Vụ Mâu Thuẫn Ở Tu Viện Bát Nhã: Bê bối ở tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Vụ mâu thuẫn ở tu viện Bát Nhã xảy ra năm 2008 giữa tu viện và những tu sinh Làng Mai đang tu tập ở đây.

Vụ mâu thuẫn ở tu viện Bát Nhã
Vụ Mâu Thuẫn Ở Tu Viện Bát Nhã: Bối cảnh, Diễn biến, Bình luận
Cổng vào Tu viện Bát Nhã
Vị trí
Vị tríĐamb'ri, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Quốc giaVụ Mâu Thuẫn Ở Tu Viện Bát Nhã: Bối cảnh, Diễn biến, Bình luận Việt Nam
Kiến trúc
Thành lập1995

Bối cảnh Vụ Mâu Thuẫn Ở Tu Viện Bát Nhã

Tu viện Bát Nhã thuộc địa phận xã Đamb'ri, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, có diện tích khoảng 30 hecta, được thành lập năm 1995 bởi thượng tọa Thích Đức Nghi, viện chủ tu viện.

Tháng 2 năm 2005, thượng tọa Thích Đức Nghi đã đồng ý cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai để xây dựng Bát Nhã thành một tăng thân và một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam. Theo AFP, những tu sinh của Thích Nhất Hạnh đã chi ra gần một triệu đô la Mỹ để mua đất và mở rộng khu tu viện. Khi đó, có khoảng 400 thầy, sư cô và cư sĩ đang tu học tại đây.

Từ tháng 5 năm 2005 đến tháng 6 năm 2008, Thích Đức Nghi đã mời và bảo lãnh các nhà sư đã từng tu tại Làng Mai (trong đó có các vị gốc Việt mang quốc tịch nước ngoài) về Bát Nhã để chia sẻ pháp môn và đào tạo các vị xuất gia trẻ tu học theo mô thức Làng Mai. Thích Đức Nghi cũng đề cử một đệ tử là thầy Thích Đồng Hạnh làm phụ tá để sinh hoạt và tu học chung với tăng thân và để giúp về việc hành chánh. Trong vòng chưa đầy một năm, số lượng người trẻ về xuất gia và tập sự tu học tại Tu viện Bát Nhã đã lên đến 300 người. Thượng tọa Thích Đức Nghi có ý định xây dựng Bát Nhã thành nơi tu học cho cả ngàn tăng ni. Tuy chỉ mới thành lập được vài năm, các tăng thân đã tổ chức các khóa tu cho hàng ngàn người tại tu viện Bát Nhã và đã tham gia vào nhiều chương trình văn hóa và xã hội tại địa phương. Trong bốn năm, các nhà sư và tu sinh đã tu tập và học Phật pháp một cách yên bình.

Theo báo mạng Công an Nhân Dân, ngày 4 tháng 2 năm 2008, thiền sư Thích Nhất Hạnh cho xuất bản lá thư Làng Mai số 31 trong đó có đoạn: "Tại đất nước ta, cách tư duy trong đảng và trong chánh quyền, đường lối kinh tế của đất nước bây giờ đây đâu còn lấy chủ nghĩa Mác Xít làm khuôn vàng thước ngọc nữa. Đảng Cộng sản Việt Nam, có người đã nói, cũng nên đổi tên đi thôi, một cái tên mới như Đảng xã hội, Đảng đổi mới, Đảng dân chủ, Đảng cộng hòa, Đảng tự do, Đảng dân tộc... tên gì cũng được miễn không phải là cái tên cũ. Cái tên Đảng hiện giờ đang là một chướng ngại, gây hiểu lầm và tiếp tục nuôi dưỡng oán hận. Trong Đảng và trong guồng máy chính quyền chắc chắn đã có những vị suy nghĩ như thế mà chưa nói ra được. Có những vị trong Đảng cũng đã nghĩ tới việc thay quốc hiệu. thay vì sử dụng quốc hiệu Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một cái tên quá dài ta có thể đổi lại là Cộng hoà Việt Nam hay tốt nhất là Việt Nam thôi…" Theo báo này đây là một trong những đề cập đến các vấn đề chính trị đưa đến đổ vỡ.

