Quỹ Đạo Đồng Bộ Mặt Trời

Một Quỹ đạo đồng bộ Mặt trời hay Sun-synchronous orbit (SSO), còn được gọi là quỹ đạo nhật tâm hay heliosynchronous orbit, là một quỹ đạo cực xung quanh hành tinh, mà vệ tinh bay qua một điểm cho trước trên hành tinh vào cùng giờ trung bình mặt trời.

Cụ thể hơn về mặt kỹ thuật, nó là quỹ đạo được tính toán sao cho nó tiến động một vòng hoàn chỉnh mỗi năm, nên nó luôn duy trì mối liên hệ với Mặt trời.

Quỹ Đạo Đồng Bộ Mặt Trời
Sơ đồ thể hiện hướng của quỹ đạo đồng bộ Mặt trời (xanh) tại bốn điểm trong năm. Quỹ đạo không đồng bộ Mặt trời (màu tím) cũng được thể hiện để phân biệt.

Ứng dụng Quỹ Đạo Đồng Bộ Mặt Trời

Quỹ đạo đồng bộ Mặt trời được sử dụng cho các vệ tinh chụp ảnh, trinh sát bề mặt Trái đất, vệ tinh thời tiết, do bất cứ lúc nào mà vệ tinh bay qua một điểm nào đó trên mặt đất, góc tới từ vệ tinh đến bề mặt đất luôn gần như không đổi, đây là điều cần thiết cho việc chụp ảnh bề mặt Trái đất ở các bước sóng khả kiến và hồng ngoại như vệ tinh thời tiết và vệ tinh gián điệp, cũng như các vệ tinh viễn thám khác chẳng hạn như các vệ tinh mang các thiết bị viễn thám đại dương và khí quyển cần ánh sáng mặt trời. Ví dụ: một vệ tinh trong quỹ đạo đồng bộ với Mặt trời có thể bay qua đường xích đạo mười hai lần một ngày, mỗi lần vào khoảng 15:00 giờ địa phương.

Một trường hợp đặc biệt của quỹ đạo đồng bộ Mặt trời là quỹ đạo trưa/nửa đêm, mà giờ Mặt trời địa phương khi vệ tinh đi qua xích đạo là vào thời điểm buổi trưa hoặc nửa đêm, và quỹ đạo bình minh/hoàng hôn, mà giờ Mặt trời địa phương khi đi qua xích đạo là vào thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn. Quỹ đạo này rất hữu ích cho các vệ tinh sử dụng radar chủ động, do các tấm năng lượng mặt trời của vệ tinh luôn được đón ánh nắng Mặt trời mà không đi vào vùng tối của Trái Đất. Quỹ đạo bình minh/hoàng hôn được sử dụng cho các vệ tinh khoa học thám sát Trái đất như TRACE, Hinode và PROBA-2, giúp chúng gần như quan sát Mặt trời liên tục.

Sự tiến động quỹ đạo Quỹ Đạo Đồng Bộ Mặt Trời

Quỹ đạo đồng bộ Mặt trời được duy trì bằng cách tiến động mặt phẳng quỹ đạo xấp xỉ 1 độ về phía Đông so với Thiên cầu để theo kịp chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.

Tham khảo

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Orbits

Tags:

Ứng dụng Quỹ Đạo Đồng Bộ Mặt TrờiSự tiến động quỹ đạo Quỹ Đạo Đồng Bộ Mặt TrờiQuỹ Đạo Đồng Bộ Mặt TrờiPolar orbit

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến cục Đông Xuân 1953–1954LGBTPhù NamMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamTập đoàn VingroupThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Chiến tranh LạnhSư tửQuốc gia Việt NamBa mươi sáu kếSingaporeTrần Thị Nguyệt ThuFC BarcelonaJisooNeymarOm Mani Padme HumĐất rừng phương NamHải PhòngTập tính động vậtĐứcTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Hòa BìnhLưu DungQuan Kế HuyĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhLưu Vũ NinhThomas EdisonHữu ThỉnhNATOTrần Hưng ĐạoNguyễn Tấn DũngLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳTứ bất tửQuảng NgãiCúp bóng đá châu PhiMã QRDanh sách trại giam ở Việt NamThụy ĐiểnQuần thể di tích Cố đô HuếTrần Đại QuangGia KhánhDanh sách cầu dài nhất Việt NamPhú ThọCarles PuigdemontTỉnh thành Việt NamHoa hậu Việt NamChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamGiê-suBảy mối tội đầuMalaysiaChâu MỹLê Thị NhịMinh Thành TổNgười ViệtHà NamKinh tế Trung QuốcNgân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh VượngLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhNguyễn Tri PhươngQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamChữ HánChâu ÁBill GatesAnimeCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Bài Tiến lênVõ Thị SáuĐà LạtCanadaPhan Châu TrinhTrần Tình LệnhDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPVinFastCác nước thành viên Liên minh châu ÂuKinh thành HuếSong Hye-kyoChủ nghĩa khắc kỷTam quốc diễn nghĩaĐội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Ireland🡆 More