quốc Huân chương Đệ ngũ đẳng
Trao bởi Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Cộng hòa
Ngày thành lập15 tháng 8 năm 1950
Dây đeo     Vàng và      Đỏ
MottoTổ quốc Tri ân
Tư cáchQuân sự, Dân sự
Tình trạng
Không còn tồn tại
Sáng lậpBảo Đại
Thông tin khác
Bậc trênKhông
Bậc dướiQuân công Bội tinh
Liên quanBắc Đẩu Bội tinh
Đại Nam Long tinh
Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc
Ribbon

Lịch sử Bảo Quốc Huân Chương

Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 
Bắc Đẩu bội tinh, bậc Officier.

Thời thuộc địa, từ năm 1886, nhà Nguyễn đã đặt ra quy chế Đại Nam Long tinh, phỏng theo Bắc Đẩu Bội tinh của Pháp, để hình thành cơ chế phong thưởng cao nhất cho triều thần nhà Nguyễn và người Pháp tại Bắc và Trung kỳ. Năm 1896, Đại Nam Long tinh được chính quyền Pháp công nhận là một trong bảy loại huân chương của thuộc địa. Tuy nhiên, từ năm 1945, khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập và hoàng đế Bảo Đại thoái vị, cơ chế Đại Nam Long tinh viện cũng bị bãi bỏ.

Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 
Đại Nam Long tinh, Đệ tứ hạng.

Đến năm 1950, Quốc gia Việt Nam thành lập dưới sự thỏa hiệp giữa chính phủ Pháp và cựu hoàng Bảo Đại. Một mặt, quốc trưởng Bảo Đại tái lập Đại Nam Long tinh Viện để phong tặng cho các quan lại cũ trên danh nghĩa Hoàng đế. Mặt khác, ông cho thành lập Bảo quốc Huân chương theo đúng mô hình của Đại Nam Long tinh để ban thưởng với danh nghĩa Quốc trưởng. Hai hệ thống huân chương này cùng tồn tại song song cho đến năm 1955, khi quốc trưởng Bảo Đại bị thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất và chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập. Cơ chế Đại Nam Long tinh hoàn toàn bị bãi bỏ, nhưng Bảo quốc Huân chương vẫn được kế thừa và tồn tại cho đến năm 1975 thì ngừng hoạt động vĩnh viễn khi chính thể Việt Nam Cộng hòa chấm dứt tồn tại.

Mô tả Bảo Quốc Huân Chương

Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 
Băng đeo, bài hiệu và Bảo quốc Huân chương Đệ nhất đẳng.

Bảo quốc Huân chương có hình ngũ giác gần như tròn với đỉnh nhọn trên cùng. Chính giữa có hình tròn, ở diềm có 5 tia mạ vàng tỏa ra hơi giống hình ngôi sao. Trong lòng hình tròn, khảm bằng men ngọc đỏ và khắc nổi bốn chữ "Tổ quốc tri ân". Quanh mé ngoài hình tròn có khảm một đường men màu xanh; bên mé trong, mé ngoài đường men có viền bằng 2 sợi chỉ vàng. Giữa các tia sao, khắc nổi các hoa văn trang trí tráng men xanh lục. Riêng ở vị trí phía dưới, khắc nổi hình rồng. Phía trên đỉnh ngũ giác, khắc mặt rồng với hai bên đối xứng, làm chỗ nối dây đeo.

Ở các hạng Đệ nhất đẳng và Đệ nhị đẳng còn có thêm một bài đeo lớn, có hình dạng gần tương tự huân chương.

Kèm theo huân chương còn có văn bằng. Trên văn bằng ghi rõ tên họ người được cấp và hạng cấp của Bảo quốc Huân chương.

Hệ thống cấp bậc Bảo Quốc Huân Chương

Như đã nêu trên, Bảo quốc Huân chương gần như được sao chép từ Đại Nam Long tinh của nhà Nguyễn, mà nguồn gốc xa hơn là hệ thống Légion d'honneur của Pháp, vì vậy hệ thống cấp bậc cũng như cách sử dụng của chúng gần như tương đồng hoàn toàn.

