Nam Định Đền Trần

Đền Trần (陳廟 - Trần Miếu) là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần.

Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.

Đền Trần
Di tích quốc gia đặc biệt
Nam Định Đền Trần
Cổng chính quần thể đền Trần
Thờ phụng
Hoàng thất nhà Trần
Thông tin đền
Địa chỉViệt Nam phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam ĐịnhViệt Nam
Tọa độ20°27′25″B 106°10′02″Đ / 20,456854°B 106,167306°Đ / 20.456854; 106.167306
Thành lập1695
Lễ hội Nam Định Đền Trần15 - 20 tháng 8 âm lịch
Di tích quốc gia đặc biệt
Đền Trần và Chùa Phổ Minh
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóakiến trúc nghệ thuật
Ngày công nhận27 tháng 9 năm 2012
Quyết định1419/QĐ-TTg

Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn (正南門 - cổng chính phía nam) và Trần Miếu (陳廟 - Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.

Cả ba đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Đền Thiên Trường Nam Định Đền Trần

Đền Thiên Trường Nam Định Đền Trần được xây trên nền Thái miếucung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các Thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm.

Đền Thiên Trường Nam Định Đền Trần hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.

Nam Định Đền Trần 
Bệ thờ Công đồng Hoàng đế tại Tiền đường.

Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13 mét. Có 12 cột cái cùng 12 cột quân, tất cả đều được đặt trên chân tảng bằng đá hình cánh sen có từ thời Trần là chân cột cung Trùng Quang cũ. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần

Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế.

Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính thất ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải.

Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, và ban thờ riêng cho các quan võ.

Đền Cố Trạch Nam Định Đền Trần

Nam Định Đền Trần 
Cổng đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch Nam Định Đền Trần nằm phía Đông của đền Thiên Trường. Nhìn từ sân, là bên phải đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch Nam Định Đền Trần được xây vào năm 1894. Theo bia "Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi ký", thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương). Do đó khi xây đền này vào năm 1894 khánh thành vào năm 1895, đền được đặt tên là Cố Trạch Từ (đền nhà cũ). Đền Hạ là tên thường gọi.

Đền Cố Trạch Nam Định Đền Trần đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ LãoNguyễn Chế Nghĩa.

Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ.

Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần.

Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.

Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.

Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).

Đền Trùng Hoa Nam Định Đền Trần

Nam Định Đền Trần 
Đền Trùng Hoa Nam Định Đền Trần trong quần thể Đền Trần

Đền Trùng Hoa Nam Định Đền Trần mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí của chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị Thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần được đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

Lễ hội Nam Định Đền Trần

Lễ hội Nam Định Đền Trần Đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.

Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn. "Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Nam Định Đền Trần Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình hai con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương." "Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc.

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Đền Thiên Trường Nam Định Đền TrầnĐền Cố Trạch Nam Định Đền TrầnĐền Trùng Hoa Nam Định Đền TrầnLễ hội Nam Định Đền TrầnNam Định Đền TrầnLộc VượngNam Định (thành phố)Nhà MinhNhà TrầnQuốc lộ 10Thái miếu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Kinh thành HuếPhởPhilippe TroussierSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhCarles PuigdemontĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhTrà VinhTrần Thủ ĐộBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Ma Kết (chiêm tinh)Chữ Quốc ngữSố chính phươngBố già (phim 2021)Nhà ThanhTây NinhQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamJennifer PanTứ bất tửNgười một nhàDuyên hải Nam Trung BộPhú YênTour de FranceOne PieceGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Nhà LýMười hai vị thần trên đỉnh OlympusTranh của Adolf HitlerKiên GiangĐài Truyền hình Việt NamChính phủ Việt NamHuếVườn quốc gia Cát TiênHàn QuốcHoa KỳAC MilanNinh BìnhViệt NamThánh địa Mỹ SơnKhởi nghĩa Hai Bà TrưngTháp EiffelLý Chiêu HoàngFC Bayern MünchenKhuất Văn KhangDấu chấmTài xỉuUEFA Europa LeaguePhilippinesViêm da cơ địaMona LisaĐại học Quốc gia Hà NộiĐông Nam BộLiên bang Đông DươngChiến dịch Tây NguyênĐồng (đơn vị tiền tệ)Thiếu nữ bên hoa huệỦy ban Đoàn kết Công giáo Việt NamVũ Đức ĐamQuảng BìnhQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamVũ Hồng VănCho tôi xin một vé đi tuổi thơ12BETDeclan RiceKinh Dương vươngĐinh La ThăngBlue LockMưa sao băngBảo toàn năng lượngLiverpool F.C.Lê Quý ĐônNguyễn Thị BìnhĐất rừng phương NamNho giáoBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNguyễn Hà PhanDương Văn MinhViệt Nam Dân chủ Cộng hòa🡆 More