Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan chỉ huy cao nhất của lực lượng vũ trang của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tồn tại từ năm 1946 đến năm 1976.

Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội tồn tại song song với Bộ Quốc phòng. Trong một số thời gian 2 Bộ này được hợp thành một:

  • Tháng 11 năm 1946 đến tháng 7 năm 1947: Bộ Quốc phòng và Quân sự Ủy viên Hội hợp nhất thành Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy, sau tách ra;
  • Tháng 10 năm 1948 đến tháng 3 năm 1949: Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam hợp nhất thành Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy lần nữa;
  • Tháng 3 năm 1949 đến năm 1976: đổi tên thành Bộ Quốc phòng-Tổng tư lệnh, từ năm 1976 Bộ Tổng tư lệnh đã chấm dứt hoạt động, chỉ còn Bộ Quốc phòng.

Tổ chức tiền thân

Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Ủy ban Kháng chiến toàn quốc, còn gọi là Toàn quốc Kháng chiến Ủy viên Hội ra đời. Chủ tịch: Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ tịch: Vũ Hồng Khanh.

Ngày 6 tháng 5 năm 1946, đổi tên thành Quân sự Ủy viên Hội theo Sắc lệnh 60-SL của Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, gọi tắt là Quân ủy hội. Quân sự Ủy viên Hội gồm có: Cục Tổng vụ, Cục Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Tổng Chỉ huy Quân tiếp phòng (có nhiệm vụ tiếp quản thay thế quân Tưởng Giới Thạch rút đi), Ủy ban Liên lạc và Kiểm soát quân sự Việt - Pháp.

Từ ngày 28 tháng 10 đến 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã quyết định sáp nhập Bộ Quốc phòng với Quân sự Ủy viên Hội thành Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy, do Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội toàn quốc (theo Sắc lệnh 230-SL ngày 30 tháng 11 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Lịch sử

Như vậy Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam đã ra đời tháng 11 năm 1946.

Đến tháng 3 năm 1947, đổi tên thành Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ. Theo Sắc lệnh 47-SL của Chủ tịch nước, Bộ Tổng Chỉ huy gồm có Bộ Tổng Tham mưu (thành lập ngày 7 tháng 9 năm 1945), Cục Chính trị (thành lập tháng 9 năm 1945), Cục Tình báo (thành lập ngày 20 tháng 3 năm 1947), Văn phòng, Cục Quân huấn (thành lập ngày 25 tháng 3 năm 1946), Cục Thanh tra, Cục Dân quân (thành lập tháng 1 năm 1948, từ Phòng Dân quân thành lập ngày 12 tháng 2 năm 1947).

Đến tháng 4 năm 1948, Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ đổi tên thành Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam (Sắc lệnh 165-SL ngày 14 tháng 4 năm 1948).

Theo Sắc lệnh 14-SL ngày 12 tháng 3 năm 1949, Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam đổi tên thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam. Đến tháng 7 năm 1950, Bộ Tổng Tư lệnh bao gồm Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp, Đoàn Thanh tra và Văn phòng (Sắc lệnh 121-SL ngày 11 tháng 7 năm 1950).

Đến tháng 9 năm 1954, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam đổi tên thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Đến năm 1976, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam chấm dứt hoạt động. Hiện nay Bộ Quốc phòng đảm nhận trách nhiệm quản lý và điều động Quân đội Nhân dân Việt Nam và Dân quân Tự vệ Việt Nam.

Trong suốt thời gian này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp liên tục và duy nhất đứng đầu Bộ Tổng Tư lệnh, ban đầu được gọi là Tổng Chỉ huy, từ năm 1949 là Tổng tư lệnh. Chức này tương đương hàm bộ trưởng.

Tham khảo

Tags:

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến tranh thế giới thứ haiDanh sách quốc gia theo diện tíchĐộng vậtTừ Hi Thái hậuHọ người Việt NamChiến tranh LạnhRAlcoholNgân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên ViệtBà TriệuIndonesiaHoàng tử béGia KhánhBộ luật Hồng ĐứcKhổng TửTikTokViệt MinhMưa đáChiến dịch Hồ Chí MinhNam ĐịnhHứa Quang HánTôn giáoGia LongNguyễn Cao KỳĐiện Biên PhủThanh HóaHệ Mặt TrờiMinh Thái TổCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtSông HồngPhan Bội ChâuTập đoàn VingroupEFL ChampionshipĐỗ MườiNhà TrầnNATOVíchĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhTây NguyênGiải vô địch bóng đá trong nhà châu Á 2016Tiền GiangNguyễn Thị ĐịnhQuan hệ tình dụcSaigon PhantomTừ mượn trong tiếng ViệtMôi trườngNick VujicicNguyễn Duy (nhà thơ)Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thôngGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2021Hình bình hànhMặt trận Tổ quốc Việt NamNhà HánLưu BịTrần Đại QuangLiếm âm hộYokohama F. MarinosNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Chu Văn AnQuảng NamChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngNew ZealandNho giáoDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtHiệp hội bóng đá AnhChữ Quốc ngữPhú YênHai Bà TrưngĐại dịch COVID-19 tại Việt NamLiên XôThánh địa Mỹ SơnNguyên tố hóa họcĐồng ThápHà NamLê Hồng AnhThời bao cấp🡆 More