Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát

Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) là một tập đoàn đầu tư tư nhân thành lập năm 1992 có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tập đoàn này chuyên đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, F&B (dịch vụ nhà hàng và quầy uống), khách sạn, thể thao, dịch vụ tài chính và cơ sở hạ tầng.

Lịch sử hình thành Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát

Năm 1992, bà Trương Mỹ Lan, một người Việt gốc Hoa, thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn.

Sau đó, Vạn Thịnh Phát mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Năm 2007, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings, với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng được thành lập.

Trụ sở Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát

Trụ sở Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát của Vạn Thịnh Phát ở số 193-203 đường Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành viên Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát

Các công ty liên quan gồm có:

  1. Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng. Trong đó, Trương Mỹ Lan sở hữu 15% vốn điều lệ tương đương 1920 tỉ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sở hữu 41% vốn điều lệ tương đương 5248 tỉ đồng.
  2. Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng
  3. Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group) vốn điều lệ 12.000 tỷ đồng
  4. Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD) vốn điều lệ 11.000 tỷ đồng
  5. Công ty cổ phần Đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng
  6. Công ty cổ phần Minerva (thành lập ngày 28/7/2015, có vốn điều lệ 200 tỉ đồng, trụ sở chính đặt trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1), người đại diện pháp luật ban đầu là Tổng giám đốc Trương Lập Hưng (sinh năm 1986), cháu bà Trương Mỹ Lan, ngày 11/9/2015, đại diện pháp luật là ông Dương Hoàng Danh (sinh năm 1973)

Cổ đông chính Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát

  • Trương Mỹ Lan, sở hữu 80% cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
  • Trương Chí Trung

Nhân sự Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát

Chủ tịch là bà Trương Mỹ Lan.

Dự án Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát

  1. Tòa nhà Time Square nằm ở 2 mặt tiền đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trực tiếp đầu tư. Đây là dự án duy nhất của Vạn Thịnh Phát trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) với khách sạn 6 sao đầu tiên ở TP.HCM. Tòa nhà đã hoàn thiện và đưa vào khai thác.
  2. Trung tâm thương mại Union Square ở đầu phố Nguyễn Huệ, giáp 4 mặt tiền đường và gần kề với Trụ sở Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Vạn Thịnh Phát đã mua lại tòa nhà này từ VinGroup (tòa nhà ban đầu có tên là là Vincom Central A) với giá 10000 tỉ đồng vào tháng 6/2013.
  3. Siêu dự án Saigon Peninsula 6 tỷ USD thuộc phường Phú Thuận, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích 118 ha
  4. Dự án Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát tháp SJC tại khu tứ giác giới hạn với 4 tuyến đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực, ngay trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  5. Thuận Kiều Plaza (tên mới The Garden Mall) ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty CP đầu tư An Đông - thành viên của Vạn Thịnh Phát mua lại vào năm 2015
  6. Dự án Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát "Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị", do Vạn Thịnh Phát và hai nhà đầu tư nước ngoài là Pavilion Group và Genting Group cùng phát triển
  7. Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence
  8. Khách sạn Thương mại An Đông
  9. Khu dân cư Bonville Land
  10. Khu dân cư cao cấp Sterling Residence
  11. Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence

Bê bối Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát

Ngày 7/1/2014, tại phiên xét xử Dương Tự Trọng, em trai của Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam - Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ GTVT), Dương Chí Dũng khai nhận 20 tỷ đồng của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) hối lộ cho thượng tướng Công an Phạm Quý Ngọ vào năm 2010 để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn .

Vào tháng 7/2021, Thanh tra Chính phủ ra văn bản chỉ rõ nhiều sai phạm tại dự án số 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh, do Công ty Cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư. Họ đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật. Họ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay và các khoản vay liên quan đến việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 ngày 11/9/2010 của 4 cơ sở nhà, đất nói trên.

Cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu

Ngày 8/10/2022, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân - tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng - trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương - nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Nạn nhân

Vụ trái phiếu của Tập đoàn An Đông có đến hơn 40.000 nạn nhân ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước với số tiền lên đến hơn một tỷ đô la Mỹ. Một số người cho biết họ bị ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) dụ mua.

