Tiếng Chơ Ro

Tiếng Chơ Ro (còn gọi là Chrau, Jro, Ro, Tà Mun, Charuo, Choro, Chíoro) là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Bahnar được nói bởi 22.000 người Chơ Ro ở miền nam Việt Nam.

Không giống như hầu hết các ngôn ngữ tại Đông Nam Á khác, tiếng Chơ Ro không có thanh điệu từ ngữ, mặc dù nó có ngữ điệu câu rõ rệt.

Tiếng Chơ Ro
Sử dụng tạiViệt Nam
Khu vựcĐồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu
Tổng số người nói7.000 người
Dân tộc26.900 người Chơ Ro (điều tra dân số 2009)
Phân loại Tiếng Chơ RoNam Á
  • Bahnar
    • Bahnar Nam
      • Stiêng–Chơ Ro
        • Tiếng Chơ Ro
Hệ chữ viếtchữ Latinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3crw
Glottologchra1242
ELPChrau

Có khoảng dưới 20.000 người là người Chơ Ro bản ngữ. Người nói tiếng Chơ Ro chủ yếu sống ở các tỉnh miền Nam như Đồng NaiBình Thuận. Hầu hết các nghiên cứu này là do David Thomas thực hiện.

Ngôn ngữ của người Chơ Ro chịu nhiều ảnh hưởng từ tiếng Trung Quốc, điều này tương tự như nhiều ngôn ngữ khác. Trong những năm sau khi người Chơ Ro bắt đầu buôn bán huê lợi cho những dân tộc khác trong khu vực, ảnh hưởng của tiếng Việt bắt đầu xuất hiện trong ngôn ngữ của họ. Tương tự như tiếng Trung và tiếng Việt, tiếng Chơ Ro cũng có một số thanh điệu nhất định được nhấn mạnh khi nói.

Phân loại Tiếng Chơ Ro

Tiếng Chơ Ro thuộc nhóm ngôn ngữ Bahnar Nam cùng với tiếng Cơ Ho, tiếng Xtiêng, tiếng M'nông. Nhiều người xem tiếng Cơ Ho và tiếng Chơ Ro là xếp chung một nhóm nhỏ độc lập, tuy nhiên giữa hai ngôn ngữ lại có những khác biệt rõ rệt. Sự phân biệt các từ vựng cơ bản trong kho từ vựng các tiếng Chơ Ro, tiếng Cơ Ho, tiếng Mnông và tiếng Xtiêng là khoảng 60% từ cùng gốc.

Lịch sử Tiếng Chơ Ro

Người Chơ Ro, có lẽ, là người bản xứ tại khu vực họ đang sinh sống, mặc dù nhiều học giả cho rằng đã có thổ dân Negrito cư trú tại đây trước khi người Môn-Khmer di cư đến.

Trước khi người Việt sinh sống ở đây, vùng này có sự phân chia giữa những người nói ngôn ngữ Chăm (thuộc ngữ tộc Malay-Đa Đảo) và người nói ngôn ngữ Môn-Khmer. Nhóm người Chăm định cư dọc theo bờ biển (từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận) và khoảng giữa cao nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk) còn người Môn-Khmer thì sống ở phía Bắc và Nam của cao nguyên. Mặc dù có một khoảng cách trong lịch sử giữa hai khu vực này, nhiều người nghi ngờ rằng có thể đã có một cuộc xâm lược của người Môn-Khmer đến nhóm người Chăm. Vì vậy, ngôn ngữ Môn-Khmer ở đây trở nên phổ biến hơn. Điều này cũng đã châm ngòi cho những câu chuyện khác nhau bởi các nhóm giả thiết khác nhau về cách người Chơ Ro xuất hiện đến khi người Campuchia gốc Chăm được hình thành.

Cũng có những cuộc chiến tranh xảy ra bắt buộc người Chrau phải di cư, tộc Jro là một trong những tộc lớn nhất của người Chrau, đó là lý do tại sao ngôn ngữ này đôi khi được gọi là Jro. Khi người Việt bắt đầu định cư trong khu vực, tiếng Chơ Ro dần bị ảnh hưởng lớn bởi tiếng Việt, và nó trở thành một ngôn ngữ có nguy cơ biến mất.

