Vương Phi Xứ Wales

Vương phi xứ Wales (tiếng Anh: Princess of Wales; tiếng Wales: Tywysoges Cymru), còn được gọi là Công nương xứ Wales và Công chúa xứ Wales theo vài cách dịch ở Việt Nam, là danh hiệu dành cho vợ của Thân vương xứ Wales.

Princess of Wales
Tywysoges Cymru
Vương Phi Xứ Wales
Đương nhiệm
Catherine Elizabeth Middleton

từ 9 tháng 9 2022
Chức vụHer Royal Highness
Dinh thựClarence House
Người đầu tiên nhậm chứcJoan xứ Kent
Websiteprinceofwales.gov.uk

Từ sau thế kỉ 14, Thân vương xứ Wales được dùng để chỉ định cho Trữ quân của ngai vàng Vương quốc Anh, sau là Đại AnhVương quốc Liên hiệp Anh. Do đó, các Vương phi xứ Wales được hiểu là Vương hậu tương lai của Anh, trong trường hợp chồng của họ có thể thuận lợi thừa kế. Hiện tại, Catherine, Vương phi xứ Wales là người đương nhiệm với tư cách là vợ của William, Thân vương xứ Wales sau khi cha của William là Thái tử Charles thừa kế ngai vàng từ Nữ vương Elizabeth II, đồng thời thay thế vị trí cho Camilla, Công tước phu nhân xứ Cornwall đã trở thành Vương hậu. Trước đây, Camilla, Công tước phu nhân xứ Cornwall là người giữ vai trò với tư cách là vợ kế của Charles, Thân vương xứ Wales, tuy nhiên bà Camilla lại không dùng danh hiệu này do không muốn bị nhầm với Diana, Vương phi xứ Wales đã quá cố, thay vào đó là danh vị xứ Cornwall, là tước hiệu khác của Thân vương xứ Wales.

Lịch sử Vương Phi Xứ Wales

Ở nước Anh

Danh vị Vương phi xứ Wales không phải là danh vị độc lập của người nắm giữ, mà hoàn toàn phụ thuộc theo chồng mình. Trong lịch sử, hai vị Alexandra của Đan Mạch và Mary xứ Teck đều được gọi cung kính là [Princess Alexandra] và [Princess Mary] như thể nắm giữ tước vị độc lập, đó là bởi vì các bà đã là Princess từ trước. Diana, Vương phi xứ Wales hay được gọi là [Princess Diana], nhưng thực thế lại không thể gọi như vậy, mà phải gọi tỉ mỉ riêng là [Diana, Princess of Wales].

Trong lịch sử Anh, có trường hợp duy nhất từng thấy dùng tước vị này độc lập cho nữ giới là Mary I của Anh, con gái Henry VIII của Anh, với ý nghĩa là Nữ Thân vương xứ Wales. Thực tế việc này cũng không chính thức, song Mary đã được dùng nhiều đãi ngộ cho một Thân vương xứ Wales, kể cả con dấu riêng xứ Wales. Sứ thần Tây Ban Nha là Juan Luis Vives đã tả về Mary là: ["Dâng cho Lady Mary, Thân vương xứ Wales, con gái Henry VIII, Quốc vương nước Anh"].

Theo truyền thống, một Vương phi xứ Wales có những tước vị tương ứng biểu thị là vợ của Thân vương xứ Wales thông qua những tước vị kèm theo của ông. Do đó, khi dịch thuật các tước vị này, phải hiểu theo là ["người vợ"] chứ không phải là ["người phụ nữ nắm tước vị độc lập"]. Trong trường hợp ngai vàng Anh hiện tại, ngoài tước vị xứ Wales, thì các Thân vương còn nắm Công tước xứ Cornwall, Công tước xứ Rothesay và Bá tước xứ Chester. Các Vương phi xứ Wales do đó cũng trở thành [Bà Công tước xứ Cornwall; Duchess of Cornwall], [Bà Công tước xứ Rothesay; Duchess of Rothesay] và [Bà Bá tước xứ Chester; Countess of Chester]. Báo đài và ngôn ngữ thông thường ở Việt Nam thường dịch thành ["Nữ Công tước"] hay ["Nữ Bá tước"], dễ nhầm lẫn rằng vị Vương phi xứ Wales đang giữ tước vị độc lập, dù thực tế không như vậy.

Ở bản địa Wales

Trước khi xứ Wales trở thành một phần nước Anh, thì các vị vua của Wales xưng là Thân vương xứ Wales, nên các Vương phi của xứ Wales lúc này tương đương Vương hậu. Như vợ của Llywelyn ab Iorwerth, Joan, Lady xứ Wales, đã lần đầu dùng danh xưng Vương phi xứ Wales này.