Diễn biến Vụ Mâu Thuẫn Ở Tu Viện Bát Nhã

Theo báo chí nước ngoài

Tháng 6 năm 2008, thượng tọa Thích Đức Nghi đổi ý, không bảo lãnh các nhà sư có quốc tịch nước ngoài và không muốn tu viện Bát Nhã tu tập theo pháp môn Làng Mai nữa. Thượng tọa muốn tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai phải rời Bát Nhã.

Ngày 08 tháng 08 năm 2008, công an địa phương ra công văn trục xuất 397 tu sinh khỏi tu viện vì họ không còn có sự bảo lãnh cư trú của tu viện. Nhóm tăng ni sinh phái Làng Mai tiếp tục gửi thư kiến nghị đi các nơi.

Ngày 19 tháng 11 năm 2008, một cuộc họp ở Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban tôn giáo chính phủ đưa ra quyết định ủy quyền cho ban trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng giải quyết. Giáo hội Phật giáo ở Lâm Đồng nói họ tạm thời bảo lãnh cho các vị tăng ni sinh này ở lại cho đến khi có giải pháp sau cùng.

Ngày 27 tháng 6 năm 2009, viện chủ Thích Đức Nghi đã cho cắt điện và nước sinh hoạt. Hai ngày sau, một đám người ném đá và phân súc vật vào đại diện của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng đến điều tra vụ việc.

Đầu tháng 7, đám đông đã đến tấn công khu tu viện với búa, đập vỡ cửa sổ, làm hư hại tòa nhà và hăm dọa những người trong đó. Công an và dân quân địa phương có mặt tại hiện trường để quan sát nhưng không can thiệp với lý do đây là vấn đề nội bộ của tu viện

Theo tin của hãng AP ngày 1 tháng 8, chính quyền nói rằng vụ việc là do sự đối đầu của hai nhóm nhà sư trong tu viện, và theo lời những người ủng hộ Thích Nhất Hạnh, vài người của Thích Đức Nghi và dân địa phương thỉnh thoảng đã quấy nhiễu họ trong suốt năm qua. Cũng theo hãng tin này, chính quyền địa phương nói rằng viện chủ Thích Đức Nghi đã yêu cầu cắt điện và rằng điện đã có lại từ giữa tháng 7, nhưng theo một nhà sư ở tu viện, đến ngày 1 tháng 8 vẫn chưa có điện lại.

Ngày 20 tháng 9 năm 2009, một số thanh niên đến phá nhà cửa, ném đá, rải truyền đơn, vứt quần áo của các ni cô xuống suối. Ngày 27 tháng 9 năm 2009, một nhóm đông người đến đập phá và đuổi những người trong tu viện ra ngoài. Những người bị đuổi phải đứng dưới mưa trong vài giờ.

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, Thích Nhất Hạnh gửi một lá thư cho Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết kêu gọi che chở cho tăng thân sau vụ Bát Nhã. Vì không có hồi âm, ngày 2 tháng 10 năm 2009, ông lại gửi một lá thư cho nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước kêu gọi họ "kịp thời lên tiếng để che chở cho 400 người trẻ đang bị bao vây và đàn áp tại chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc."

Hoàng Hưng, một nhà báo ở Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi xướng thỉnh nguyện thư yêu cầu những nhà lãnh đạo của Việt Nam cho điều tra độc lập và cho truyền thông đưa tin về vụ mâu thuẫn. Theo ông Hưng, hơn 200 người đã ký vào thỉnh nguyện thư yêu cầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải can thiệp vụ Bát Nhã. Trong những người ký tên có nguyên phó chủ tịch ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hiếu Đằng.

Theo báo chí trong nước

Ngày 8 tháng 10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga khẳng định không có việc Việt Nam 'ép' 400 người tu theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã. Bà cũng khẳng định chính quyền địa phương đã giữ an ninh không để xảy ra xô xát, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của công dân, rằng chính quyền địa phương cũng đã vận động phật tử Bát Nhã không xúc phạm đến các tu sinh theo pháp môn Làng Mai. Bà khẳng định vụ mâu thuẫn là sự đối đầu không bạo lực của hai giáo phái, và nhấn mạnh: "Những thông tin nói 'đã xảy ra đụng độ giữa các "sư thầy", "sư cô" tại tu viện Bát Nhã và chính quyền, làm một số người bị thương và nhiều người bị bắt...' là hoàn toàn sai sự thật"

Cung cấp thông tin cho các phóng viên trong nước và quốc tế tại buổi họp báo, chiều 11 tháng 1 năm 2010 tại Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Nguyễn Thanh Xuân cho biết: Sau khi từ tu viện Bát Nhã về ở tạm tại chùa Phước Huệ (Lâm Đồng), đến ngày 30 tháng 12 năm 2009, những người Việt Nam tu theo pháp môn Làng Mai đã tự giác rời khỏi chùa Phước Huệ, về nơi cư trú.