Phản ứng chính quyền

Này 28/10/2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Long An khẩn trương xác minh, tạm dừng các giao dịch nhà đất có liên quan đến các cá nhân, bị can có liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong số 65 dự án được Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xúc tiến, trao đổi với tỉnh Long An chỉ có 5 dự án đang hoạt động.

Ngày 29/10, Công an TPHCM cho biết đã đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường TP rà soát, xác định và cung cấp thông tin các quyền sử dụng đất liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có nguồn gốc (hoặc không có nguồn gốc) Nhà nước mà theo danh sách đính kèm, 156 thửa đất này tập trung ở quận 1, 3, 5, 7, huyện Bình Chánh và TP Thủ Đức.

Nhằm ngăn chặn các tổ chức, cá nhân tẩu tán tài sản, ngày 3/11/2022 Sở KH-ĐT TP Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng hoạt động giao dịch, chuyển nhượng… của 762 pháp nhân liên quan vụ án ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Lãnh đạo chết đột ngột

Tối ngày 10/10, các trang như Pháp luật TP HCM, Vietnamnet, Vietstock, Viez,.. bất ngờ đưa tin về cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng trong lúc đang bị tạm giam. Bà Hồng cũng là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng SCB. Nhưng chỉ vài tiếng sau, họ đồng loạt gỡ bài đó xuống. Trước đó, ngày 6.10 một thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng SCB khác cũng chết đột ngột là Nguyễn Tiến Thành - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt. Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng - phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Mạng xã hội vào ngày 14-15/10 chia sẻ hình chụp bản cáo phó của ông Nguyễn Ngọc Dương, giám đốc công ty Sài Gòn Penninsula, và là cựu tổng giám đốc công ty Vạn Phát Hưng, được cho là có liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Thu hồi tài sản của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Đại tá Vũ Như Hà, phó cục trưởng Chiều ngày 19/12/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết họ ‘đang thu hồi triệt để tài sản’ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nạn nhân trong vụ lừa đảo trái phiếu công ty An Đông thông qua ngân hàng SCB. Hiện có đến 762 công ty nằm trong diện bị đóng băng tài sản ở Hà Nội do liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Tổng số nạn nhân của vụ lừa đảo trái phiếu này lên đến hơn 40.000 người trên khắp 63 tỉnh thành với số tiền bị chiếm đoạt lên đến 25 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ đô la Mỹ.

Cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản , rửa tiền và vụ án Vạn Thịnh Phát

Chiều 11/4 tòa án nhân nhân TP.HCM đã tuyên án đối với bà Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm. Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên phạt mức án cao nhất là tử hình, 85 bị cáo còn lại có mức án từ án treo đến chung thân.

Trong số này, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố 3 tội: "Đưa hối lộ"; "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng" và "Tham ô tài sản". Bị can Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước) bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ".

Nhóm bị can còn lại bị đề nghị truy tố về các tội: "Tham ô tài sản"; "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng"; "Nhận hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Theo kết luận điều tra, Trương Mỹ Lan là Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sở hữu số lượng lớn các công ty con, công ty liên kết; giao cho người nhà, người thân tín điều hành, quản lý.

Bà Trương Mỹ Lan không nắm chức vụ tại Ngân hàng SCB nhưng là cổ đông chính ở đây, thời điểm ít nhất cũng giữ 85% cổ phần.

Trương Mỹ Lan đã dùng SCB làm "kênh huy động vốn" cho cá nhân mình; cùng đồng phạm lập khống hồ sơ vay vốn để rút tiền trong SCB – vốn là tiền người dân, khách hàng gửi vào.

Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh số tiền lãi hơn 129.372 tỷ đồng gây thiệt hại tổng cộng hơn 415 nghìn tỷ đồng.

Mức án cụ thể đối với các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Nhóm tội Tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng:

- Bùi Anh Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, tổng hợp là chung thân.

- Tạ Chiêu Trung (tổng giám đốc Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú, nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 14 năm tù về tội Tham ô tài sản, 6 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là 20 năm tù.

- Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng SCB): chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là chung thân.

Nhóm tội Tham ô

- Trương Khánh Hoàng (nguyên quyền tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 18 năm tù;

- Trần Thị Mỹ Dung (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 16 năm tù;

- Hồ Bửu Phương (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn VTP): 20 năm tù;

- Nguyễn Phương Anh (phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula): 17 năm tù;

- Đặng Phương Hoài Tâm (phó trưởng văn phòng hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn VTP): 15 năm tù.

