Willem Iii Của Hà Lan

Willem III (tiếng Anh: William Alexander Paul Frederick Louis; 19 tháng 2 năm 1817 - 23 tháng 11 năm 1890) là Vua của Hà Lan và Đại công tước Luxembourg từ năm 1849 cho đến khi ông tạ thế vào năm 1890.

Ông cũng là Công tước của Limburg từ năm 1849 cho đến khi công quốc bị bãi bỏ vào năm 1866.

Willem III
Willem Alexander Paul Frederik Lodewijk
Willem Iii Của Hà Lan
Vua Willem III của Hà Lan
Vua của Hà Lan
Tại vị17 tháng 3 năm 184923 tháng 11 năm 1890
41 năm, 251 ngày
Đăng quang12 tháng 5 năm 1849
Tiền nhiệmWillem II Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmWilhelmina Vua hoặc hoàng đế
Đại Công tước Luxembourg
Tại vị17 tháng 3 năm 184923 tháng 11 năm 1890
41 năm, 251 ngày
Tiền nhiệmWillem II
Kế nhiệmAdolphe
Công tước của Limburg
Tại vị17 tháng 3 năm 184923 tháng 8 năm 1866
17 năm, 159 ngày
Tiền nhiệmWillem II
Kế nhiệmkhông (Công quốc bị sáp nhập)
Thông tin chung
Sinh17 tháng 2 năm 1817
Cung điện Quốc gia, Brussels, Vương quốc Liên hiệp Hà Lan
Mất23 tháng 11 năm 1890
Cung điện Het Loo, Apeldoorn, Hà Lan
An tángNieuwe Kerk, Delft
Phối ngẫuSophie của Württemberg
Emma xứ Waldeck và Pyrmont
Hậu duệHoàng tử William
Hoàng tử Maurice
Alexander, Hoàng tử Orange
Wilhelmina của Hà Lan Vua hoặc hoàng đế
Tên đầy đủ
Willem Alexander Paul Frederik Lodewijk
Vương tộcNhà Oranje-Nassau
Hoàng gia caWilhelmus
Thân phụWillem II của Hà Lan
Thân mẫuAnna Pavlovna của Nga
Tôn giáoDutch Reformed
Chữ kýChữ ký của Willem III

Willem là con trai của Vua Willem II của Hà Lan và mẹ là Vương hậu Anna Pavlovna của Nga. Khi ông nội Willem I thoái vị vào năm 1840, ông trở thành Hoàng tử của Orange. Sau tạ thế của vua cha năm 1849, ông lên kế vị ngai vàng làm vua Hà Lan.

Willem kết hôn với người em họ Sophie của Württemberg vào năm 1839 và họ có với nhau 3 con trai, gồm: William, Hoàng tử của Orange, Hoàng tử Maurice của Hà Lan và Alexander, Hoàng tử của Orange, cả 3 người con trai này đều không thể kế vị ngai vàng vì đều qua đời trước vua cha Willem III. Sau cái chết của Sophie vào năm 1877, ông kết hôn với Emma xứ Waldeck và Pyrmont vào năm 1879 và họ có với nhau 1 con gái là Vuơng nữ Wilhelmina, người sẽ trở thành nữ vương của Hà Lan trong tương lai.

Cuộc sống đầu đời

Willem Iii Của Hà Lan 
Xu bạc: 2½ gulden Vương quốc Hà Lan với mặt trước là chân dung Vua Willem III, đúc năm 1871

Willem sinh ngày 19/02/1817 tại Cung điện Quốc gia ở Brussels, thời điểm đó vẫn thuộc Vương quốc Hà Lan (ngày nay là thủ đô của Vương quốc Bỉ). Ông là con trai cả của Hoàng tử Willem xứ Orange (sau là Vua Willem II) và mẹ là Anna Pavlovna của Nga. Ông có 3 em trai, một trong số họ đã qua đời khi còn bé, và một em gái.

