Lê Thị Lộc

Lê Thị Lộc (Tiếng Trung: 黎氏祿; 27 tháng 1 năm 1809 – 7 tháng 3 năm 1847), còn có tên húy là Thúy Nhi, phong hiệu Thất giai Quý nhân (七階貴人), là một thứ phi của vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Thất giai Quý nhân
七階貴人
Phi tần nhà Nguyễn
Thông tin chung
Sinh27 tháng 1 năm 1809
An Triền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Mất7 tháng 3 năm 1847 (38 tuổi)
An tángPhường Thủy Xuân, thành phố Huế
Phu quânNguyễn Thánh Tổ
Minh Mạng
Hậu duệ Lê Thị LộcXuân An Công chúa Thục Tĩnh
Bình Thạnh Công chúa Thụy Thận
Trấn Biên Quận công Miên Thanh
Phong Quốc công Miên Kiền
Hoàng tử Miên Ngụ
Tên húy
Lê Thị Lộc
Lê Thị Thúy Nhi
Thụy hiệu
Trang Thuận Quý nhân
(端靜貴人)
Thân phụLê Tiến Thành
Thân mẫuNguyễn Văn Thị Nga

Tiểu sử Lê Thị Lộc

Quý nhân Lê Thị Lộc là người thôn Vân Trình, làng An Triền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bà sinh ngày 27 tháng 1 năm 1809, tức 20 tháng 12 âm lịch năm Mậu Thìn dưới triều vua Gia Long. Thân sinh của bà là ông Lê Tiến Thành, là một Nho sinh cuối triều Lê, gặp thời loạn ẩn cư không ra làm quan. Dưới thời nhà Nguyễn, ông được phong Cẩm y vệ Hiệu úy. Mẹ của bà là Nguyễn Văn Thị Nga. Bà là con gái thứ tư trong 5 người con gái của ông Thành (người em gái út khác mẹ).

Người chị thứ ba của bà Lộc cũng nhập phủ hầu Minh Mạng vào năm 1813, khi đó ông vẫn còn là Thái tử, đó là Lục giai Tiệp dư Lê Thị Ái, mẹ ruột của Tuy Lý vương Miên Trinh. Không rõ bà Lộc vào hầu vua Minh Mạng khi nào, nhưng chắc chắn là vào những năm đầu Minh Mạng [cần dẫn nguồn]. Bà được tấn phong Quý nhân vào năm 1838.

Ngày 21 tháng 1 (âm lịch) năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), Quý nhân Lê Thị Lộc mắc bệnh mà qua đời, hưởng dương 39 tuổi, được ban thụyTrang Thuận (莊順). Khi đó con trai út của bà là Hoàng tử Miên Ngụ mới 15 tuổi đang mắc bệnh đậu mùa, vì đau thương quá độ, mụn vỡ ra mà chết chỉ sau bà Quý nhân 13 ngày, không được phong tặng.

Mộ của Quý nhân được táng tại làng Dương Xuân (nay thuộc địa phận của phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Hoàng tử Miên Ngụ và vợ chồng công chúa Thụy Thận đều được táng trong khuôn viên đất lăng của bà. Thần chủ (bài vị) của bà Quý nhân được thờ ở phủ của Phong Quốc công Miên Kiền.

Hậu duệ Lê Thị Lộc

Bà Quý nhân sinh cho vua Minh Mạng được 3 hoàng tử và 2 hoàng nữ, trong đó có 4 người sống qua tuổi trưởng thành:

Tham khảo

Xem thêm

Chú thích

Tags:

Tiểu sử Lê Thị LộcHậu duệ Lê Thị LộcLê Thị Lộc1809184727 tháng 17 tháng 3Chữ HánLịch sử Việt NamMinh MạngNhà NguyễnThứ phiTên húy

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chính phủ Việt NamGiờ Trái ĐấtLiên bang Đông DươngLương Tam QuangKiên GiangBTSCàn LongPiQuỳnh búp bêThời Đại Thiếu Niên ĐoànBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)EPhong trào Đồng khởiChóArsenal F.C.Quần đảo Trường SaVương Đình HuệThái NguyênBất đẳng thức trung bình cộng và trung bình nhânTư thế quan hệ tình dụcKênh đào Phù Nam TechoPattranite LimpatiyakornMười hai con giápNgô Xuân LịchBùi Văn CườngChâu PhiThái BìnhKim Ngưu (chiêm tinh)Mai Tiến Dũng (thiếu tướng)Nhà bà NữSri LankaTrần Anh TúMã MorseÚcHoa Thần VũLỗ châu maiPhan Đình TrạcGái gọiHiệp định Paris 1973Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandCộng hòa Nam PhiHarry KaneNguyễn Thiện NhânVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngTrái ĐấtTiếng Trung QuốcTrần Thanh MẫnNguyễn Bỉnh KhiêmBitcoinNgười một nhàHà LanDương Tử (diễn viên)Arya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaGiải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt NamSinh sản hữu tínhPhản ứng flehmenHoàng Văn TháiQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamTập Cận BìnhLiếm âm hộIsraelDanh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt NamTrần Quán HyNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiKỷ lục và số liệu thống kê Giải bóng đá Ngoại hạng AnhTây Ban NhaVõ Văn KiệtQuân đội nhân dân Việt NamMạch nối tiếp và song songDanh sách Chủ tịch nước Việt NamMarco ReusTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamCần ThơHàn QuốcNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcLong An🡆 More