Giáo Sĩ John Harvard

John Harvard (26 tháng 11 năm 1607 – 14 tháng 9 năm 1638) là mục sư người Anh sinh sống ở Mỹ, trước khi qua đời ông để di chúc hiến tặng tài sản cho trường học hoặc trường đại học mới được thành lập tại Khu Định cư Massachusetts Bay.

John Harvard
Giáo Sĩ John Harvard
Tượng John Harvard ở Harvard Yard
Sinh(1607-11-26)26 tháng 11 năm 1607
Southwark, Anh
Mất14 tháng 9 năm 1638(1638-09-14) (30 tuổi)
Charlestown, Massachusetts
Trường lớpĐại học Cambridge
Nghề nghiệpMục sư
Nổi tiếng vìNhà từ thiện, Đại học Harvard được đặt theo tên ông
Con cái100 đứa

Để tôn vinh ông, Khu Định cư đã quyết định "Trường Đại học tại Cambridge sẽ được gọi là Đại học Harvard."

Cuộc đời Giáo Sĩ John Harvard

Harvard chào đời và lớn lên ở Southwark, Anh Quốc, là con thứ tư trong gia đình có chín người con của Robert Harvard (1562 – 1625), một người hàng thịt và chủ quán rượu, với vợ là Katherin Rogers (1584 – 1635). Harvard chịu lễ báp têm tại nhà thờ St Saviour’s (nay là Đại Giáo đường Southwark), sau đến học tại Trường St Saviour’s.

Sau một trận dịch trong năm 1625, cả gia đình chỉ còn lại John, anh của cậu Thomas, và mẹ cậu. Katherine mất năm 1635, hai năm sau Thomas cũng qua đời.

Nhờ tài sản của chồng để lại, Katherine gởi con trai đến Emmanuel College thuộc Đại học Cambridge, tại đây Harvard lấy bằng Cử nhân năm 1632, rồi Thạc sĩ năm 1635, sau đó được phong chức mục sư. Năm 1636 ông kết hôn với Ann Sadler (1614 – 1655).

Năm 1637, Harvard và vợ di cư đến vùng New England, rồi định cư ở Charlestown. Ông trở thành phụ tá cho quản nhiệm nhà thờ của thị trấn. Harvard qua đời ngày 14 tháng 9 năm 1638, ông được an táng tại Charlestown.

Hiến tặng cho Trường Harvard Giáo Sĩ John Harvard

Hai năm trước khi Harvard mất, chính quyền Khu Định cư Massachusetts Bay – với ước muốn "hoàn thiện hệ thống đào tạo rồi để lại cho hậu thế vì e rằng trong giáo hội sẽ chỉ còn giới chức sắc thất học, khi những mục sư hiện nay của chúng ta yên nghỉ trong cát bụi" – dành 400 bảng Anh cho "trường học hoặc trường đại học" ở Newtowne.

Harvard - thừa hưởng một tài sản khá lớn từ cha, mẹ, và anh trai, ông không có con cái - trước khi qua đời đã dặn dò vợ hiến tặng 780 bảng Anh (một nửa tài sản của ông, phần còn lại dành cho người vợ) cùng thư viện có 320 đầu sách.

Cộng đồng vinh danh ông bằng quyết định "Trường Đại học xây dựng ở Cambridge sẽ được gọi là Đại học Harvard". Ngay trước khi Harvard từ trần, thị trấn Newtowne lấy tên mới là Cambridge theo tên viện đại học Anh Đại học Cambridge mà nhiều người đang sống trong khu định cư, trong đó có Harvard, từng theo học.

Để vinh danh Harvard, người ta đúc tượng và đặt tại Harvard Yard trong khuôn viên Đại học Harvard dù tác phẩm điêu khắc này trông không giống người thật. Năm 1986, ảnh của ông được in trên tem bưu điện. Cửa sổ kính của nhà nguyện Emmanuel College thuộc Đại học Cambridge cũng khắc hình Harvard.

Thư viện John Harvard ở Southwark, Luân Đôn, là một địa điểm vinh danh ông; tương tự là chiếc cầu Harvard nối Boston với Cambridge, Massachusetts.

Chú thích

Xem thêm

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Cuộc đời Giáo Sĩ John HarvardHiến tặng cho Trường Harvard Giáo Sĩ John HarvardGiáo Sĩ John Harvard14 tháng 91607163826 tháng 11Hoa KỳNgười Anh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Châu Nam Cực30 tháng 4Xì dáchMuôn kiếp nhân sinhTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCHàn TínNhà Tiền LêQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamLệnh Ý Hoàng quý phiQuan VũHoàng ĐanMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamTrận Bạch Đằng (938)Nam SudanDương Đình NghệPhuwin TangsakyuenĐài Truyền hình Việt NamNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcGiải vô địch bóng đá Đông Nam ÁVụ án Nguyễn Hải DươngNguyễn KhánhLisa (rapper)Hải DươngDanh sách tập Keep RunningPhạm Văn ĐồngModern TalkingĐường Hồ Chí MinhTần Chiêu Tương vươngMùi cỏ cháyThám tử lừng danh ConanPhong trào Cần VươngLionel MessiVnExpressMinh MạngThuy TrangTổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt NamNgân HàNgười ViệtKiên GiangĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCQuốc gia Việt NamCha Eun-wooVõ Nguyên GiápNhà TốngQuân lực Việt Nam Cộng hòaDanh sách trại giam ở Việt NamThuyết tương đốiKitô giáoTrịnh TúĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamQuần đảo Trường SaNhà NguyễnHệ Mặt TrờiÂu CơVương Hạc ĐệĐinh Tiên HoàngAlbert EinsteinNhà LýQuan hệ tình dụcCleopatra VIISerie AKế hoàng hậuNguyễn Chí ThanhPhạm Văn ThiềuLiên XôTrần PhúKim Ngưu (chiêm tinh)Khmer ĐỏTập Cận BìnhHà Tây (tỉnh)Chiến tranh thế giới thứ haiCách mạng Công nghiệp lần thứ tưBát chính đạoĐỗ Nhật HàDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩa🡆 More