Năm 1827, khi mới 10 tuổi, ông được phong quân hàm đại tá danh dự trong Quân đội Hoàng gia Hà Lan. Trong năm 1830, ông giữ chức trung uý trong Trung đoàn Grenadiers. Năm 1834, ông được phong làm chỉ huy danh dự của Trung đoàn Grenadiers của Kiev, thuộc Đế quốc Nga.

Ông kết hôn với người em họ đầu tiên của mình - Công chúa Sophie, con gái Vua William I của Württemberg và mẹ của cô là Catherine Pavlovna của Nga. Họ thành hôn tại Stuttgart vào ngày 18/06/1839 và cuộc hôn nhân này đã không hạnh phúc. Sophie là một trí thức tự do, ghét mọi thứ thể hiện tư tưởng độc tài, chẳng hạn như quân đội. Trong khi đó Willem III lại là một vị quân chủ bảo thủ, yêu thích quân đội. Thông qua thư từ với Sophie, Nữ hoàng Victoria của Anh đã gọi Willem III là "một nông dân thất học".

Willem rất ghét những thay đổi Hiến pháp năm 1848, do cha ông là Willem II của Hà Lan và Johan Rudolf Thorbecke khởi xướng. Cha ông xem bản hiến pháp này là chìa khoá để giúp nền quân chủ Hà Lan tiếp tục tồn tại. Sophie, một người theo chủ nghĩa tự do cũng có chung quan điểm này. Bản nhân Willem thì xem đây là bức tường hạn chế quyền lực hoàng gia và ông thích cai trị đất nước theo kiểu chuyên chế khai sáng theo khuôn mẫu của ông nội mình, Vua Willem I của Hà Lan. Ông đã từng nghĩ đến việc nhường ngôi cho em trai mình là Hoàng từ Henry và sau đó là cho người con trai lớn, nhưng mẹ của ông Thái hậu Anna Pavlovna đã thuyết phục ông hủy bỏ quyết định này.

Vào ngày 17 tháng 3 năm 1849, cha của ông qua đời, lúc đó Willem đang là khách của Nữ công tước Cleveland trong Lâu đài Raby. Các đại diện của chính phủ Hà Lan đã đến London để đưa ông về Hà Lan. Willem miễn cưỡng quay trở về. Tuy ông đã đồng ý với mẹ mình lên ngôi vua, nhưng trong một thời gian dài ông đã phân vân về quyết định này.

Tham khảo

Tags:

Công tướcHà LanLimburgTiếng AnhĐại công tước Luxembourg

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Dấu chấmDấu chấm phẩyLiên Hợp QuốcNhà Tây SơnHuếNew ZealandKai HavertzKhởi nghĩa Yên ThếDế Mèn phiêu lưu kýShopeeBóng đáLa LigaGoogleTađêô Lê Hữu TừThạch LamSư tửTrạm cứu hộ trái timKhang HiĐại dịch COVID-19XVideosJude BellinghamBảng tuần hoànChủ nghĩa tư bảnBoeing B-52 StratofortressHùng VươngTrịnh Tố TâmQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamĐồng ThápPhan Bội ChâuCông an nhân dân Việt NamCầu vồngChủ nghĩa khắc kỷNguyễn Quang SángHoa KỳNgày Thống nhấtTrương Thị MaiCách mạng Công nghiệp lần thứ tưQuảng ĐôngPhạm Minh ChínhĐỗ MườiManchester United F.C.Cho tôi xin một vé đi tuổi thơĐảng Cộng sản Việt NamTô Vĩnh DiệnNguyễn Văn ThiệuTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)SingaporeLandmark 81Độ (nhiệt độ)Sóc TrăngĐông Nam ÁBiểu tình Thái Bình 1997Hòa BìnhGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giớiBitcoinĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCCarlo AncelottiNguyễn Vân ChiJennifer PanLý HảiTứ bất tửLa Văn CầuLê Minh KhuêĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Thái LanDanh sách quốc gia theo dân sốVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngAlbert EinsteinBình DươngĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamChế Lan ViênGTrung QuốcTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnPhật Mẫu Chuẩn ĐềNguyễn Văn Thắng (chính khách)BabyMonster🡆 More