Cầu Kutai Kartanegara

Cầu Kutai Kartanegara (còn được gọi là Cầu Mahakam II) là một cây cầu kiểu dây võng nằm trên đảo Borneo thuộc tỉnh Đông Kalimantan, bắc ngang sông Mahakam và nối hai thị trấn Tenggarong and Samarinda.

Cầu Kutai Kartanegara
Cầu Kutai Kartanegara
Cầu Kutai Kartanegara, trước vụ sập tháng 11 năm 2011. (ngày 27 tháng 4 năm 2011)
Vị tríĐông Kalimantan, Indonesia
Bắc quaSông Mahakam
Tọa độ0°26′40″N 117°00′10″Đ / 0,444433°N 117,00288°Đ / -0.444433; 117.00288
Tên chính thứcKutai Kartanegara ing Martadipura Bridge
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu dây võng (ban đầu) Cầu hình cung (mới)
Vật liệuThép
Tổng chiều dài710 m
Nhịp chính270 m
Tĩnh không5 m
Độ cao gầm cầu15 m
Lịch sử
Tổng thầuPT Hutama Karya
Khởi công17 tháng 8 năm 1995 (ban đầu)
10 tháng 4 năm 2013 (mới)
Hoàn thànhNăm 2001 (ban đầu)
Tháng 11 năm 2015 (mới)
Đã thông xeĐầu năm 2002 (ban đầu)
7 tháng 12 năm 2015 (mới)
Bị sập26 tháng 11 năm 2011 (ban đầu)
Vị trí

Thoạt tiên cây cầu thiết kế là cầu dây võng dài 710 mét, hình dạng tương tự như Cầu Golden GateSan Francisco, Hoa Kỳ với phần nhịp cầu treo dài 270 mét. Công trình xây dựng bắt đầu vào năm 1995 và hoàn thành vào năm 2001. Cầu này là cầu treo dài nhất ở Indonesia.

Việc xây cất do hãng quốc doanh PT Hutama Karya thực hiện với chi phí 150 tỷ Rp (16,4 triệu USD).

Ngày 26 tháng 11 2011, cây cầu đột nhiên sập chỉ 9 năm sau khi khánh thành. Sự kiện làm 20 người chết, 39 người bị thương và một số vẫn còn mất tích trong vùng nước sâu 50 mét. Vào thời điểm cầu sập lúc 16h00 (giờ địa phương), công nhân đang thực hiện bảo trì trên cầu; một dây cáp treo đứt, thân cầu rơi xuống sông Mahakam, còn lại là hai tháp cầu và một số cáp treo còn lại.

Bộ Công chính Indonesia thiết lập ban đặc ủy điều tra nguyên nhân của vụ sập. Djoko Kirmanto, Bộ trưởng Bộ Công chính cho rằng "Đó là một sự kiện hy hữu đối với cây cầu thiết kế để dùng 30 năm nhưng đã sập chỉ vỏn vẹn trong 10 năm sử dụng."

Tham khảo

Tags:

BorneoCầu dây võngSamarindaSông MahakamĐông Kalimantan

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Kon TumHình bình hànhVõ Nguyên GiápTrương Tấn SangVụ đắm tàu RMS TitanicLý Nam ĐếThiên địa (website)Trường Đại học Kinh tế Quốc dânLoạn luânPhan Văn GiangPhong trào Đồng khởiLương Tam QuangThời bao cấpAdolf HitlerGallonQuảng NamTây Ban NhaNanatsumori RiriTrịnh Công SơnLê Hồng AnhNguyễn Văn ThiệuQuốc hội Việt NamĐền HùngTích phânDanh sách Chủ tịch nước Việt NamGiải bóng rổ Nhà nghề MỹPhật giáoChế Lan ViênBố già (phim 2021)Phạm Xuân ẨnNhật BảnTrí tuệ nhân tạoChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamMinh Thái TổLý HảiDân số thế giớiDầu mỏStephen HawkingChiến dịch Tây NguyênHoàng Thị Thúy LanCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamNguyễn Công PhượngFansipanDấu chấm phẩyCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNhà TrầnQuan hệ tình dụcGoogleBạcDanh mục các dân tộc Việt NamChuỗi thức ănMười hai con giápSingaporeThanh HóaTrịnh Nãi HinhNguyễn Ngọc KýTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn Minh Châu (nhà văn)Ô ăn quanCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Lê Trọng TấnTrần Đại QuangAnhPol PotCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Liên QuânSécUng ChínhTrương Mỹ LanTần Thủy HoàngNinh BìnhTriều TiênTom và JerryTrần Tuấn AnhĐộng đấtCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Liverpool F.C.Midu🡆 More