Trương Huệ Vân (tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor): 17 năm tù;

- Dương Tấn Trước (tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt): 11 năm tù;

Nhóm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hoặc vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

- Uông Văn Ngọc Ẩn (nguyên tổng giám đốc, phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa

- Nguyễn Văn Thanh Hải (nguyên phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): 13 năm tù

- Nguyễn Thị Phương Loan (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo

- Võ Thành Hùng (nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo

- Trần Thuận Hòa (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 4 năm tù

- Lê Khánh Hiền (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 5 năm tù

- Hoàng Minh Hoàn (phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa

- Bùi Nhân (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 9 năm tù

- Diệp Bảo Châu (phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 10 năm tù

- Phạm Văn Phi (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 8 năm tù

- Nguyễn Anh Phước (phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa

- Nguyễn Cửu Tính (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 11 năm tù

- Đỗ Phú Huy (chủ tịch ủy ban kinh doanh và đầu tư Ngân hàng SCB): 14 năm tù

- Võ Văn Tường (nguyên giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 2 năm tù

- Khổng Minh Thế (nguyên phó giám đốc khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB): 6 năm tù

- Trần Hoàng Giang (phó giám đốc khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB): 3 năm tù

- Từ Văn Tuấn (phó giám đốc khối doanh nghiệp Ngân hàng SCB): 8 năm tù

- Phạm Mạnh Cường (giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo

- Nguyễn Huỳnh Lan Chi (nguyên trưởng phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa.

- Mai Hồng Chín (nguyên giám đốc phòng tái thẩm định thuộc khối tái thẩm định Ngân hàng SCB): 10 năm tù

- Mai Văn Sáu Nhở (nguyên trưởng phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 12 năm tù

- Lương Thị Hồng Quế (giám đốc phòng phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng SCB): 3 năm tù

- Lê Anh Phương (nguyên giám đốc chi nhánh Sài Gòn SCB): 7 năm tù

- Phan Tấn Khôi (giám đốc chi nhánh Đông Sài Gòn SCB): 7 năm tù

- Lưu Chấn Nguyên (giám đốc PGD Bảy Hiền SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa

- Hồ Bảo Ngọc (giám đốc vùng 2 Ngân hàng SCB): 6 năm tù

- Nguyễn Anh Thép (nguyên phó giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh; nguyên giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn): 6 năm tù

- Võ Triệu Lân (giám đốc chi nhánh Chợ Lớn SCB): 5 năm tù

- Nguyễn Ngọc Tú (phó giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh): 4 năm tù

- Phạm Thế Quảng (nguyên phó giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Bến Thành): 2 năm tù

- Huỳnh Thiên Văn (giám đốc kênh kinh doanh khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng SCB): 4 năm tù

- Bùi Đức Khoa (phó tổng giám đốc Công ty CP Natural Land): 11 năm tù

- Nguyễn Thị Khánh Vân (nguyên nhân viên Công ty CP Natural Land): 4 năm tù

- Trần Thị Kim Chi (nguyên nhân viên Công ty CP Natural Land): 4 năm tù

- Nguyễn Phi Long (Tài chính Tập đoàn VTP): 6 năm tù

- Đặng Quang Nguyên (nguyên phó tổng giám đốc Công ty CP Lavifood): 3 năm tù

- Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ, chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square): 9 năm tù

- Cao Việt Dũng (chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt): 2 năm tù

- Nguyễn Thanh Tùng (chủ tịch HĐQT Công ty CP dầu khí Đông Phương): 5 năm tù

- Đào Chí Kiên (phó tổng giám đốc Công ty CP dầu khí Đông Phương): 3 năm tù

- Lê Văn Chánh (giám đốc khối hỗ trợ kinh doanh Ngân hàng SCB): 5 năm tù

- Bùi Ngọc Sơn (phó giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo

- Trần Văn Nhị (phó giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC, chi nhánh TP.HCM): 3 năm tù

- Lê Huy Khánh (giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá Tầm Nhìn Mới): 5 năm tù

- Hồ Bình Minh (phó giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá MHD): 6 năm tù

- Trần Thị Kim Ngân (tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá Thiên Phú): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa.

