khi Nào Cần Chú Thích Nguồn Gốc

Tiêu chuẩn bài viết chọn lọc đòi hỏi các thông tin trong bài viết phải được cung cấp dẫn chứng bằng các chú thích nguồn gốc một cách thích hợp.

Quy định về thông tin kiểm chứng được của Wikipedia yêu cầu rằng các trích dẫn (trực tiếp cũng như gián tiếp) và các nội dung gây tranh cãi hoặc dễ bị nghi ngờ phải được dẫn nguồn bằng chú thích trong hàng. Khi sao chép hoặc diễn đạt sát sao tư liệu từ nguồn, người soạn cần ghi nhận nguồn ngay trong câu văn. Bạn có thể làm rõ các nguồn tham khảo bằng cách:

    • Chú thích trong hàng: Dẫn nguồn bằng chú thích trong hàng ngay sau cụm từ, câu, hoặc đoạn văn.
    • Ghi nhận: Đề tên nguồn ngay trong câu văn khi bạn sao chép hay diễn đạt sát sao câu chữ lấy từ nguồn.
    • Minh bạch khi Nào Cần Chú Thích Nguồn Gốc: Đảm bảo sự minh bạch giữa nguồn–nội dung trong bài bằng cách trỏ nguồn vào đúng thông tin được lấy từ nguồn đó.

Khi nào thì cần nguồn khi Nào Cần Chú Thích Nguồn Gốc

Dữ kiện nào bị thành viên khác đặt nghi vấn thì cần phải được dẫn nguồn để kiểm chứng, không thì có thể bị xóa. Thông tin nào có khả năng khơi dậy một nghi vấn hợp lý thì nên được chú thích nguồn để tránh xảy ra tranh chấp cũng như hỗ trợ người đọc (xem Wiki: Thông tin kiểm chứng được). Thực tế thì điều này có nghĩa là hầu hết các thông tin đều cần được chú thích nguồn gốc bằng chú thích trong hàng. Nếu tồn tại nhiều nguồn tham khảo khả dĩ cho cùng một tuyên bố, nên sử dụng các nguồn mạnh nhất, đáng tin cậy nhất.

  • Trích dẫn: Hãy chú thích trong hàng khi trích thông tin từ tài liệu đã xuất bản, dù có nằm trong ngoặc kép hay không, thoại trực tiếp hay gián tiếp. Ở cuối bài, phần chú thích nguồn nên nằm sau phần trích dẫn. Ngoài ra, cũng có thể ghi nhận nguồn ngay trong câu văn.
  • Diễn đạt sát sao: Hãy chú thích trong hàng khi diễn đạt lại sát sao các từ ngữ của nguồn. Ghi nhận nguồn ngay trong câu văn cũng là một sự lựa chọn thích hợp, đặc biệt là những tuyên bố đã được xuất bản của ai đó nhằm mô tả quan điểm hoặc ý kiến của họ.
  • Thông tin gây tranh cãi về nhân vật còn sống: Phải đặc biệt cẩn trọng khi thêm dữ kiện tiểu sử về người đang sống vào bất kỳ trang Wikipedia nào. Kiểu nội dung này cần phải được xử lý tinh tế; đừng để trong bài thông tin không có nguồn gốc mà có thể gây thiệt hại cho danh tiếng của người đang sống hoặc tổ chức đang hoạt động.
  • Khẳng định đặc biệt: Tại Wikipedia, khẳng định đặc biệt cần phải được củng cố bởi nguồn mạnh, tức là nguồn đáng tin cậy ở mức độ cao (xem WP:DACBIET):
    • Các khẳng định đáng ngạc nhiên hoặc quan trọng nhưng không được các nguồn chính thống nói đến
    • Tin tức rằng ai khẳng định điều gì mà không phù hợp với tính cách của họ, hoặc đáng xấu hổ, gây tranh cãi hoặc đi ngược lại lợi ích mà họ từng bảo vệ
    • Khẳng định mâu thuẫn với quan điểm phổ biến trong cộng đồng của chủ đề đó hoặc có thể làm thay đổi đáng kể các quan niệm chính thống, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học, y học, lịch sử, chính trị và tiểu sử người đang sống. Và điều này đặc biệt đúng khi người đề xuất nghĩ rằng ở đây có âm mưu nhằm bịt miệng họ.
  • Khác: Quan điểm, dữ liệu, số liệu thống kê, và tuyên bố dựa trên công trình khoa học của một người nào đó thì nên được ghi nguồn và đề tên tác giả ngay trong câu văn.

