Xuân Hồng

Xuân Hồng (12 tháng 12 năm 1928 - 14 tháng 5 năm 1996) là một nhạc sĩ nhạc đỏ.

Ông nổi tiếng với những nhạc phẩm Bài ca may áo, Xuân chiến khu, Tiếng chày trên sóc Bom Bo, Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh, Mùa xuân bên cửa sổ,... Ông là nguyên Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh.

Xuân Hồng
Xuân Hồng
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Hồng Xuân
Ngày sinh
(1928-12-12)12 tháng 12, 1928
Nơi sinh
Châu Thành, Tây Ninh
Mất
Ngày mất
14 tháng 5, 1996(1996-05-14) (67 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
Giới tínhnam
Quốc tịchXuân Hồng Việt Nam
Đảng pháiXuân Hồng Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Ba
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhì
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhì
Huy hiệu 40 năm tuổi đảng
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2014)
Sự nghiệp âm nhạc
Năm hoạt động1949 – 1996
Đào tạoTrường Âm nhạc Việt Nam
Dòng nhạcNhạc đỏ
Thành viên của
Ca khúcXuân chiến khu
Tiếng chày trên sóc Bom Bo
Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh
Mùa xuân bên cửa sổ
Giải thưởng Xuân Hồng
Giải thưởng Xuân Hồng Hồ Chí Minh 2000
Văn học - Nghệ thuật

Tiểu sử và sự nghiệp Xuân Hồng

Nhạc sĩ Xuân Hồng tên thật Nguyễn Hồng Xuân, sinh năm 1928 tại Châu Thành, Tây Ninh. Ông sinh ra trong gia đình nông dân yêu thích nhạc tài tử do đó ông học nhạc từ rất sớm.

Xuân Hồng tham gia cách mạng từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiệm vụ giao liên. Ngoài làm nhiệm vụ, ông bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ ở chiến trường. Năm 1949, ông bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tiên. Năm 1954, ông được phân công hoạt động bí mật ở miền Nam. Năm 1960, ông tham gia Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và làm chính trị viên đơn bị C.40. Thời điểm này ông có được nhiều sáng tác trong đó kể đến là ca khúc Bài ca may áo.

Năm 1963, ông được giao nhiệm vụ thành lập đoàn văn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Từ đây, những nhạc phẩm nổi tiếng của ông ra đời như Xuân chiến khu (1963), Chiếc khăn tay (1964), Hành quân đêm (viết với Trí Thanh - 1965) và Tiếng chày trên sóc Bom Bo (1966). Năm 1967, ông làm trưởng đoàn ca múa Quân giải phóng rồi sau đó được cử đi học sáng tác tại Trường âm nhạc Việt Nam. Năm 1973, ông trở về chiến trường và giữ các chức đoàn trưởng đoàn văn công rồi Trưởng ban văn nghệ Cục chính trị của Quân giải phóng.

Sau 1975, đất nước thống nhất, ông giữ chức Trưởng phòng Nghệ thuật sân khấu Sở Văn hóa, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Ông viết nhạc phẩm Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1975. Sau đó, ông đã trải qua nhiều chức vụ như Tổng Thư ký Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa III, Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa IV. Những ca khúc tiếp theo đó của ông như Mùa xuân bên cửa sổ, Cây đàn ghi ta của đại đội ba, Người Mẹ của tôi,... vẫn được công chúng đón nhận và yêu thích.

Xuân Hồng là nhạc sĩ có nhiều sáng tác hay về mùa xuân. Những sáng tác của ông đa phần đều mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, dễ nghe và dễ đi vào lòng người. Ngoài những sáng tác kể trên, ông còn có những sáng tác khác cũng nói về mùa xuân như Gương mặt mùa xuân, Bức ảnh mùa xuân, Thành phố vườn hoa bốn mùa, Nắng Sài Gòn,...

Nhạc sĩ Xuân Hồng mất vào 14 tháng 5 năm 1996. Trước khi mất, trong 4 tháng đầu của năm 1996, ông đã hoàn thành 7 ca khúc cuối cùng: Gương mặt mùa xuân, Đà Lạt cuối thu (thơ P.N. Thường Đoan), Biết nói cùng ai (thơ Hồ Thụy Mỹ Hạnh), Khi người lính trở về (thơ Trần Văn Trà), Người đẹp phố tôi (thơ Vân An), Hồn hoa (thơ Lê Minh Quốc) và Đứng giữa đồng không (thơ Vũ Hữu Định).

Xuân Hồng là cha chồng của nữ ca sĩ Ngọc Ánh (ca sĩ nữ nổi tiếng vào thập niên 1980)

Giải thưởng Xuân Hồng

Nhạc sĩ Xuân Hồng đã nhận được các giải thưởng:

Tác phẩm Xuân Hồng

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Tiểu sử và sự nghiệp Xuân HồngGiải thưởng Xuân HồngTác phẩm Xuân HồngXuân Hồng12 tháng 1214 tháng 519281996Hội Nhạc sĩ Việt NamMùa xuân trên Thành phố Hồ Chí MinhNhạc đỏ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁSố nguyên tốAn Dương VươngLưu huỳnh dioxideChelsea F.C.Bài Tiến lênĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamThất sơn tâm linhGia LongNguyễn Thị Ánh ViênĐộng lượngChung kết UEFA Champions League 2024Kaijuu 8-gouLionel MessiVụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận AnLê Thánh TôngĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Thái LanTào TháoChóBà Rịa – Vũng TàuPhạm TháiThụy SĩNhật BảnThuốc thử TollensTrần Quốc ToảnHồ Hoàn KiếmĐà NẵngGiai cấp công nhânChiến tranh Đông DươngVõ Thị Ánh XuânDanh sách biện pháp tu từSinh sản hữu tínhTố HữuChuyện người con gái Nam XươngSteve JobsYNguyễn Cao KỳTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngNgân hàng Nhà nước Việt NamBình DươngNgày Thống nhấtTô LâmNelson MandelaNgười Buôn GióXuân QuỳnhNgô Xuân LịchLưu BịFC Bayern MünchenĐộ MixiPhú ThọDanh sách ngân hàng tại Việt NamUng ChínhMê KôngTriết họcTài nguyên thiên nhiênNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamLe SserafimHoa KỳPhù NamThủ dâmVõ Tắc ThiênAn Nam tứ đại khíQuân đội nhân dân Việt NamThủy triềuLê Minh KháiDanh sách trại giam ở Việt NamHồi giáoCao BằngMặt TrờiChiến tranh Pháp – Đại NamĐông Nam BộPhố cổ Hội AnHai Bà TrưngĐại dịch COVID-19Căn bậc haiThư KỳQuốc hội Việt NamCàn LongCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam🡆 More