Hồ Kivu

Hồ Kivu là một trong các Hồ Lớn châu Phi.

Hồ nằm trên biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ CongoRwanda, và nằm tại đới tách giãn Albertine, nhánh phía tây của Đới tách giãn Đông Phi. Hồ Kivu thoát nước vào sông Ruzizi, sông này chảy về phía nam và đổ vào hồ Tanganyika. Tên gọi kivu có nghĩa là "hồ" trong tiếng Bantu, cũng giống như các từ tanganyika hay nyanza.

Hồ Kivu
Hồ Kivu
Ảnh vệ tinh hồ Kivu của NASA.
Địa lý
Tọa độ2°0′N 29°0′Đ / 2°N 29°Đ / -2.000; 29.000
Kiểu hồcác hồ Thung lũng Đứt đoạn, bộ phận tuần hoàn
Nguồn thoát đi chínhsông Ruzizi
Lưu vực7.000 km2 (2.700 dặm vuông Anh)
Quốc gia lưu vựcRwanda, Cộng hòa Dân chủ Congo
Độ dài tối đa89 km (55 mi)
Độ rộng tối đa48 km (30 mi)
Diện tích bề mặt2.700 km2 (1.040 dặm vuông Anh)
Độ sâu trung bình240 m (787 ft)
Độ sâu tối đa480 m (1.575 ft)
Dung tích500 km3 (120 mi khối)
Cao độ bề mặt1.460 m (4.790 ft)
Các đảoIdjwi
Khu dân cưGoma, Congo
Bukavu, Congo
Kibuye, Rwanda
Cyangugu, Rwanda
Hồ Kivu
Hồ Kivu

Hồ có diện tích mặt nước là 2.700 km2 (1.040 dặm vuông Anh) và có độ cao 1.460 mét (4.790 ft) trên mực nước biển. Khoảng 1.370 km² hay 58% mặt nước của hồ thuộc lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Congo. Đáy hồ nằm trên một thung lũng tách giãn đang dần bị tách ra, gây nên các hoạt động núi lửa trong khu vực, và khiến nó đặc biệt sâu: xấp xỉ 480 m (1.575 ft) và là hồ sâu thứ tám trên thế giới. Hồ có các dãy núi hùng vĩ bao bọc.

Đảo nội địa lớn thứ tám trên thế giới là Idjwi nằm tại hồ Kivu, cùng với đó là đảo nhỏ Tshegera, đều nằm trong ranh giới của vườn quốc gia Virunga; các điểm định cư ven bờ hồ bao gồm Bukavu, Kabare, Kalehe, Sake và Goma tại CHDC Congo và Gisenyi, Kibuye và Cyangugu tại Rwanda.

Các loài cá bản địa bao gồm Barbus, Clarias, và Haplochromis, cũng như cá mòi Tanganyika. Limnothrissa miodon, một trong hai loài được biết đến với cái tên cá mòi Tanganyika, được đưa đến vào năm 1959 và tạo nên cơ sở của một vùng thủy sản xa bờ. Vào đầu thập niên 1990, số ngư dân quanh hồ là 6.563 người, trong đó 3.027 liên quan đến thủy sản xa bờ và 3.536 là đánh bắt truyền thống. Xung đột vũ trang đã nổ ra ở khu vực xung quanh từ giữa thập niên 1990 đã khiến cho sản lượng thu hoạch thủy sản bị suy giảm.

Tham khảo

Tags:

Cộng hòa Dân chủ CongoHồ Lớn châu PhiHồ TanganyikaRwandaĐới tách giãn AlbertineĐới tách giãn Đông Phi

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

DoraemonVõ Tắc ThiênNgaHòa ước Giáp Tuất (1874)Trần Đăng Khoa (nhà thơ)Chữ HánGiải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2023Tôn Thất ThuyếtViệt Nam Dân chủ Cộng hòaTưởng Giới ThạchCầu Thê HúcLưu BịChâu PhiNhà ĐinhNguyễn Văn ThiệuThanh gươm diệt quỷMao Trạch ĐôngTuyệt đỉnh KungfuNikola TeslaAnonymous (nhóm)Trung QuốcTây NinhQuốc gia Việt NamChóChiến tranh thế giới thứ haiDãy FibonacciPhan ThiếtBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamLong AnĐắk LắkCộng hòa Nam PhiMã QRKhang HiCục Điều tra Liên bangVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngGái mại dâmPhan Văn MãiNhà ĐườngChiến tranh LạnhNhân Mã (chiêm tinh)Đinh Tiên HoàngSa PaTiếng Hàn QuốcQuan hệ Trung Quốc – Việt NamHiệp định Paris 1973Năm CamChiến dịch Điện Biên PhủKhối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ haiJennie (ca sĩ)Đà NẵngTriết họcLê Thái TổTây du ký (phim truyền hình 1986)Sao KimChannel 3 (Thái Lan)Liên bang Đông DươngGiải vô địch bóng đá thế giớiGia LongBạch Dương (chiêm tinh)Ngô Thanh VânLeonardo da VinciNguyễn Đức ChungVụ phát tán video Vàng AnhBTSHai Bà TrưngÝ thức (triết học)Thụy ĐiểnChính phủ Việt NamCan thiệp của Mỹ vào Chiến tranh Việt NamAn Dương VươngThư KỳNhà TrầnLý Nam ĐếĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamChùa Thiên MụDanh sách phim điện ảnh của Vũ trụ Điện ảnh MarvelVụ án Lệ Chi viênBiến đổi khí hậu🡆 More