Khi nào thì có thể không cần nguồn khi Nào Cần Chú Thích Nguồn Gốc

  • Kiến thức phổ quát: Những phát biểu mà người lớn bình thường nào cũng thấy đúng. Ví dụ: "Paris là thủ đô của Pháp" hoặc "Con người thường có hai tay và hai chân".
  • Kiến thức phổ quát theo từng chủ đề: Dữ kiện mà những người quen thuộc với chủ đề đó, kể cả người nghiệp dư đều thấy đúng. Ví dụ (từ bài CPU): "Trong máy tính, CPU là thành phần thực hiện các lệnh.")
  • Cốt truyện của chủ thể: Nếu chủ thể bài viết là sách, phim hoặc tác phẩm nghệ thuật thì không cần phải dẫn nguồn khi mô tả các sự kiện hoặc chi tiết trong tác phẩm. Độc giả nên tự hiểu rằng nguồn ở đây chính là quyển sách, bộ phim hoặc tác phẩm nghệ thuật đó. Nếu chủ thể là một tác phẩm đã được xuất bản hoặc phát sóng thành serie nhiều tập, thì việc dẫn nguồn tập phim, số báo hoặc kịch bản sẽ hữu ích cho những độc giả chưa quen thuộc với toàn bộ tác phẩm đó. Làm vậy cũng sẽ hỗ trợ việc kiểm chứng trong trường hợp người khác lo ngại về việc tác phẩm nghệ thuật bị sử dụng không hợp lý (làm nguồn sơ cấp) cho mục đích diễn dịch.
  • Đã được dẫn nguồn: Nếu dữ kiện được lặp đi lặp lại trong bài thì chỉ cần dẫn nguồn một lần. Nội dung ở phần mở đầu mà không gây tranh cãi thì thường không cần phải ghi nguồn, vì nó là sự khái quát của phần thân bài. Có thể kiểm chứng các câu mở đầu (câu mở đầu khái quát tóm tắt đề mục, đoạn văn...) bằng các chú thích nguồn được đặt trong cả đoạn văn. Hoặc nếu muốn, bạn cũng có thể chú giải nguồn bằng cách ghi Câu khái quát mở đầu đươc phụ trợ bởi các chú thích nguồn trong cả đoạn văn nhưng không bắt buộc.

Phần mở đầu khi Nào Cần Chú Thích Nguồn Gốc

Vì nội dung của phần mở đầu sẽ lặp lại trong phần thân bài, người soạn nên xem xét và cân bằng sao cho phần mở đầu không bị dẫn nhiều nguồn quá nhưng chú thích nguồn sẽ giúp độc giả định vị được nguồn tham khảo cho thông tin. Phần mở đầu khi Nào Cần Chú Thích Nguồn Gốc thường được viết ở cấp độ tổng quát hơn phần thân bài. Phần mở đầu khi Nào Cần Chú Thích Nguồn Gốc của các bài không mang tính gây tranh cãi sẽ ít có khả năng bị nghi vấn và ít bị đòi hỏi nguồn hơn. Nhưng không có ngoại lệ nào về điều kiện dẫn nguồn cho phần mở đầu. Các chủ đề phức tạp, mang tính thời sự hoặc gây tranh cãi có thể cần phải được hỗ trợ bằng nhiều nguồn tham khảo; những chủ đề khác thì ít hơn hoặc không cần. Thông tin gây tranh cãi về người đang sống phải được dẫn nguồn trong mọi trường hợp, bất kể mức độ khái quát.

Minh bạch khi Nào Cần Chú Thích Nguồn Gốc

Trong bài viết, khoảng cách giữa chú thích nguồn và dữ kiện là một vấn đề thuộc phạm trù của công việc biên tập. Nguồn tham khảo phải được ghi rõ ràng và biên tập viên phải thận trọng khi sắp xếp lại các thông tin trích từ nguồn để đảm bảo không phá vỡ sự minh bạch giữa nguồn–nội dung trong bài.