Theo thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ, trước tháng 6 năm 2008, những người Việt Nam tu theo pháp môn Làng Mai được Thượng tọa Thích Đức Nghi, Trụ trì tu viện Bát Nhã (thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) bảo lãnh tu tập tại cơ sở tôn giáo này theo những khóa tu ngắn ngày. Trong quá trình đó, Làng Mai đã can thiệp vào công việc nội bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bằng cách tự ý bổ nhiệm Phó Trụ trì tu viện Bát Nhã; tấn phong giáo phẩm cho 1 vị từ hàm Thượng tọa lên Hòa thượng mà không qua ý kiến GHPG Việt Nam và Trụ trì tu viện. Đây cũng là việc làm trái với Hiến chương của GHPG Việt Nam và pháp luật Việt Nam.

Do bức xúc bởi việc này, ngày 1 tháng 9 năm 2008, Thượng tọa Thích Đức Nghi đã có đơn gửi GHPG Việt Nam đề nghị thôi bảo lãnh cho nhóm người trên. Giáo hội đã chấp thuận và truyền đạt ý kiến yêu cầu số tu sinh này thôi không tập trung tại Bát Nhã mà về các chùa thuộc địa phương nơi sinh sống để tu học.

Tuy nhiên, nhóm tu sinh trên đã không thực hiện vì vậy dẫn đến việc xô xát ngày 27 tháng 6 giữa số người tu theo pháp môn Làng Mai và các tăng, phật tử của tu viện Bát Nhã. Đến ngày 28 tháng 9, toàn bộ số người tu theo pháp môn Làng Mai mới rời khỏi Bát Nhã đến ở tạm tại chùa Phước Huệ (Bảo Lộc, Lâm Đồng), một số người khác trở về địa phương. Và đến ngày 30 tháng 12, số người còn lại này đã tự rời khỏi chùa Phước Huệ, về nơi cư trú. Hiện tại chính quyền địa phương chưa nắm được tất cả số lượng cũng như nơi đến cụ thể của những người này sau khi rời khỏi chùa Phước Huệ.

Cung cấp thông tin cho phóng viên về nguyên nhân dẫn đến vụ việc va chạm giữa số người tu theo pháp môn Làng Mai và các tăng, phật tử của tu viện Bát Nhã, ông Nguyễn Thanh Xuân nói: "Chính sự khác biệt về lối tu của Làng Mai với cách tu tập của tăng, phật tử của tu viện Bát Nhã theo lối truyền thống của Phật giáo Việt Nam đã dẫn đến những xung đột về văn hóa, châm ngòi cho những vụ va chạm trên".

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Xuân, sau khi sự việc trên xảy ra, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam tại nước ngoài đã chủ động thông tin với Làng Mai trước 1 tháng trong chuyến công tác tại Pháp cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2009; đề nghị được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh với mục đích trao đổi, hợp tác giải quyết vụ việc.

Tuy nhiên Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ chối với lý do đã có chương trình sang Mỹ hoạt động tôn giáo. Trong khi đó, Làng Mai còn có những thông tin sai lệch, thiếu thiện chí về vấn đề những người tu theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã.

Bình luận Vụ Mâu Thuẫn Ở Tu Viện Bát Nhã

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Trong một bức thư ngày 20 tháng 7 gửi các tu sinh ở Bát Nhã, ông ca ngợi họ vẫn giữ hòa khí và khẳng định bất cứ quan niệm nào rằng họ có mục đích chính trị đều là "ảo tưởng".

