Lễ Cúng Ông Táo

Hàng năm, theo quan niệm của người Việt thì đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng.

Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.

Nguồn gốc Lễ Cúng Ông Táo

Lễ Cúng Ông Táo 
Táo quân Việt Nam, hình vẽ thế kỷ 19

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông - một bà, là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

Ý nghĩa Lễ Cúng Ông Táo

Ông Táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao... thả. Bởi ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Lễ vật Lễ Cúng Ông Táo

Lễ vật Lễ Cúng Ông Táo cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Để đơn giản, có khi người Việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Lễ Cúng Ông Táo 
Mũ ông Công - ông Táo gồm ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà)

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.

Ngoài ra, người việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.

Phong tục thờ cúng Lễ Cúng Ông Táo

Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Nguồn gốc Lễ Cúng Ông TáoÝ nghĩa Lễ Cúng Ông TáoLễ vật Lễ Cúng Ông TáoPhong tục thờ cúng Lễ Cúng Ông TáoLễ Cúng Ông Táo23 tháng 12Cá chépGiao thừaNgọc HoàngTáo Quân

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tranh chấp chủ quyền Biển ĐôngCleopatra VIILương CườngĐen (rapper)Tết Nguyên ĐánPhim khiêu dâmNông Đức MạnhThích Quảng ĐứcBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHoàng Tuần TàiVăn Miếu – Quốc Tử GiámNguyễn Văn TrỗiKim ĐồngMạch nối tiếp và song songNam CaoChiến tranh thế giới thứ haiTrung ĐôngThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamKhông gia đìnhĐất rừng phương Nam (phim)Nami (One Piece)Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Nữ hoàng nước mắtKim Bình Mai (phim 2008)Trung QuốcMonkey D. LuffyPhởTranh Đông HồNguyễn Minh Châu (nhà văn)Lý Chiêu HoàngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Mắt biếc (phim)Google MapsNguyễn Bỉnh KhiêmLương Thế VinhRừng mưa AmazonCác ngày lễ ở Việt NamTriệu Lộ TưTưởng Giới ThạchCách mạng Tháng TámThành nhà HồChiến dịch Tây NguyênỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamCúp bóng đá châu Á 2023Lê Đức AnhĐạo giáoPhượng vĩThomas EdisonHuếNhà Tây SơnTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamQuần đảo Cát BàTố HữuShopeeTài nguyên thiên nhiênSeventeen (nhóm nhạc)MalaysiaQuần đảo Hoàng SaNhã Nam (công ty)Đồng bằng sông Cửu LongDark webHưng YênĐộng đấtCầu lôngTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCKhởi nghĩa Hai Bà TrưngKinh Dương vươngChính phủ Việt NamTiếng Trung QuốcGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Chữ HánCan ChiDanh sách địa danh trong One PieceMai HoàngIndonesiaXabi AlonsoVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)🡆 More