Sao Chổi Caesar

Sao chổi Caesar (mã đánh số C/-43 K1) – tên khác: Sao chổi lớn của năm 44 TCN – có lẽ là sao chổi nổi tiếng nhất của thời cổ đại.

Sự xuất hiện trong bảy ngày của nó đã được người La Mã giải thích như là một dấu hiệu cho sự phong thần của nhà độc tài vừa bị ám sát trong năm đó, Julius Caesar (100–44 TCN).

C/-43 K1 (Sao chổi Caesar)
Phát hiện
Phát hiện bởiKhông rõ
Ngày phát hiện18 tháng 5 44 TCN
Tên gọi khácSao chổi Caesar, Sidus lulium "Sao Julian", Caesaris astrum "Sao Caesar", C/-43 K1, Sao chổi lớn năm 44TCN
Tính chất quỹ đạo A
Điểm cận nhật0.224 AU
Độ lệch tâm1.0 (giả thuyết)
Độ nghiêng110°
Lần cận nhật gần nhất25 tháng 5, 43TCN
Lần cận nhất kế tiếpEjection trajectory

Sao chổi Caesar là một trong năm sao chổi được biết đến là có cấp sao tuyệt đối là số âm (đối với một sao chổi, điều này nói đến cấp sao tuyệt đối với điều kiện sao chổi được quan sát ở khoảng cách 1 AU từ cả Trái Đất và Mặt Trời) và có thể đã là ngôi sao chổi ban ngày sáng nhất trong lịch sử từng được ghi lại. Sao chổi này không lặp lại và có lẽ đã tan rã.[cần dẫn nguồn] Giải pháp quỹ đạo parabol ước lượng rằng sao chổi này hiện tại đã ở khoảng cách 800 AU (120 tỷ km) tính từ Mặt Trời.

Lịch sử

Sao Chổi Caesar 
Các đồng xu dưới thời Augustus (c. 19–18 BC); Chữ bên trái: CAESAR AVGVSTVS, đầu Ceasar/Chữ bên phải: DIVVS IVLIV[S], với sao chổi 8 tia, đuôi ở trên.

Sao chổi Caesar được các nhà văn cổ đại biết đến như là Sidus Iulium ("Sao Julius") hoặc Caesaris astrum ("Sao Caesar"). Sao chổi sáng ngay trong cả ban ngày xuất hiện đột ngột trong suốt lễ hội được gọi là Ludi Victoriae Caesaris – trong đó lễ hội cho năm 44 BC đã được coi là tổ chức trong tháng 9 (một kết luận được rút ra bởi Sir Edmund Halley). Ngày lễ hội này đã được chuyển sang tháng 7 năm đó, 4 tháng sau khi Julius Caesar bị ám sát, và đây cũng là tháng sinh của chính Caesar. Theo Suetonius, khi lễ kỷ niệm được tiến hành, "một sao chổi đã tỏa sáng trong bảy ngày liên tiếp, nổi lên vào khoảng mười một giờ, và được tin là linh hồn của Caesar."

Sao chổi này đã trở thành một biểu tượng mạnh mẽ trong việc tuyên truyền chính trị để phát triển sự nghiệp của cháu trai của Caesar (và con nuôi) Augustus. "Ngôi đền của Julius vinh quang" đã được xây dựng (42 TCN) và dành riêng cho Augustus (29 TCN) với mục đích "thờ phụng sao chổi". (Nó còn được gọi là "Đền Sao chổi".)  Ở phía sau của ngôi đền một bức ảnh khổng lồ của Caesar đã được dựng lên, và theo Ovid, một ngôi sao chổi phát sáng được gắn lên đầu ông:

Linh hồn đã cháy thành ngôi sao sáng mãi
Trên thành phố và các cổng thành Rome.

Tham khảo

Tags:

Julius CaesarSao chổi lớnVụ ám sát Julius Caesar

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chữ HánLý Tiểu LongNhư Ý truyệnTrần Ngọc CăngA.C. MilanNguyễn Xuân PhúcNgô QuyềnJungkookQuốc hội Việt NamMinh Thái TổSự kiện 11 tháng 9Trần Nhân TôngGia đình Hồ Chí MinhInsulinTam ThểVi khuẩn cổVladimir Vladimirovich PutinNelson MandelaInternetChùa Bái ĐínhTrần Đại NghĩaVietnam Championship SeriesSự kiện đóng đinh GiêsuGiải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt NamPhùng Quang ThanhQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamTrịnh Đình DũngTrái ĐấtNgười Hoa (Việt Nam)Liên minh châu ÂuLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Liên Hợp QuốcNhà TrầnChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaBóng đáLiếm âm hộQuần đảo Hoàng SaĐá Hoài ÂnTự sátNguyễn Xuân ThắngHy LạpNhà Lê sơNguyễn Nhật ÁnhCommunist Party of ChinaVõ Văn KiệtHentaiChủ nghĩa tư bảnLạng SơnBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtĐường Thái TôngGiờ Trái ĐấtTrường ChinhDanh mục các dân tộc Việt NamDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamKhởi nghĩa Lam SơnCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Cố đô HuếViệt NamYouTubeNghệ AnCông nghệ sinh họcTexasAlbert EinsteinNguyễn Trung TrựcLaoLý Nam ĐếCác dân tộc tại Việt NamManchester United F.C.Khang HiTrịnh HòaAnh hùng dân tộc Việt NamNguyễn Huy CảnhNguyễn Chí ThanhĐồng tính luyến ái🡆 More