Trong một bài viết trên langmai.org, thiền sư Thích Nhất Hạnh viết:

Giáo sư Carlyle Thayer

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, trong bài phỏng vấn của RFI nhận xét có "yếu tố Trung Quốc" trong vụ mâu thuẫn này và nói rằng: "Báo chí Nhà nước tại Việt Nam đã đưa tin theo hướng sự cố Bát Nhã là vấn đề tranh chấp giữa các nhóm phật tử địa phương. Thế nhưng có thể thấy rõ bàn tay của ngành an ninh trung ương trong việc dàn dựng những hành động mạnh tay, kể cả bạo động."

Lê Hiếu Đằng

Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, nhận xét "vụ Bát Nhã cho thấy sự "vô trách nhiệm" của chính quyền địa phương, tạo ra một "tiền lệ hết sức nguy hiểm" là bất cứ công dân nào cũng có thể bị côn đồ đe dọa, và cấp trung ương phải nhanh chóng giải quyết chuyện này."

Sư cô Chân Không

Nói chuyện với phóng viên Quốc Phương (BBC) trong cuộc phỏng vấn tại Làng Mai, Thénac, Pháp, hồi tháng 2 năm 2015, sư cô Chân Không cho biết, trong chuyến đi thứ hai về Việt Nam năm 2007, sau khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh làm trai đàn bình đẳng chẩn tế để giải oan cho các nạn nhân chiến cuộc ở cả miền Nam, miền Trung, miền Bắc và trên toàn đất nước, thì được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp. Trong cuộc gặp đó, Thiền sư đưa ra 10 điểm đề nghị, trong đó có:

  • "Nên có một bộ công an là đủ rồi, chứ đừng nên có thêm công an tôn giáo."
  • "Công an tôn giáo đi theo dõi mấy ông thầy tu với mấy ông cha cực quá, chỉ có nước Tàu với nước Việt Nam là có chuyện đó."
  • "Vì câu đó mà công an họ đập tan hoang, tơi bời."
  • "Mà họ đập tại vì mình cũng không chịu lo tiền, lo tiền từ Bảo Lộc cho tới Lâm Đồng."
  • "Nhưng mà mình đã muốn cống hiến cho đất nước năm giới, là năm phép tu tập chánh niệm, nên sẽ phạm giới nếu mình tham nhũng (ý Sư Cô là “hối lộ”)."

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Bối cảnh Vụ Mâu Thuẫn Ở Tu Viện Bát NhãDiễn biến Vụ Mâu Thuẫn Ở Tu Viện Bát NhãBình luận Vụ Mâu Thuẫn Ở Tu Viện Bát NhãVụ Mâu Thuẫn Ở Tu Viện Bát NhãLàng MaiTu viện

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975Võ Thị SáuKim Bình Mai (phim 2008)Tài liệu PanamaNguyễn Doãn AnhÚcDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaNgày lễ quốc tếDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangGallonEl NiñoQuần thể danh thắng Tràng AnHương TràmCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuHòa BìnhTạ Đình ĐềNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamChính phủ Việt NamHồ Mẫu NgoạtCách mạng Công nghiệpNhã Nam (công ty)Nhà TrầnDanh sách Chủ tịch nước Việt NamLưu Bá ÔnNguyễn Đình ChiểuBoku no PicoVàngXử Nữ (chiêm tinh)Mỹ TâmHán Cao TổViệt Nam Cộng hòaÂu LạcVitinhaVladimir Vladimirovich PutinThibaut CourtoisCông Lý (diễn viên)NATOLandmark 81Tôn giáo tại Việt NamHồ Xuân HươngTư Mã ÝKim LânLiên minh châu ÂuNeymarVõ Nguyên GiápCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênFansipanQuân lực Việt Nam Cộng hòaVincent van GoghGia KhánhNguyễn Tân CươngCác vị trí trong bóng đáTaylor SwiftNhà nước PalestineQuốc gia Việt NamTô HoàiNguyễn Thị Kim NgânLương Thế VinhBùi Văn CườngNguyễn Ngọc TưLý Nam ĐếDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Võ Tắc ThiênCộng hòa Nam PhiHải PhòngRadio France InternationaleĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamHệ sinh tháiĐường Trường SơnTrịnh Công SơnQuảng NamQuỳnh búp bêHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Sông HồngPhạm Ngọc ThảoSông Tô LịchNgười Hoa (Việt Nam)Sóng thầnBộ đội Biên phòng Việt Nam🡆 More