Diva Việt Nam: Diva nhạc nhẹ Việt Nam

Diva Việt Nam là một danh hiệu giới truyền thông Việt Nam phong tặng cho bốn nữ ca sĩ là Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh và Trần Thu Hà.

Khái niệm này được dùng để chỉ những giọng ca nữ có giọng hát tốt và kĩ thuật, cống hiến lâu năm, vững bền, tạo nên được một trường phái âm nhạc riêng và có sức ảnh hưởng lớn đến nền nhạc nhẹ nước nhà. Danh hiệu được phổ biến vào Việt Nam từ đầu thập niên 2000.

Diva Việt Nam
Tên gọi khácDiva Việt Nam
Thể loại
Năm hoạt động1997 (1997)–nay (nay)
Diva Việt Nam: Lịch sử hình thành và một số tranh cãi, Ghi nhận khác
Ca sĩ Mỹ Linh đã mở ra trào lưu thực hiện các sản phẩm âm nhạc qua máy tính tại Việt Nam cùng với ban nhạc Anh Em. Cô còn đi đầu trong việc xây dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp khi có riêng một ê-kíp âm nhạc, mỗi album đều được thực hiện thống nhất từ ý tưởng đến hòa âm, phối khí và hình ảnh ở Việt Nam. Được mệnh danh là "Nữ hoàng R&B Việt Nam", cô nổi tiếng với những màn trình diễn giọng hát nội lực và kĩ thuật ở nhiều dòng nhạc.
Diva Việt Nam: Lịch sử hình thành và một số tranh cãi, Ghi nhận khác
Ca sĩ Hồng Nhung gây ấn tượng với giới chuyên môn lẫn công chúng bởi giọng hát đầy nội lực mà tinh tế, sáng và vang. Cô đã thành công trong việc đổi mới nhạc Trịnh từ những năm đầu thập niên 90. Cô đã đóng đinh tên tuổi của mình với dòng nhạc này.
Diva Việt Nam: Lịch sử hình thành và một số tranh cãi, Ghi nhận khác
Ca sĩ Thanh Lam sở hữu một giọng nữ trung trầm (mezzo-alto vocal) đầy nội lực, vang rền cùng với nền tảng kỹ thuật thanh nhạc tốt, một âm sắc được giới chuyên môn đánh giá cao. Cô là một trong những ca sĩ mở đường, định hướng cho nền nhạc nhẹ Việt Nam từ đầu thập niên 1990, và được mệnh danh là "Nữ hoàng nhạc nhẹ".
Diva Việt Nam: Lịch sử hình thành và một số tranh cãi, Ghi nhận khác
Ca sĩ Trần Thu Hà là con gái của NSND Trần HiếuNGƯT Vũ Thúy Huyền. Cô được biết đến là một nghệ sĩ có trường phái nghệ thuật đa dạng và nhiều màu sắc, luôn tìm tòi, sáng tạo và thử nghiệm những phong cách mới trong âm nhạc.

Lịch sử hình thành và một số tranh cãi Diva Việt Nam

Theo các nguồn báo chí Việt Nam và nước ngoài, một số ca sĩ được phong tặng "Diva nhạc nhẹ" gồm Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, Trần Thu Hà. Sau khi Thu Phương định cư ở Hoa Kỳ, bốn ca sĩ được giới báo chí tại Việt Nam gọi là diva đó là Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà.

Nhạc sĩ Quốc Bảo từng cho rằng diva là mỹ từ của giới báo chí và không công nhận ai là diva. Nhưng gần đây, nhạc sĩ đã có những lời nhận xét tích cực dành cho Thanh Lam, Hồng Nhung, Thu Phương, Mỹ Linh và Trần Thu Hà khi năm giọng ca có dịp hội ngộ trên cùng một sân khấu. Ông khen ngợi và công nhận tài năng, cống hiến của năm người và gọi họ là "Thế hệ diva của nhạc Việt".

Trong một bài phỏng vấn năm 2005, Mỹ Linh trả lời rằng ở Việt Nam chưa có ai xứng đáng là diva. Trong một lần phỏng vấn khác vào năm 2007, Mỹ Linh đã phủ nhận mình là diva nhưng cho rằng NSND Lê Dung và NSƯT Thanh Lam mới xứng đáng với danh hiệu cao quý đó.

Năm 2005, báo Điện ảnh - Kịch trường Việt Nam phát động một cuộc bình chọn gây tranh cãi mang tên Diva thế hệ mới 2005. Theo đó, ban biên tập đưa một danh sách đề cử gồm 13 ca sĩ, sau đó rút xuống còn 6: Mỹ Tâm, Khánh Linh, Ngọc Khuê, Mỹ Lệ, Đoan Trang, Thanh Thảo. Nhưng kết quả cuộc bình chọn không thành công. Các ca sĩ Thanh Thảo, Mỹ Tâm xin rút tên khỏi danh sách đề cử. Một số tờ báo khác chỉ trích Điện ảnh - Kịch trường đã quá lạm dụng danh xưng diva. Cuối cùng, Hồ Quỳnh Hương, Thu MinhĐoan Trang đoạt giải. Mặc dù vậy, Thu Minh cáo bận không đến nhận dù được mời nhiều lần.

Ghi nhận khác Diva Việt Nam

  • Ca sĩ Thu Phương năm 2006 trong một cuộc phỏng vấn, cô đã được tờ Today của Hoa Kỳ nhắc đến là diva của nhạc pop Việt Nam.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Lịch sử hình thành và một số tranh cãi Diva Việt NamGhi nhận khác Diva Việt NamDiva Việt NamHồng NhungLịch sử báo chí Việt NamMỹ LinhThanh LamTrần Thu HàViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Các dân tộc tại Việt NamTôn Đức ThắngDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnSaigon PhantomĐại Việt sử ký toàn thưAdolf HitlerĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCGiờ Trái ĐấtNăm CamTừ Hi Thái hậuVăn họcChóTrung QuốcChiến dịch Mùa Xuân 1975Ngày Quốc tế Lao độngNgô Đình DiệmKylian MbappéMắt biếc (tiểu thuyết)Sư tửĐinh La ThăngKhông gia đìnhBình DươngLý SơnSa PaKhởi nghĩa Yên ThếTrần Quốc VượngSố phứcHalogenBình PhướcMiduGái gọiTô LâmNguyễn Đình ChiểuCông an thành phố Hải PhòngCần ThơPhan ThiếtCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênChính phủ Việt NamChữ NômẤn ĐộThích Nhất HạnhTiếng Trung QuốcRadio France InternationaleSơn LaDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangDanh sách ngân hàng tại Việt NamNATOAFC Champions LeagueCách mạng Công nghiệp lần thứ tưĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamCanadaNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamNgườiKhánh HòaMai Văn ChínhCarles PuigdemontLê Thánh TôngBạc LiêuChiến dịch Tây NguyênLâm ĐồngMyanmarLão HạcLê Minh KhuêHạnh phúcÚcThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamHưng YênChế Lan ViênNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònLương Tam QuangMạch nối tiếp và song songĐịa đạo Củ ChiMặt TrờiLa LigaTrần Quý ThanhHà LanQuần thể di tích Cố đô HuếNguyễn Du🡆 More