sách Hướng Dẫn/Chú Thích Nguồn Gốc

Nếu bạn thêm thông tin vào bài viết, hãy chắc chắn rằng bạn đã bao gồm nguồn mà bạn dùng để tham khảo, bởi vì các thông tin không nguồn tham khảo có thể sẽ bị loại bỏ.

Lời nói đầu Sửa đổi Định dạng Liên kết Chú thích Trang thảo luận Điều cần nhớ Đăng ký Tổng kết  

Sử dụng chú dẫn trong các câu văn là cách tốt nhất để những biên tập viên và độc giả khác có thể chứng thực được thông tin bạn vừa thêm vào. Ngoài ra, hãy bảo đảm rằng tất cả những nguồn mà bạn chú dẫn đều có thể tin cậy được.

Cước chú sách Hướng Dẫn/Chú Thích Nguồn Gốc

Cách đơn giản nhất để tạo một chú dẫn trong hàng là dùng cước chú. Bạn có thể tạo cước chú bằng các mã wiki, hãy thêm thẻ ref kẹp giữa nguồn gốc thông tin của bạn, như thế này:

    Dẫn nguồn cho thông tin của bạn

Một cách khác, bạn có thể ấn vào biểu tượng Chú thích tham khảo trên thành công cụ sửa đổi và điền nội dung chú dẫn vào khung, phần mềm sẽ tự động chèn mã thích hợp cho bạn.

Nếu bạn đang thêm cước chú đầu tiên trong một bài viết, cần nhớ rằng bao giờ cũng phải thêm một mã nữa để phần mềm Wikipedia hiện những cước chú của bạn ra. Mã đó viết như sau:

    {{Tham khảo}} hoặc .

Mã trên luôn được dùng bên dưới một đề mục của bài viết là ==Tham khảo== (hay đôi khi là ==Chú thích==). Nếu mục đó chưa tồn tại, bạn cần phải thêm nó vào bài (cả mã đề mục và mã {{Tham khảo}} hoặc đã nói ở trên). Hãy đặt đề mục mới này nằm gần cuối bài viết, bên trên đề mục "Liên kết ngoài" (nếu mục này đã tồn tại).

Khi bạn đã lưu các sửa đổi, thẻ ref sẽ chuyển các chú dẫn nguồn gốc của bạn thành một cước chú tham khảo (giống thế này[1]), còn nội dung của chú dẫn đó xuất hiện trong mục Tham khảo hay Chú thích ở cuối bài viết.

Nếu cước chú của bạn (đang kẹp giữa hai thẻ ref) là đường dẫn đến một trang web bên ngoài, hãy đặt địa chỉ trang (URL) vào trong cặp dấu ngoặc vuông đơn cùng với một câu văn (chú ý cần tạo khoảng trắng giữa câu văn đó với url), người đọc sẽ nhìn thấy liên kết này. Ví dụ:

    [http://tuoitre.vn/bài_báo/ Bài báo trong Tuổi trẻ online]

Mặc dù không bắt buộc, cực kỳ khuyến nghị rằng bạn cung cấp nhiều thông tin hơn cho cước chú đó. Đây được xem là một cước chú hoàn chỉnh:

    Tên tác giả bài báo, [http://tuoitre.vn/bài_báo/ "Tên bài báo"], ''Tuổi trẻ online'', ngày tháng năm công bố bài báo

Đặc biệt không nên chỉ dùng một liên kết trần đối với các nguồn tham khảo là liên kết ngoài. Làm vậy liên kết ngoài đó sẽ hiện toàn bộ url ra chứ không hiện câu văn thay thế, (ví dụ: viết http://tuoitre.vn/bài_báo/ là sai), và có thể dẫn đến tình trạng liên kết ngoài đó bị chết.

Mặc dù việc trích dẫn đến những trang web bên ngoài là kiểu tạo chú thích nguồn gốc phổ biến nhất, nhưng Wikipedia không ưu tiên cho những nguồn trực tuyến như thế này. Nếu nguồn bạn tham khảo là từ sách, tạp chí, báo giấy, tài liệu hay các loại nguồn khác, bạn có thể đặt thông tin nhận diện nguồn đó vào giữa hai thẻ ref.

Để có thể quan sát rõ ràng hơn, xem hướng dẫn dưới đây (nhấn Hiện ở bên phải khung hoặc chỉ đơn giản là ấn vào khung).

Hướng dẫn trực quan thêm chú thích nguồn gốc
Định dạng nguồn tham khảo sử dụng chú dẫn trong hàng
chú dẫn trong hàng; những gì bạn gõ vào khi đang sửa
Kết quả khi đã lưu trang
Hai chú dẫn khác nhau.Văn bản chú dẫn.Văn bản chú dẫn2.


NhiềuVăn bản chú dẫn3.chú dẫn cùng dùng.


==Tham khảo==

{{Tham khảo}}

Hai chú dẫn khác nhau.



Nhiều chú dẫn cùng dùng.




Tham khảo_________________

Các bản mẫu thường dùng giữa hai thẻ để định dạng chú thích

{{Chú thích}} • {{Chú thích web}} • {{Chú thích sách}} • {{Chú thích báo}} • {{Chú thích tạp chí}} • Bản mẫu khác

Xin xem Wikipedia:Chú thích nguồn gốc để được hướng dẫn thêm về cước chú. Ngoài ra, có những bản mẫu có thể trợ giúp bạn trong việc định dạng chú thích; xem danh sách và nhấp chuột vào từng bản mẫu để đọc cách sử dụng.