- Trần Tuấn Hải (nhân viên thẩm định giá Công ty CP thẩm định giá Thiên Phú): 2 năm tù

- Đỗ Xuân Nam (phó tổng giám đốc, thẩm định viên Công ty cổ phần tư vấn - dịch vụ bất động sản DATC - Công ty DATC): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa.

- Lê Kiều Trang (phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá EXIM): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Nhóm Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

- Phạm Thu Phong (nguyên trưởng ban kiểm soát Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo

- Lưu Quốc Thắng (trưởng ban kiểm soát Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Nhận hối lộ

Đỗ Thị Nhàn (nguyên cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): Chung thân; buộc nộp phạt bổ sung 100 triệu đồng để sung công quỹ nhà nước.

Nhóm Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

- Nguyễn Văn Hưng (nguyên phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 11 năm tù;

- Nguyễn Thị Phụng (phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 4 năm tù

- Bùi Tuấn Khoa (phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù

- Vương Đỗ Anh Tuấn (trưởng phòng thanh tra, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo

- Trần Văn Tuấn (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ): 3 năm tù

- Lê Thanh Hà (phó chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, nguyên trưởng phòng kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII): 3 năm tù

- Nguyễn Văn Thùy (nguyên phó trưởng ban giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia): 3 năm tù

- Nguyễn Tuấn Anh (nguyên công chức Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (Vụ I), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù

- Vũ Khánh Linh (phó trưởng phòng thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa.

- Trương Việt Hưng (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ): 3 năm tù

- Nguyễn Duy Phương (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ): 2 năm tù

- Nguyễn Văn Dũng (phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 11 năm tù

- Nguyễn Thị Phi Loan (nguyên phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 4 năm tù

- Võ Văn Thuần (phó chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 7 năm tù

- Phan Tấn Trung (phó chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 7 năm tù

- Nguyễn Tín (nguyên thanh tra viên, phó trưởng phòng thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM (Cục II cũ) thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù

Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

- Nguyễn Văn Du (nguyên quyền chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa.

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

- Nguyễn Cao Trí (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Capella): 8 năm tù;

* Nhóm bị cáo bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã, bị xét xử vắng mặt:

- Đinh Văn Thành (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là chung thân.

- Chiêm Minh Dũng (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

- Trầm Thích Tồn (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 16 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng;

- Nguyễn Lâm Anh Vũ (nguyên phó giám đốc chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB): 13 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng;

- Nguyễn Thị Thu Sương (chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.


Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử hình thành Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh PhátTrụ sở Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh PhátThành viên Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh PhátCổ đông chính Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh PhátNhân sự Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh PhátDự án Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh PhátBê bối Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh PhátCông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vạn Thịnh PhátBất động sảnThành phố Hồ Chí Minh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Căn bậc haiRDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Thái LanDubaiSécThủ dâmNguyễn Thị Kim NgânNguyễn TrãiAngolaTrần Tiến HưngTrần Hưng ĐạoHồ Mẫu NgoạtChâu ÂuMẹ vắng nhà (phim 1979)Ả Rập Xê ÚtNấmChữ Quốc ngữSinh sản hữu tínhKakáT1 (thể thao điện tử)Gia đình Hồ Chí MinhĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamFukada EimiChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaMinh Thái TổLiverpool F.C.Số nguyênThanh tra Bộ Công an (Việt Nam)Arsenal F.C.Kitô giáoStephen HawkingChâu Nam CựcNguyễn Văn LinhMiduViệt Nam hóa chiến tranhLý Thường KiệtCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtDân số thế giớiLễ Phục SinhNgày Trái ĐấtTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamThành nhà HồGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcSingaporeNguyễn Nhật ÁnhTriệu Lệ DĩnhTrần Đại QuangBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Vladimir Ilyich LeninNhật ký Đặng Thùy TrâmCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamParis Saint-Germain F.C.Hai Bà TrưngKim Ngưu (chiêm tinh)Tố HữuGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Châu ÁLê Khả PhiêuĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhYên BáiKhánh HòaKinh Dương vươngAldehydeĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia IraqNhà Lê sơTân CươngCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuNguyễn Minh TriếtDanh sách thủy điện tại Việt NamChủ tịch Quốc hội Việt NamAcetaldehydeKinh thành HuếCúp FACộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênByeon Woo-seokHiếp dâm🡆 More