Nếu bạn viết một đoạn văn mà chỉ dùng tư liệu từ một nguồn thì không cần phải chú thích nguồn sau mỗi câu trừ khi nội dung mang tính tranh cãi. Khi một đoạn văn dùng nhiều nguồn khác nhau, bạn có thể gộp chúng lại thành một chú thích nếu muốn, miễn là ở cuối bài bạn có ghi rõ nguồn nào hỗ trợ luận điểm nào.

Nghi ngờ sửa đổi của người khác khi Nào Cần Chú Thích Nguồn Gốc

  • Đặt nghi vấn: Biên tập viên nào cũng có quyền nghi vấn các nội dung không nguồn bằng cách mở thảo luận tại trang thảo luận hoặc gắn các bản mẫu. Nội dung gây tranh cãi về người đang sống mà không được dẫn nguồn, các ví dụ rõ ràng về nghiên cứu chưa công bố và bất cứ thứ gì lố lăng hoặc gây tổn hại cho dự án thì phải được xóa ngay mà không cần thảo luận.
  • Đừng thách thức tùy tiện: Đừng thách thức tùy tiện hoặc vô cớ, và càng không được phép thách thức với mục đích gây rối hoặc nhằm chứng minh một quan điểm. Người thách thức phải nêu lý do chính đáng tại sao họ tin rằng nội dung đó là sai, mang tính gây tranh cãi hoặc không phù hợp.
  • Phản hồi kịp thời: Ai muốn phản hồi nghi vấn thì cần phản hồi kịp thời. Nếu không thấy phản hồi, người đặt nghi vấn có thể đặt bản mẫu hoặc xóa nội dung trong bài đó. Nếu nội dung đó không thuộc dạng có thể xóa ngay không cần qua thảo luận, thì người đặt nghi vấn cần chờ nhận được phản hồi rồi hẵng loại bỏ.

Tags:

Khi nào thì cần nguồn khi Nào Cần Chú Thích Nguồn GốcKhi nào thì có thể không cần nguồn khi Nào Cần Chú Thích Nguồn GốcPhần mở đầu khi Nào Cần Chú Thích Nguồn GốcMinh bạch khi Nào Cần Chú Thích Nguồn GốcNghi ngờ sửa đổi của người khác khi Nào Cần Chú Thích Nguồn Gốckhi Nào Cần Chú Thích Nguồn GốcWikipedia:Chú thích nguồn gốcWikipedia:Thông tin kiểm chứng đượcWikipedia:Tiêu chuẩn bài viết chọn lọc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Trần Bình TrọngChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoTưởng Giới ThạchDanh sách quốc gia Đông Nam Á theo GDP danh nghĩaGiải vô địch bóng đá thế giớiLê DuẩnBiểu tình Thái Bình 1997YChính phủ Việt NamThuyết âm mưu về sự kiện 11 tháng 9Độ (nhiệt độ)Tam ThểPark Hang-seoQuảng NgãiMa Kết (chiêm tinh)Winston ChurchillHoàng thành Thăng LongVietNamNetNguyễn FilipBảng chữ cái Hy LạpNhà Lê sơChiến tranh Đông DươngBồ Đào NhaLionel MessiMaldivesLâm ĐồngSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Danh sách Tổng thống Hoa KỳBình ĐịnhHồ Chí MinhKim Soo-hyunBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamVụ án Lê Văn LuyệnBình DươngQuốc kỳ Việt NamHạnh phúcTên gọi Việt NamTrần Quốc ToảnDark webTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamRadio France InternationaleQuảng NamNhà HánCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamĐịa đạo Củ ChiSố phứcCách mạng Công nghiệpGeremiTrấn ThànhAbe ShinzōChâu Đại DươngĐà LạtVinamilkSơn Tùng M-TPNgân hàng Nhà nước Việt NamThủ dâmKhởi nghĩa Hai Bà TrưngHội AnĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamThái BìnhLê Thánh TôngLê Thanh Hải (chính khách)AnhENIACNhà nước Hồi giáo Iraq và LevantGiải vô địch bóng đá ASEANGiải bóng rổ Nhà nghề MỹCộng hòa ArtsakhQuy luật lượng - chấtVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Nguyễn Minh Châu (nhà văn)Đất rừng phương Nam (phim)Gia đình Hồ Chí MinhBảng chữ cái tiếng AnhNguyễn Thị ĐịnhNguyễn Anh Tuấn (chính khách)🡆 More