Sobekhotep Viii

Sekhemre Seusertawy Sobekhotep VIII có thể là vị vua thứ ba thuộc vương triều thứ 16 của Ai Cập, ông đã trị vì vùng đất Thebes ở Thượng Ai Cập trong Thời kỳ Chuyển tiếp Thứ Hai.

Ngoài ra, ông có thể là một vị vua thuộc vương triều thứ 13 hoặc vương triều thứ 17. Nếu ông là một vị vua thuộc vương triều thứ 16, Sobekhotep VIII sẽ được xác định là có một triều đại kéo dài 16 năm theo cuộn giấy cói Turin, bắt đầu vào khoảng năm 1650 TCN, vào thời điểm người Hyksos xâm lược Ai Cập.

Vị trí trong biên niên sử

Hàng thứ 2 của cột thứ 11 trên cuộn giấy cói Turin đọc là Sekhem[...]re và theo các nhà Ai Cập học Kim Ryholt và Darrell Baker thì nó nhắc đến Sekhemre Seusertawy, đây vốn là nomen của Sobekhotep VIII. Nếu sự đồng nhất này là đúng, thì Sobekhotep VIII đã trị vì trong suốt 16 năm với tư cách là vị vua thứ 3 của vương triều thứ 16. Điều này sẽ khiến cho ông là người kế vị trực tiếp của Djehuti và là tiên vương của Neferhotep III, mặc dù vậy mối quan hệ giữa ông với hai vị vua này vẫn chưa được biết rõ. Trong quá trình phục dựng lại bảng niên đại thuộc Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của mình, Ryholt đề xuất rằng Sobekhotep VIII đã cai trị từ năm 1645 TCN tới năm 1629 TCN, một thời gian ngắn sau khi vương triều thứ 15 của người Hyksos chiếm toàn bộ khu vực châu thổ sông Nile và thành phố Memphis, mà do đó đã dẫn đến sự sụp đổ của vương triều thứ 13.

Trong những nghiên cứu cũ của các nhà Ai Cập học như Jürgen von Beckerath và Labib Habachi, Sobekhotep VIII được coi là một vị vua thuộc vương triều thứ 13.

Chứng thực

Chứng thực đương thời duy nhất của Sobekhotep VIII là một tấm bia đá được tìm thấy bên trong tháp môn thứ ba tại Karnak. Tấm bia đá này có niên đại là vào epagomenal, hoặc 5 ngày cuối cùng, thuộc năm trị vì thứ 4 của Sobekhotep VIII, và mô tả thái độ của ông tại một ngôi đền, có lẽ là của Karnak, trong một một trận lũ lớn của sông Nile:

Theo nhà Ai Cập học John Baines, người đã nghiên cứu chi tiết tấm bia đá này, thì bằng việc tới ngôi đền này khi mà nó bị ngập lụt, nhà vua đã tái hiện lại câu chuyện về sự sáng tạo thế giới của người Ai Cập bằng cách bắt chước lại những hành động của vị thần sáng tạo Amun-Ra.

Tham khảo

Tiền nhiệm
Djehuti
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ Mười Sáu của Ai Cập
Kế nhiệm
Neferhotep III

Tags:

HyksosThebes, Ai CậpThời kỳ Chuyển tiếp Thứ HaiVương triều thứ Mười Ba của Ai CậpVương triều thứ Mười Bảy của Ai CậpVương triều thứ Mười Sáu của Ai Cập

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Hồn papa da con gáiĐắk LắkHarry PotterNguyễn Phú TrọngCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Bến TreLàoGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcTổng thống Hàn QuốcNhà bà NữKhởi nghĩa Lam SơnChùa Một CộtGấu trúc lớnBộ Quốc phòng (Việt Nam)PhápQuần đảo Hoàng SaĐịa lý Việt NamDân số thế giớiChiến dịch Hồ Chí MinhTổng công ty Bưu điện Việt NamNgày Quốc tế Lao độngThánh GióngTrung Dũng (diễn viên)Adolf HitlerChử Đồng TửNhà Tiền LêNhà NguyênTần Chiêu Tương vươngDanh mục sách đỏ động vật Việt NamLiên Hợp QuốcDanh sách phim điện ảnh DoraemonMinh Thành TổTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCNhà MinhHồ Quý LyHari WonĐồng bằng sông HồngThang DuySeventeen (nhóm nhạc)Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòaLuka ModrićĐinh Văn NơiMười hai con giápJohn F. KennedyHoàng Cấn DuLiên XôĐặng Trần ĐứcVụ phát tán video Vàng AnhTrịnh Công SơnThành phố Hồ Chí MinhNguyễn Văn ThiệuKiên GiangTây NguyênTrụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí MinhBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamKhúc Thừa DụDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Mông CổErling HaalandKhmer ĐỏNhà TốngDanh sách phim VTV phát sóng năm 2023IveTempestPhan Đình GiótCampuchiaHiệp định Genève, 1954Đông TimorNhà HánĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamHồi giáoMa Kết (chiêm tinh)Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và NagasakiThái BìnhVụ án Nguyễn Hải DươngLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhNgườiThế hệ ZTrung Quốc🡆 More