Khi đã quen với những cú pháp trên, bạn có thể dùng một công cụ đắc lực để dùng các bản mẫu chú thích một cách dễ dàng. Hãy sửa chỗ thử và dò trên thành công cụ sửa đổi, có cụm từ "Thêm chú thích", ấn vào đó và chọn loại bản mẫu trong trình đơn thả xuống, khi đó một hộp thoại chèn chú thích sẽ hiện ra và bạn chỉ việc điền các thông số phù hợp. Bạn có thể xem một video hướng dẫn (bằng giao diện tiếng Anh) về cách sử dụng công cụ này.

Nhắc lại điều quan trọng: Dù cho sử dụng công cụ nào, để hiện ra những chú dẫn giữa hai thẻ ref, bạn phải thêm mã giúp nó hiện ra ở cuối trang, xin đọc lại nội dung trên nếu bạn đã quên.

Mục liên kết ngoài sách Hướng Dẫn/Chú Thích Nguồn Gốc

Nhiều bài viết Wikipedia có một mục riêng biệt gọi là Liên kết ngoài. Phần này dùng để liệt kê các trang web chứa thông tin bổ sung có giá trị và đáng tin cậy cho bài viết. Các liên kết ngoài phù hợp cho phần này nhìn chung rất ít và phải thật sự có liên quan chặt chẽ với nội dung bài viết; xem hướng dẫn chi tiết trong Wikipedia:Liên kết ngoài. Nếu một bài viết đã có nhiều hơn cái gọi là "nhìn chung rất ít" các liên kết trong mục Liên kết ngoài, và bạn đã là một biên tập viên có kinh nghiệm, có lẽ bạn cần chọn lọc và loại bỏ bớt một số liên kết ngoài không cần thiết. Và khi bạn muốn thêm một liên kết ngoài mới trong khi bài đã có khá nhiều liên kết ngoài, bạn nên đề nghị nó trong trang Thảo luận trước khi thêm.

Để thêm một liên kết ngoài, chỉ cần gõ url liên kết + một khoảng trắng + câu văn thay thế, toàn bộ nằm bên trong hai dấu ngoặc vuông đơn tương tự như hướng dẫn thêm cước chú bên trên. Nhớ đặt một dấu hoa thị đằng trước để hiển thị dưới dạng danh sách (sẽ được học ở bài kế tiếp). Ví dụ:

    *[http://www.example.com/ Website chính thức]

sẽ hiển thị thế này:

Có một cách để tạo liên kết ngoài dễ dàng khác là tiếp tục dùng biểu tượng Liên kết trên thanh công cụ sửa đổi, chọn ô "Ra trang web bên ngoài" ở cuối bảng, điền "Tựa trang" và "Văn bản liên kết" với hướng dẫn như trên.

Để biết thêm thông tin, xem Wiki: Liên kết ngoài
Thực hành những gì đã học ở chỗ thử
Tiếp tục đọc sách hướng dẫn: Dùng các trang thảo luận


Tags:

Cước chú sách Hướng Dẫn/Chú Thích Nguồn GốcMục liên kết ngoài sách Hướng Dẫn/Chú Thích Nguồn Gốcsách Hướng Dẫn/Chú Thích Nguồn Gốc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lê Quý ĐônNgày Thống nhấtThái LanCleopatra VIIDragon Ball – 7 viên ngọc rồngLiếm âm hộSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Trần Nhân TôngKim Bình MaiHọ người Việt NamVịnh Hạ LongTriệu Lệ DĩnhChelsea F.C.Vụ tự thiêu của Aaron BushnellAldehydeKinh thành HuếGiải vô địch bóng đá châu ÂuNguyễn Cao KỳTrường Đại học Trần Quốc TuấnQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamVườn quốc gia Cúc PhươngTài nguyên thiên nhiênPhong trào Đồng khởiLê Minh KhuêĐặng Thùy TrâmCăn bậc haiÚcThegioididong.comHương TràmUEFA Europa LeagueNguyễn Quang SángPhan Văn GiangChủ nghĩa khắc kỷẤn ĐộĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhCách mạng Công nghiệpLạc Long QuânThanh HóaMười hai con giápTô HoàiDanh sách địa danh trong One PieceNgô Sĩ LiênSaigon PhantomNguyễn Sinh HùngVladimir Vladimirovich PutinCampuchiaPhạm Phương Thảo (ca sĩ)Võ Thị SáuLịch sử Chăm PaTrần Sỹ ThanhCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Trương Tấn SangOne PieceNick VujicicDấu chấm phẩyQuốc kỳ Việt NamQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamKinh Dương vươngLưới thức ănQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamLiếm dương vậtNam ĐịnhPhạm Băng BăngTừ Hi Thái hậuNguyễn Văn ThiệuGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Nguyễn Thị Kim NgânNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamChiến tranh Đông DươngThành VaticanKhông gia đìnhHang Sơn ĐoòngHội AnĐông Nam BộVòm SắtChủ nghĩa cộng sảnThích Quảng Đức🡆 More