Pháp Danh: Là tên dành cho một người theo đạo Phật (đã Quy y Tam bảo, thọ năm giới)

Pháp danh theo Phật giáo Đại thừa của người Việt là tên được vị Sư đặt cho một người theo đạo Phật phát nguyện làm lễ quy y Tam Bảo và thọ năm giới căn bản gồm:

  1. Không sát sanh
  2. Không trộm cắp
  3. Không tà dâm
  4. Không nói dối
  5. Không uống rượu

Khi quy y, tín đồ nguyện sống theo đạo lý của nhà Phật. Người nào dù không đi tu mà phát nguyện theo Tam bảo đều được ban pháp danh.

Pháp danh là do vị chứng giám đặt cho người thụ lễ như một thể thức truyền thừa cho đệ tử một lý tưởng chung. Vì vậy pháp danh thường chiếu theo một hệ thống rút từ kinh điển ví dụ như một bài kệ, một câu kinh, dùng một chữ chung khởi đầu. Những chữ thường dùng là Phúc, Huệ, Diệu, Tâm, Trí, Tuệ với ý nghĩa cao đẹp. Hoặc đặt pháp danh theo dòng phái của các vị Tổ Sư truyền kệ nối pháp, theo thứ tự chữ của từng đời như Liễu Quán Tổ Sư có kệ rằng: “Thiệt Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng, Tâm Nguyên Quảng Nhuận, Đức Bổn Từ Phong,...”

Pháp danh được dùng trong mọi việc giữa cá nhân đó và nhà chùa từ lúc sinh thời cho đến sau khi mất.

Phân loại: , pháp tự, pháp hiệu Pháp Danh

Theo Phật giáo thì cần phân biệt pháp danh, pháp tựpháp hiệu. Người Phật tử nhận Pháp danh khi thụ năm giới; nhận Pháp tự khi thụ 10 giới; và Pháp hiệu khi làm Tỳ kheo tức xuất gia đi tu. Pháp hiệu ở miền Trung đặc biệt là xứ Huế, là do vị sư phụ truyền cho người xuất gia tu tập khi đạt đạo. Chữ được rút lấy từ kệ truyền với như lời nhắn nhủ đệ tử. Ngoài ra pháp hiệu là sợi dây nối kết với nhưng những vị tiên Sư trước đó.

Nam giới đi tu ngày nay nhất thể lấy thêm họ "Thích", còn nữ giới gọi là Ni thì lấy "Thích Nữ" để nhấn mạnh địa vị đệ tử của đức Thích Ca. Lệ này có từ thế kỷ thứ IV do thiền sư Đạo An người Trung Hoa khởi xướng. Tuy nhiên đối với người Việt thì Pháp tự hay Pháp hiệu dùng chữ "Thích" thì đến thế kỷ XX mới xuất hiện. Có nguồn cho rằng Điều-Ngự-Tử Thích-Mật-Thể khi ký tên trong văn liệu cuốn Việt-Nam Phật Giáo Sử Lược ấn hành năm 1943 có thể đã khởi xướng lệ dùng chữ Thích như họ đối với Tăng chúng Việt Nam.

Pháp hiệu cũng do vị sư chứng giám đặt cho người đi tu. Tăng ni khi nhận một vị thầy khác cũng có thể nhận pháp danh và pháp hiệu mới.

Thể thức tên gọi, Pháp danh, Pháp tự và Pháp hiệu
Thế danh Pháp danh Pháp tự Pháp hiệu
Nguyễn Văn Kỉnh Trừng Thông Chơn Thường Thích Tịnh Khiết
Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN
Lâm Văn Tuất Thị Thủy Hành Pháp Thích Quảng Đức
Đỗ Thị Cửu Nguyên Huệ Diệu Định Thích Nữ Diệu Định
Lê Đình Nhàn Như An (1935)
Ngọc Tân (1937)
Tịnh Bạch Thích Huyền Quang
Đệ tứ Tăng thống GHPGVNTN
Nguyễn Đình Lang Trừng Quang Phùng Xuân Thích Nhất Hạnh

"Pháp danh" trong những truyền thống khác

Trung Hoa những người theo đạo Lão như các đạo sĩ cũng có pháp danh.

Nhật Bản thì tương đương pháp danh là "giới danh" (戒名, kaimyō). Ai quá cố cũng được nhà chùa ban cho giới danh để dùng khi cúng lễ.

Tham khảo

Chú thích

Tags:

Phân loại: , pháp tự, pháp hiệu Pháp DanhPháp danh trong những truyền thống khác Pháp DanhPháp DanhNgũ giớiNgười ViệtPhật giáo Đại thừaQuy yTênĐạo Phật

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Công PhượngThanh gươm diệt quỷNgày AnzacNguyễn Đình ThiQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamTrần Cẩm TúThế hệ ZNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamNguyễn Văn QuảngLưu BịTwitterBộ luật Hồng ĐứcThái LanLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhFansipanDanh từMặt TrờiChâu ÁNguyệt thựcTrung du và miền núi phía BắcCộng hòa Nam PhiCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuSố phứcKinh tế Trung QuốcGốm Bát TràngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2022Mikami YuaCúp FAPhan Đình TrạcTào TháoNguyễn Ngọc KýChu Văn AnDấu chấm phẩyNewJeansChâu Vũ ĐồngViêm da cơ địaPhật Mẫu Chuẩn ĐềManchester United F.C.Kinh thành HuếInternetPhạm Nhật VượngĐồng bằng sông HồngNguyễn Phú TrọngSự kiện Thiên An MônBDSMHà TĩnhNgân hàng Nhà nước Việt NamTriệu Lộ TưChủ nghĩa tư bảnHồ Hoàn KiếmSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Hoàng Phủ Ngọc TườngTrương Mỹ LanQuốc hội Việt NamDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁTrạm cứu hộ trái timNữ hoàng nước mắtAn GiangHoa KỳĐường Trường SơnNhà Tây SơnĐà NẵngNgười ChămRadio France InternationaleQuốc hội Việt Nam khóa VIMaLiên QuânÚcQuảng ĐôngXBộ Quốc phòng (Việt Nam)Đài Truyền hình Việt NamTam quốc diễn nghĩaHồn Trương Ba, da hàng thịtChủ tịch Quốc hội Việt NamQuan VũKhí hậu Việt Nam🡆 More