Vị Thân vương xứ Wales bản địa cuối cùng, Llywelyn ap Gruffudd, đã cưới một cô dâu người Anh là Eleanor de Montfort, và Eleanor cũng là Vương phi xứ Wales bản địa cuối cùng trong lịch sử. Dù thực tế, con của hai người, Gwenllian xứ Wales, trong thời gian được nuôi dưỡng bởi Edward I của Anh cũng hay được mô tả là [the Princess of Wales], nhưng mang ý nghĩa Thân vương nữ xứ Wales hơn là một Vương phi.

Sử dụng danh hiệu Vương Phi Xứ Wales

Từ khoảng đời George V của Anh, tất cả các thành viên vương thất Anh là hậu duệ của quân chủ cùng vợ đều có kèm kính ngữ ["Royal Highness"] để biểu thị vị trí của mình, đây là bởi vì các Vương tử hay Vương nữ khi phong tước, gả cưới đều có thể chỉ định Công tước, Bá tước,... đấy cũng là tước hiệu mà các quý tộc Anh được ban phong hoặc thừa kế từ nhiều đời. Nên để phân biệt thì sử dụng Royal Highness trước tước hiệu, còn những ai là His Grace hay Her Grace đều là quý tộc bình thường.

Các Vương phi xứ Wales sau khi chồng qua đời, đều thường được gọi là [Dowager Princess of Wales], có thể hiểu là "Vương thái phi xứ Wales" hay "Góa phụ Vương phi của xứ Wales". Dẫu có con trai là Quốc vương, họ cũng không thể trở thành Vương thái hậu, do truyền thống Châu Âu không có tấn tôn tước hiệu, khác hẳn Đông Á. Dẫu vậy, địa vị của họ vẫn khá được kính trọng, được ban nhiều đặc ân vốn chỉ dành cho Vương hậu. Điều này xảy ra với Joan xứ Kent, và Augusta xứ Sachsen-Gotha-Altenburg sau khi chồng cả hai đều qua đời sớm, và cả hai đều có hậu duệ mà tương lai sẽ trở thành Quốc vương.

Trường hợp ly hôn hi hữu xảy ra với Lady Diana Spencer quá cố. Ngày 28 tháng 8 năm 1996, Diana Spencer ly hôn, nhưng bà là mẹ của hai người có trong hàng thừa kế của ngai vàng Anh, nên triều đình Anh của Nữ vương Elizabeth II ban đầu vẫn muốn giữ lại vị xưng Royal Highness cho bà, sau cùng Thân vương Charles quyết định bỏ đi mà chỉ đồng ý giữ lại tước vị [Princess of Wales]. Chính vì là mẹ của vị Vua tương lai của ngai vàng Anh, Diana Spencer dù đã ly hôn nhưng vẫn được trọng vọng với tư cách là thành viên vương thất, mọi suy đoán về vị trí của bà trong tương lai chấm dứt sau cái chết đột ngột vào năm 1997, dù Prince William, con trai lớn nhất của bà đã viết thư cho mẹ mình: ["Đừng lo mẹ ơi, con sẽ trả lại (danh hiệu Royal Highness) cho mẹ vào ngày con trở thành Vua"; Don't worry, Mummy, I will give it back to you one day when I am King].