Hệ thống cấp bậc Bảo Quốc Huân Chương so sánh giữa chúng như sau (theo thứ tự từ cao xuống thấp)

Cấp bậc Bắc Đẩu bội tinh Đại Nam Long tinh Bảo quốc Huân chương Ghi chú
1
Grand-croix Đệ nhất hạng Đệ nhất đẳng
2
Grand officier Đệ nhị hạng Đệ nhị đẳng
3
Commandeur Đệ tam hạng Đệ tam đẳng
4
Officier Đệ tứ hạng Đệ tứ đẳng
5
Chevalier Đệ ngũ hạng Đệ ngũ đẳng

Cách sử dụng Bảo Quốc Huân Chương

Cách sử dụng Bảo Quốc Huân Chương của Bảo quốc Huân chương cũng gần tương tự với Đại Nam Long tinh và Bắc Đẩu bội tinh. Vị trí đeo của Bảo quốc Huân chương là vị trí danh dự cao hơn trên tất cả các huân, huy chương khác. Mỗi hạng có cách đeo khác nhau như:

Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 
Minh họa cách đeo của Bắc Đẩu bội tinh. Bảo quốc Huân chương cũng sử dụng tương tự: 1: Chevalier; 2: Officier; 3: Commandeur; 4: Grand Officier; 5: Grand'Croix.
  1. Đệ nhất đẳng: được đeo bằng dây choàng trên vai phải và một bài tròn Bảo quốc mạ vàng trên ngực trái
  2. Đệ nhị đẳng: được đeo bằng ruy-băng (ribbon) màu đỏ viền vàng với một nơ Bảo quốc hình tròn trên ngực trái và một bài tròn Bảo quốc mạ bạc trên ngực phải
  3. Đệ tam đẳng: được đeo bằng dây choàng dài trên cổ
  4. Đệ tứ đẳng: được đeo bằng ruy-băng và một nơ Bảo quốc hình tròn trên ngực trái
  5. Đệ ngũ đẳng: được đeo bằng ruy-băng trên ngực trái.

Trong trường hợp tối giản, các cuống Bảo quốc Huân chương được quy định như sau:

Đệ nhất đẳng Đệ nhị đẳng Đệ tam đẳng Đệ tứ đẳng Đệ ngũ đẳng
Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 
Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 
Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 
Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 
Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 

Dây biểu chương Bảo Quốc Huân Chương

Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 
Dây biểu chương Bảo Quốc Huân Chương tiêu chuẩn của Bảo quốc Huân chương
Bảo Quốc Huân Chương: Lịch sử, Mô tả, Hệ thống cấp bậc 
Dây biểu chương Bảo Quốc Huân Chương Tam hợp (Bảo quốc Huân chương, Quân công Bội tinh và Anh Dũng Bội Tinh).

Chú thích

Tham khảo

Tags:

Lịch sử Bảo Quốc Huân ChươngMô tả Bảo Quốc Huân ChươngHệ thống cấp bậc Bảo Quốc Huân ChươngCách sử dụng Bảo Quốc Huân ChươngDây biểu chương Bảo Quốc Huân ChươngBảo Quốc Huân ChươngBinh chủngNgười línhQuốc gia Việt NamViệt Nam Cộng hòa

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

FansipanĐạo Cao ĐàiMinh Thái TổTrần Thị Thanh ThúyLiên minh châu ÂuTrấn ThànhHoàng ĐanTổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiĐà LạtNạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945Thomas EdisonTrường Giang (nghệ sĩ)Lý Tiểu LongHà NộiDanh sách phim điện ảnh Việt Nam có doanh thu cao nhấtTài nguyên thiên nhiênDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPThanh ThứcĐông Nam BộDanh sách nhân vật trong NarutoPhong trào Đồng khởiLưu Cơ (nhà Đinh)Đồng Sĩ NguyênNgân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương TínTrường ChinhBắc thuộcThế hệ ZKhủng longĐảng Cộng sản Việt NamQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamTự ĐứcIsraelLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAHứa Quang HánLịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí MinhThích Nhất HạnhDragon Ball – 7 viên ngọc rồngTriệu Lộ TưPhilippe TroussierPhan Văn GiangBến TreDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaDanh sách quốc gia theo diện tíchNinh ThuậnArsenal F.C.Võ Thị SáuNgườiDanh sách phim VTV phát sóng năm 2023Hiệp định Paris 1973Ai CậpLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳNarutoBóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam ÁDanh sách nhân vật trong Thanh gươm diệt quỷLê Văn TámQuảng ĐôngVăn Tiến DũngMa Kết (chiêm tinh)GChâu PhiGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcPhân cấp hành chính Việt NamSự kiện Tết Mậu ThânĐồng NaiChatGPTTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamNăm CamPark Eun-binNapoléon BonaparteXì dáchChiến tranh thế giới thứ nhấtChainsaw ManTam sinh tam thế thập lý đào hoa (phim truyền hình)Mắt biếc (phim)Hari WonNgày Quốc tế Lao độngLê Đức Thọ🡆 More