Đại Học Địa Chất Trung Quốc

Trường Đại học Địa chất Trung Quốc (tiếng Hoa Tiếng Trung: 中国地质大学; hay 地大; pinyin: Zhōngguó Dìzhì Dàxué) là trường đại học trọng điểm quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc đồng thời cũng là một trong số dự án công trình 211 trọng điểm đầu tư xây dựng của chiến lược phát triển giáo dục Trung Quốc.

Trường gồm hai cơ sở, một ở Hải Điến, Bắc Kinh, và một ở Vũ Hán thủ phủ tỉnh Hồ Bắc.

Trường được chú trọng đầu tư các ngành học ưu thế của bộ giáo dục, được quốc gia phê chuẩn thành lập học viện nghiên cứu sinh, có ngành địa chất học tài nguyên địa chất và địa chất công trình là các ngành học trọng điểm cấp 1 quốc gia. Hiện đang phát triển là trường đại học đa ngành đa lĩnh vực tiêu biểu như các ngành công nghệ, công trình, văn học, quản lý, kinh tế, pháp luật, giáo dục, triết học…

Lịch sử Đại Học Địa Chất Trung Quốc

Trường đại học địa chất Trung Quốc được thành lập năm 1952 tiền thân là Học viện địa chất Bắc Kinh do đại học Bắc Kinh, đại học Thanh Hoa, đại học Thiên tân, học viện đường sắt Đường Sơn kết hợp lại mà thành. Năm 1960 được quốc gia quyết định là trường trọng điểm toàn quốc, năm 1970 di dời khỏi Bắc Kinh, 1975 trường được chuyển về Vũ Hán, năm 1978 học viện địa chất Vũ Hán thành lập phòng nghiên cứu sinh Bắc Kinh trên cơ sở và địa điểm cũ tại Bắc Kinh. Năm 1987 bộ giáo dục quốc gia phê chuẩn đổi tên là Đại học địa chất Trung Quốc (Vũ Hán) và Đại học địa chất Trung Quốc (Bắc Kinh), trường được mở tại hai nơi. Tháng 2 năm 2000 trường do Bộ Giáo dục và Bộ Tài nguyên lãnh thổ quốc gia đồng quản lý. Tháng 10 năm 2006, Bộ Giáo dục và Bộ Tài nguyên lãnh thổ quốc gia ký hiệp ước cùng xây dựng trường Đại học Địa chất Trung Quốc

Vị trí địa lý Đại Học Địa Chất Trung Quốc

Cơ sở tại Vũ Hán, nằm ngay cạnh Đông Hồ, trông xa phía Nam là ngọn núi xanh biếc, tiếp giáp với khu công nghệ cao quốc gia "Quang Củ"có khu du lịch cấp 4A quốc gia. Là trường đại học duy nhất tỉnh Hồ Bắc giành được danh hiệu "đơn vị văn minh toàn quốc" tổng diện tích trường vào khoảng 1,140,430 m², diện tích xây dựng 755,634 m², diện tích phòng học là 258956 m², diện tích ký túc xá cho sinh viên là 252886 m², đường hầm dài 380 m nối liền hai khu Tây và Bắc của trường

Nguồn nhân lực Đại Học Địa Chất Trung Quốc

Những năm gần đây dựa vào sự điều chỉnh chiến lược cơ cấu kinh tế quốc gia và những nhu cầu bức thiết về nhân lực cao trong thị trường kinh tế, nhà trường đã kịp thời thích ứng với trào lưu đó kiên trì và thành lập thêm những ngành học đặc sắc, hoàn thiện các khoa ngành học, nâng cao chất lượng dạy học

