Hoàng Giáp

Hoàng giáp (Tiếng Trung: 黃甲) là một loại (gọi là giáp) danh hiệu của học vị Tiến sĩ Nho học trong hệ thống khoa bảng thời phong kiến.

Loại danh hiệu này được xác định trong kỳ thi Đình, còn gọi là tiến sĩ xuất thân (進士出身). Vì đứng thứ hai trong hệ thống các loại học vị tiến sĩ, trên đệ tam giáp, nhưng dưới đệ nhất giáp, tức tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) nên còn gọi là Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân.

Hoàng giáp (đệ nhị giáp) được quy định lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm Kiến Trung thứ 8 (1232) đời vua Trần Thái Tông cùng với đệ nhất giáp (tam khôi) và đệ tam giáp (thái học sinh).

Lịch trình thứ bậc khoa cử đình nguyên ở Việt Nam
Triều đại Đệ nhất giáp thứ bậc đệ nhất giáp Đệ nhị giáp Đệ tam giáp
nhà Trần Tam khôi
Trạng nguyên Thái học sinh
Bảng nhãn
Thám hoa
nhà Lê Tiến sĩ cập đệ
Trạng nguyên Hoàng giáp
Tiến sĩ xuất thân
Đồng tiến sĩ xuất thân
Bảng nhãn
Thám hoa
nhà Nguyễn Tiến sĩ cập đệ
Đình nguyên Hoàng giáp
Tiến sĩ xuất thân
Đồng tiến sĩ xuất thân
Bảng nhãn
Thám hoa

Đến triều nhà Hậu Lê, tháng 8 âm lịch năm 1484 (niên hiệu Hồng Đức 15), Lê Thánh Tông phân định lại hạng tiến sĩ xuất thân cùng với hạng tiến sĩ cập đệ (đệ nhất giáp) và đồng tiến sĩ (đệ tam giáp). Người đề xuất việc phân hạng (giáp) các tiến sĩ nho học là thượng thư Bộ Lễ Quách Đình Bảo, nhân việc vua Lê Thánh Tông sai khắc bia tiến sĩ. Trước đó vào đầu nhà Hậu Lê chưa có phân ba loại tiến sĩ kể trên, mà mới chỉ xếp danh sách các tiến sĩ nho học trong mỗi khoa thi thành hai bảng: chính bảng và phụ bảng. Trong chính bảng từ thời nhà Trần có xếp 3 danh hiệu: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa ở 3 vị trí đầu tiên. Lê Thánh Tông chuẩn tấu của Quách Đình Bảo, đổi: tam khôi thành tiến sĩ cập đệ, các tiến sĩ còn lại trong chính bảng của mỗi khoa thi thành tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp), còn loại tiến sĩ trong phụ bảng gọi là đồng tiến sĩ xuất thân.

Đến nhà Nguyễn, triều đình thường bỏ không lấy hạng đệ nhất giáp, đặc biệt là Trạng nguyên, nên người đỗ hoàng giáp xếp trên cùng có thể coi là đình nguyên.

Loại này không chia bậc, chỉ xếp thứ tự, ai đỗ cao hơn được xếp ở trên. Khi bổ quan được lĩnh chức có hàm tòng thất phẩm.

Một số danh nhân

Xem thêm

Chú thích

Khoa bảng
Thi Hương Thi Hội Thi Đình
Giải nguyên Hội nguyên Đình nguyên
Hương cống
Sinh đồ
Thái học sinh
Phó bảng
Trạng nguyên
Bảng nhãn
Thám hoa
Hoàng giáp
Đồng tiến sĩ xuất thân


Tags:

Bảng nhãnChữ HánTam khôiThi ĐìnhThám hoaTiến sĩTrạng nguyên

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lee Do-hyunĐường cao tốc Cao Bồ – Mai SơnPhong trào Cần VươngBạch Dương (chiêm tinh)Vụ bắt giữ và sát hại Ngô Đình DiệmNgười ViệtLiên QuânNguyễn Nhật ÁnhVũ Linh (nghệ sĩ cải lương)FacebookPark Eun-binCan thiệp của Mỹ vào Chiến tranh Việt NamCầu Mỹ ThuậnNhà Hậu LêHưng YênMậu binhPhùng Quang ThanhTừ Hán-ViệtNgày xửa... ngày xưa (nhạc kịch)Trịnh Công SơnPhố cổ Hội AnTrí tuệ nhân tạoĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamErling HaalandLưu Cơ (nhà Đinh)Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamChâu MỹDanh sách hoàng đế nhà NguyễnBóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023Thánh địa Mỹ SơnĐộc Cô TínPussyCúc Tịnh YChóBao Thanh Thiên (phim truyền hình 1993)CanadaAhn Hyo-seopVương Hạc ĐệVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngNhà ĐườngHoa KỳDương Hoàng YếnDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁLandmark 81SudanHai Bà TrưngPhạm Nhật VượngThánh GióngNgô Minh HiếuTào TháoVinh quang trong thù hậnĐỗ Nhật HàTrịnh Ngọc QuyênPhim khiêu dâmMã MorseCubaNạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945Nguyễn Văn ThiệuTrận Thành cổ Quảng TrịKinh Dương vươngĐài Tiếng nói Việt NamRB LeipzigQuần đảo Hoàng SaSự kiện Thiên An MônTZlatan IbrahimovićMai Hắc ĐếBạch LộcInstagramHệ thống đường cao tốc Việt NamDương Văn NhựtChiến tranh Đông DươngHoàng Cấn DuChâu ÂuĐông Nam BộChiến dịch Linebacker IISúng trường tự động KalashnikovUEFA Champions League🡆 More