Tiếng Chơ Ro là ngôn ngữ được nói riêng với những người biết ngôn ngữ này. Trong các trường hợp khác, tiếng Việt là ngôn ngữ thường được sử dụng rộng rãi và không nhiều thế hệ trẻ sẽ biết tiếng Chơ Ro.

Phân bố Tiếng Chơ Ro

Tiếng Chơ Ro hiện tại được nói trong một khu vực cách 50 dặm về phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh. Người Chơ Ro sống ở khu vực mà ranh giới phía bắc trải dài từ sông La Ngà và phía đông đến huyện Tánh Linh, tuyến đường Tánh Linh-Hàm Tân phân chia thành phía tây của người Chơ Ro và phía đông của người Raglai. Về phía nam, tiếng Chơ Ro hiện diện đến vùng ven biển từ Hàm Tân đến Vũng Tàu, Long ThànhTrảng Bom và về phía tây không quá xa sông Đồng Nai. Cũng có ghi nhận có một vài làng sống xa về phía tây ở Tây Ninh, nơi họ dược gọi là người Tà Mun. Mặc dù không có địa phương nào xem tiếng Chơ Ro là ngôn ngữ chính thức, nhưng nhiều khu vực của Bà Rịa – Vũng TàuĐồng Nai vẫn có nhiều người nói tiếng Chơ Ro. Mặc dù tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong tất cả các lĩnh vực.

Nhiều người nói tiếng Chơ Ro có xu hướng sống ở các khu vực giữa vùng đất bằng phẳng gần đồng bằng nhưng cũng gần các khu vực miền núi. Tuy nhiên, dường như đã có sự dịch chuyển trong những năm gần đây đến khu vực quốc lộ vì sự thay đổi thời tiết gây khó khăn cho việc đi lại của người Chơ Ro cũng như sự ổn định tài chính.

Các phương ngữ Tiếng Chơ Ro

Jro

Phương ngữ Jro được nói bởi phần lớn những người biết tiếng Chơ Ro vì Jro là nhóm đông dân nhất của Chơ Ro.

Phụ âm
ph th chh kh p t ch l,r
c k q v d j g y
b đ m n nh ng w s

Phương ngữ này có phân chia âm "n" với "h" cũng như nói "ư" là sự trung hòa cơ bản của "ĭ" và "ŭ" trong một số môi trường nhất định. Trong khi "ĕ/ă" và "â/ŏ" thì trung hòa trong các môi trường khác. Cho phép các âm tiết mở chỉ nhận các nguyên âm dài.

Prâng

Phương ngữ này được nói như khu vực Túc Trưng, tuy nhiên nhiều người coi phương ngữ này giống như trẻ con và là một sự hiểu lẫn nhau trong bối cảnh. Mặc dù đây không phải là phương ngữ phổ biến nhất, nhưng có một vài ghi chép trong phương ngữ này.

Tiếng Việt Phương ngữ Jro Phương ngữ Prâng
rừng nggô vri
đi saq hăn
tôi ănh ĭnh
chơi lêng khlân
nhỏ ken vây

Mặc dù dường như không có nhiều mối tương quan, nhưng đó là do môi trường mà người Chơ Ro đang ở, nơi họ thấy mình đang cố gắng trộn lẫn hai ảnh hưởng của tiếng Trung cũng như tiếng Việt vì phương ngữ Prâng hiện diện về phía tây của Việt Nam nơi giáp với Lào và Campuchia.

Từ vựng Tiếng Chơ Ro

Tiếng Anh Tiếng Việt Tiếng Cho Ro
see xem sên
die chết chưt
house nhà nhi
squeeze bóp bop
green xanh sănh

Cùng với những ảnh hưởng từ tất cả các hạ tầng như chợ và đường đang được xây dựng, mặc dù nhiều từ của người Cho Ro có nguồn gốc của riêng họ, khi ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Trung bắt đầu xâm lấn, những từ của họ biến thành một thứ kết hợp của tất cả các ngôn ngữ. Tuy nhiên, chỉ có người Chơ Ro dường như đã hiểu ngôn ngữ đã hình thành. Cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả mà chỉ một số ít các từ của họ đã bị ảnh hưởng bởi tiếng Việt.