Các Vương phi xứ Wales nước Anh Vương Phi Xứ Wales

Chân dung Tên gọi Ngày sinh Kết hôn Trở thành Vương phi xứ Wales Hôn phối Thay đổi tước vị Ngày mất
Vương Phi Xứ Wales  Joan, Nữ Bá tước xứ Kent 19 tháng 9 năm 1328 10 tháng 10 năm 1361 Edward, Hắc vương tử 7 tháng 6 năm 1376
Chồng qua đời
7 tháng 8 năm 1385
Vương Phi Xứ Wales  Anne Neville 11 tháng 6 năm 1456 13 tháng 12 năm 1470 Edward của Westminster 4 tháng 5 năm 1471
Chồng qua đời
16 tháng 3 năm 1485
Vương Phi Xứ Wales  Catalina của Aragón 16 tháng 12 năm 1485 14 tháng 11 năm 1501 Arthur, Thân vương xứ Wales 2 tháng 4 năm 1502
Chồng qua đời
7 tháng 1 năm 1536
Vương Phi Xứ Wales  Caroline xứ Ansbach 1 tháng 3 năm 1683 22 tháng 8 năm 1705 27 tháng 9 năm 1714 George II của Anh 11 tháng 6 năm 1727
Chồng qua đời
20 tháng 11 năm 1737
Vương Phi Xứ Wales  Augusta xứ Sachsen-Gotha-Altenburg 30 tháng 11 năm 1719 17 tháng 4 năm 1736 Frederick, Thân vương xứ Wales 31 tháng 3 năm 1751
Chồng qua đời
8 tháng 2 năm 1772
Vương Phi Xứ Wales  Caroline xứ Braunschweig 17 tháng 5 năm 1768 8 tháng 4 năm 1795 George IV của Anh 29 tháng 1 năm 1820
Chồng lên ngôi
7 tháng 8 năm 1821
Vương Phi Xứ Wales  Alexandra của Đan Mạch 1 tháng 12 năm 1844 10 tháng 3 năm 1863 Edward VII của Anh 22 tháng 1 năm 1901
Chồng lên ngôi
20 tháng 11 năm 1925
Vương Phi Xứ Wales  Mary xứ Teck 26 tháng 5 năm 1867 6 tháng 7 năm 1893 9 tháng 11 năm 1901 George V của Anh 6 tháng 5 năm 1910
Chồng lên ngôi
24 tháng 3 năm 1953
Vương Phi Xứ Wales  Diana Frances Spencer 1 tháng 7 năm 1961 29 tháng 7 năm 1981 Charles III của Anh 28 tháng 8 năm 1996
Ly hôn
31 tháng 8 năm 1997
Vương Phi Xứ Wales 
Camilla Rosemary Shand 17 tháng 7 năm 1947 9 tháng 4 năm 2005
(sử dụng danh hiệu Công tước phu nhân xứ Cornwall)
8 tháng 9 2022
Chồng lên ngôi
còn sống
Vương Phi Xứ Wales 
Catherine Elizabeth Middleton 9 tháng 1 năm 1982 29 tháng 4 2011 9 tháng 9 năm 2022 William, Thân vương xứ Wales đương nhiệm còn sống

Tham khảo

  • Princesses of Wales by Deborah Fisher. University of Wales Press, 2005.
  • 'Tystiolaeth Garth Celyn' Y Traethodydd 1998 ISSN 0969-8930
  • Fryer, M.; Mary Beacock Fryer; Arthur Bousfield; Garry Toffoli (1983). Lives of the Princesses of Wales. Toronto: Dundern Press Limited. ISBN 978-0-919670-69-3.

Tags:

Lịch sử Vương Phi Xứ WalesSử dụng danh hiệu Vương Phi Xứ WalesCác Vương phi xứ Wales nước Anh Vương Phi Xứ WalesVương Phi Xứ WalesThân vương xứ WalesTiếng AnhTiếng WalesViệt NamVợ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

ĐứcPhan Đình TrạcPhật giáoLiên XôArsenal F.C.Đại ViệtTần Chiêu Tương vươngChủ nghĩa xã hộiTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhMona LisaQuảng NinhBình Ngô đại cáoTrần Thanh MẫnVnExpressYouTubeXVideosChiến tranh Việt NamLưu Bá ÔnGia LaiVăn Tiến DũngQuảng TrịĐài Á Châu Tự DoLịch sử Việt NamNgũ hànhNgười ChămLão HạcĐạo Cao ĐàiBiến đổi khí hậuNguyễn Hà PhanTrường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí MinhWashington, D.C.Hà NộiDương Văn Thái (chính khách)La Văn CầuĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamViệt Nam Cộng hòaCho tôi xin một vé đi tuổi thơTình yêuRobert OppenheimerBảy hoàng tử của Địa ngụcTrương Tấn SangQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpNguyễn Thị BìnhTrịnh Công SơnĐịa đạo Củ ChiTôn Đức ThắngChâu ÁUkrainaĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Bộ đội Biên phòng Việt NamĐài LoanHoa tiêuAnhTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Trần Đăng Khoa (nhà thơ)Khánh VyTrận Bạch Đằng (938)Lê Ngọc ChâuGallonDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtĐảng Cộng sản Việt NamVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)Vĩnh LongHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁLê Minh HưngCậu bé mất tíchKaijuu 8-gouCộng hòa Nam PhiQuảng BìnhNhà Lê sơĐồng (đơn vị tiền tệ)Võ Thị SáuBắc GiangAn Nam tứ đại khíThái BìnhGiải bóng đá Ngoại hạng AnhDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩa🡆 More