Nhà trường coi trọng việc nghiên cứu và đào tạo, có đội ngũ giảng dạy xuất sắc hùng hậu có tới 3050 giáo viên viên chức, 1510 người là giáo viên chuyên trách, có 9 viện sĩ viện khoa học Trung Quốc, có 173 giáo viên hướng dẫn tiến sĩ, 350 giáo sư,395 phó giáo sư, 4viện sĩ viện khoa học tự nhiên Liên bang Nga, 2 viện sĩ viện công trình Liên bang Nga Đại học địa chất Trung Quốc (Vũ Hán) là một hệ thống đào tạo nhân tài hoàn chỉnh từ bậc đại học, NCS Thạc sĩ, NCS Tiến sĩ. hiện tổng số sinh viên toàn trường có 45000 sinh viên, trong đó bậc đại học có 38000 sinh viên, NCS Thạc sĩ có 4000 người, NCS học vị chuyên nghiệp là 2000 người, NCS Tiến sĩ có700 người, Lưu học Sinh Quốc tế có 300 người.

Các đơn vị trực thuộc Đại Học Địa Chất Trung Quốc

  • Viện nghiên cứu sinh
  • Học viện khoa học địa cầu
  • Học viện tài nguyên
  • Học viện công trình hóa học và khoa học tài liệu
  • Học viện công trình
  • Học viện tin tức không gian và vật lý địa cầu
  • Học viện công trình điện tử và cơ khí
  • Học viện quản lý
  • Học viện ngoại ngữ
  • Học viện kinh tế
  • Học viên công trình tin tức
  • Học viện toán và vật lý
  • Học viện châu báu
  • Học viện Hải dương
  • Học viện tin học
  • Học viện chính trị và pháp luật
  • Học viện môi trường
  • Học viện hệ thống giáo dục
  • Học viện giáo dục Thanh niên
  • Học viện giáo dục quốc tế
  • Bộ môn tư tưởng
  • Bộ môn thể chất
  • Học viện Truyền thông và Nghệ thuật

Tham khảo

Tags:

Lịch sử Đại Học Địa Chất Trung QuốcVị trí địa lý Đại Học Địa Chất Trung QuốcNguồn nhân lực Đại Học Địa Chất Trung QuốcCác đơn vị trực thuộc Đại Học Địa Chất Trung QuốcĐại Học Địa Chất Trung QuốcBính âmBắc KinhBộ Giáo dục Cộng hòa Nhân dân Trung HoaHải ĐiếnTiếng Hoa giản thểTỉnh Hồ BắcVũ Hán

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamPhan Bội ChâuDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)DoraemonTrái ĐấtElizabeth IIHà NộiChiến tranh Hoa Kỳ – MéxicoKung Fu PandaSúng trường tự động KalashnikovĐèo Hải VânDanh sách Chủ tịch nước Việt NamĐộ (nhiệt độ)Thanh gươm diệt quỷĐộ RichterIsraelChữ Quốc ngữSự kiện Tết Mậu ThânFernando TorresVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngAi CậpMinh MạngLiếm dương vậtLịch sửNhà HánThành Cát Tư HãnLịch sử Việt NamAdolf HitlerQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamViệt Anh (nghệ sĩ)Văn họcTrung du và miền núi phía BắcTrương Thị MaiGiải bóng rổ Nhà nghề MỹKim Soo-hyunMặt trận Tổ quốc Việt NamĐại ViệtTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)EUng ChínhCá voi sát thủLiên XôChữ NômQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamBà Rịa – Vũng TàuChiến tranh Việt NamTF EntertainmentSông HồngTô LâmCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamNguyễn TuânKinh tế Nhật BảnVladimir Vladimirovich PutinFrieren – Pháp sư tiễn tángChiến tranh thế giới thứ haiNguyễn Hòa BìnhNew ZealandVõ Nguyên GiápChâu PhiVũ khí hạt nhânChuyển động của Trái Đất quanh Mặt TrờiDầu mỏPTử thần sống mãiHồi giáoCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuLưu BịLong diên hươngThái BìnhKim ĐồngCửa khẩu Mộc BàiVũng TàuĐồng (đơn vị tiền tệ)Thượng HảiCôn ĐảoBlackpinkThủ ĐứcHiếp dâm🡆 More