Vạn Phúc, Thanh Trì: Xã thuộc Thanh Trì

Vạn Phúc là một xã thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Vạn Phúc
Xã Vạn Phúc
Hành chính
Quốc giaVạn Phúc, Thanh Trì: Xã thuộc Thanh Trì Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnThanh Trì
Địa lý
Tọa độ: 20°55′07″B 105°53′54″Đ / 20,918516°B 105,898252°Đ / 20.918516; 105.898252
Vạn Phúc trên bản đồ Hà Nội
Vạn Phúc
Vạn Phúc
Vị trí xã Vạn Phúc trên bản đồ Hà Nội
Vạn Phúc trên bản đồ Việt Nam
Vạn Phúc
Vạn Phúc
Vị trí xã Vạn Phúc trên bản đồ Việt Nam
Khác
Mã hành chính00676

Địa giới hành chính

Xã Vạn Phúc nằm ở phía đông huyện Thanh Trì. Ranh giới hành chính như sau:

Làng Vạn Phúc

Làng Vạn Phúc nay là một thôn của xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì). Đầu thế kỷ XIX là "Vạn Phúc châu" thuộc tổng Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, phủ Thường tín, trấn Sơn Nam Thượng (năm 1831 đổi làm tỉnh Hà Nội, năm 1904 thuộc tỉnh Hà Đông). Sau Cách mạng, làng nhập với làng Mỹ Ả thành xã mang tên Vạn Phúc. Năm 1926, làng có 1223 nhân khẩu.

Vạn Phúc nằm ven sông Hồng, có vùng bãi màu mỡ nên được con người khai phá từ rất sớm. L àng thờ vị thần tên là Uy Mang (hay Hồng Mang), theo thần phả là anh em sinh đôi của Vua Hùng Nghị Vương. Ông là vị tướng văn võ song toàn, có công lớn giúp vua cha giữ yên bờ cõi, sau khi qua đời được phong Phúc thần và được 27 làng xã phụng thờ.

Làng Vạn Phúc in đậm nhiều dấu ấn của lịch sử đất nước. Tháng Giêng năm Giáp Tý (544), Lý Bí (Lý Bôn) sau khi khởi binh đánh đuổi được Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương đã xưng vua, đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, dựng điện Vạn Xuân. Theo các nhà nghiên cứu thì điện Vạn Xuân ở bên hồ Vạn Xuân (xưa gọi là Vạn Xoan), chính là đầm Vạn Phúc bên bờ sông Hồng.

Năm Bính Ngọ (1426), nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi chỉ huy đóng quân ở Tây Phù Liệt (xã Đông Phù ngày nay). Hai ông đã cho tôn đê Vạn Xuân, biến đoạn đê này thành chiến lũy quan trọng để bao vây thành Đông Quan của giặc Minh.

Tháng Sáu, năm Bính Ngọ (1786), quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tấn công ra Bắc diệt nhà Trịnh. Chúa Trịnh đã bố trí một lực lượng lớn quân do tướng Hoàng Phùng Cơ chỉ huy, đóng ở đầm Vạn Phúc để ngăn chặn. Song, quân chúa Trịnh bị đánh tan ngay từ trận đầu. Sáu người con của Hoàng Phùng Cơ chết trong trận này. Cơ và 2 người con còn lại cướp đường chạy về Thăng Long.

Nằm ven sông Hồng, Vạn Phúc có bãi bờ phù sa màu mỡ, thuận tiện cho việc cấy trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp. Tuy nhiên, hàng năm, dân làng phải chịu cảnh nước lụt nên phải bỏ nhiều côg sức đắp và tu bổ đê. Phần cuối đê Vạn Xuân (Vạn Xoan) nằm trên đất Vạn Phúc chính là phần quan trọng của đê Đỉnh Nhĩ. Tương truyền, vào đầu thời Lê Sơ, đoạn đê này vỡ đến 13 lần, đắp xong lại vỡ. Bờ đối diện của đê này nằm trên đất làng Nga My của huyện Thanh Oai. Trong quá trình đắp đê đó, dân hai làng Vạn Phúc và Nga My thường hỗ trợ nhau về vật chất, phương tiện và cả sức người, từ đó hình thành tục kết nghĩa giữa hai làng, được duy trì cho đến ngày nay.

Vạn Phúc có ngôi đình làng, ngoài vị thần Uy Mang còn thờ Lê Sạn là người làng, đỗ Bảng nhãn khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống đời Vua Lê Hiến Tông (năm 1502), khi ông mới 26 tuổi, làm quan đến Thượng thư bộ Lại, từng đi sứ sang nhà Minh. Làng có chùa Tiên Linh, tên Nôm là chùa Trắng hay chùa Bụt Mọc. Tục truyền, vào thời Vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028), có một năm đê vỡ, dân làng thấy một pho tượng trôi trên đầm Vạn Xuân, liền làm lễ khấn trời Phật; lễ xong thì tượng dừng trôi. Vua biết tin liền sức cho dân làng dựng am thờ và cho đặt tên chùa là Bụt Mọc, song dân làng thường quen gọi là chùa Trắng. Sau đó, chùa được mở mang khang trang, nhưng do chiến tranh và thiên tai nên chùa bị xuống cấp, đổ nát dân, hiện chỉ còn hậu cung và trụ cổng chùa.

Dân làng Vạn Phúc có một bộ phận theo Công giáo, dựng nhà thờ vào cuối thế kỷ 19. Nay là Giáo xứ Vạn Phúc thuộc Tổng giáo phận Hà Nội..

Tham khảo

Tags:

Hà NộiThanh TrìXã (Việt Nam)

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tam QuốcLê Thanh Hải (chính khách)Mặt TrờiBao Thanh Thiên (phim truyền hình 1993)Đền HùngSelena GomezTứ diệu đếLee Chae-minVũ trụBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamNhật ký trong tùHàn Mặc TửPhùng Quang ThanhNhà giả kim (tiểu thuyết)Tần Thủy HoàngChùa Một CộtHạ LongNguyễn Duy NgọcBảng tuần hoànLý Thái TổNha TrangPark Hang-seoVăn họcHà LanDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiNgân hàng Thương mại Cổ phần Tiên PhongKung Fu PandaĐặng Thị Ngọc ThịnhVincent van GoghChủ nghĩa khắc kỷTố HữuKim LânGiải vô địch bóng đá thế giới 2026Minh Thành TổTừ Hán-ViệtPhi nhị nguyên giớiBảng xếp hạng bóng đá nam FIFATriều đại trong lịch sử Trung QuốcCàn LongNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcTrí tuệ nhân tạoNam TưBình ĐịnhLiên XôDanh mục các dân tộc Việt NamLong diên hươngChuỗi thức ănBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamMai (phim)Lê Long ĐĩnhChuyện người con gái Nam XươngTrần Quốc TỏNewJeansTrần Đức LươngNguyễn Xuân ThắngĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhĐiện Biên PhủKim Go-eunTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiEdgar DavidsNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònPhan Lạc HoaĐứcThomas EdisonPhần LanCác trận đấu trong Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24Nguyễn Văn ThiệuPhạm Minh ChínhVụ tấn công Crocus City HallTrần Cẩm TúTạp chí Cộng sảnDòng điệnTôn giáoChiến dịch Điện Biên PhủSơn LaFrieren – Pháp sư tiễn tángVịnh Hạ LongSkibidi ToiletLiên minh châu Âu🡆 More