Hệ thống chữ viết

Câu văn Dịch nghĩa đen Dịch đúng
Anh văt nĕh hao Tôi nâng nó lên Tôi nâng nó lên
Vơn một nĕh Chúng tôi đã cho anh ấy Chúng tôi đã đưa nó cho anh ta
Vơn păh nĕh iưm glao măq lŭng Chúng tôi chặt cho anh tre rất to. Chúng tôi chặt tre lớn cho anh.

Hệ thống chữ viết này có xu hướng trang trọng hơn vì đây không phải là văn hóa truyền thống hay cuộc trò chuyện thân mật. Có một phong cách thông tục được sử dụng trong cuộc trò chuyện thông thường được đánh dấu bằng các câu ngắn và lược văn xuất hiện thường xuyên.

Hệ thống số đếm Tiếng Chơ Ro

Số Phát âm Số Phát âm Số Phát âm Số Phát âm
1 muoːi / du 11 maːt muoːi 21 val ɟaːt muoːi 40 puoːn ɟaːt
2 val 12 maːt val 22 val ɟaːt val 50 prăm ɟaːt
3 pe 13 maːt pe 23 val ɟaːt pe 60 prau ɟaːt
4 puoːn 14 maːt puoːn 24 val ɟaːt puoːn 70 pŏh ɟaːt
5 prăm 15 maːt prăm 25 val ɟaːt prăm 80 pʰam ɟaːt
6 prau 16 maːt prau 26 val ɟaːt prau 90 suˀn ɟaːt
7 pŏh / paːh 17 maːt pŏh 27 val ɟaːt pŏh 100 du rajĕŋ
8 pʰam 18 maːt pʰam 28 val ɟaːt pʰam 200 val rajĕŋ
9 suˀn 19 maːt suˀn 29 val ɟaːt suˀn 1000 du ravu < Chamic
10 maːt 20 val ɟaːt 30 pe ɟaːt 2000 val ravu

Hệ thống số đếm Tiếng Chơ Ro là một ví dụ về sự khác biệt trong ngôn ngữ Chơ Ro so với các ngôn ngữ khác, mặc dù có một chút ảnh hưởng của nhóm ngôn ngữ Chăm, Môn-Khmer cũng như các ngôn ngữ khác. Nó vẫn là hệ thống đánh số duy nhất và có những cái riêng của nó.

Tham khảo

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Phân loại Tiếng Chơ RoLịch sử Tiếng Chơ RoPhân bố Tiếng Chơ RoCác phương ngữ Tiếng Chơ RoTừ vựng Tiếng Chơ RoHệ thống chữ viết[4] Tiếng Chơ RoHệ thống số đếm Tiếng Chơ RoTiếng Chơ RoNgười Chơ RoTà MunViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhThế vận hội Mùa hè 2024FC Bayern MünchenMiduQuốc hội Việt Nam khóa VIIranChân Hoàn truyệnQuân đội nhân dân Việt NamĐà NẵngBiến đổi khí hậuNgân HàGCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamDark webNhã nhạc cung đình HuếQuảng NinhSerie ANgân hàng Nhà nước Việt NamDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiKhang HiBậc dinh dưỡngHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁĐặng Thùy TrâmInternetFansipanCông an thành phố Hải PhòngMông CổTrần Tuấn AnhNhà Hậu LêBà Rịa – Vũng TàuHoàng Văn HoanTrần PhúQuần thể di tích Cố đô HuếMèoHai Bà TrưngHồ Hoàn KiếmTrường Đại học Kinh tế Quốc dânIsraelViệt NamCực quangTrung QuốcTết Nguyên ĐánPhạm Minh ChínhRunning Man (chương trình truyền hình)Gia Cát LượngCảm tình viên (phim truyền hình)NVIDIANgười Hoa (Việt Nam)Cầu Châu ĐốcHệ sinh tháiChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Đêm đầy saoBang Si-hyukMarie CurieCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoTitanic (phim 1997)José MourinhoLão HạcMặt trận Tổ quốc Việt NamTrần Đức ThắngGiải vô địch bóng đá thế giớiVườn quốc gia Cúc PhươngCác vị trí trong bóng đáBảo Anh (ca sĩ)Mắt biếc (phim)Giải vô địch bóng đá châu ÂuHải DươngRobloxFPhạm Quý NgọNam CaoỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTắt đènChiến cục Đông Xuân 1953–1954Vũ Hồng VănBộ đội Biên phòng Việt NamChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamMã MorseNepal🡆 More