Vĩnh Tông: Hoàng tử nhà Thanh

Vĩnh Tông (Tiếng Trung: 永琮; 27 tháng 5, năm 1746 – 29 tháng 1, năm 1748), Ái Tân Giác La, là vị Hoàng tử thứ 7 của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế.

Vĩnh Tông
Hoàng tử nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1746-05-27)27 tháng 5, 1746
Mất29 tháng 1, 1748(1748-01-29) (1 tuổi)
An táng25 tháng 9 năm 1748
Đoan Tuệ Hoàng thái tử viên tẩm (端慧皇太子园寝)
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La · Vĩnh Tông
(爱新觉罗·永琮)
Thụy hiệu
Điệu Mẫn Hoàng tử
(悼敏皇子)
Triết Thân vương
(哲亲王)
Thân phụThanh Cao Tông
Thân mẫuHiếu Hiền Thuần Hoàng hậu

Sau cái chết của anh trai cùng mẹ Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn, Hoàng tử Vĩnh Tông sẽ được hi vọng trở thành Trữ quân, nên từ khi sinh ra thì Hoàng tử rất được cha là Càn Long Đế yêu quý.

Cuộc đời

Hoàng tử Vĩnh Tông được sinh ra vào buổi trưa, ngày 8 tháng 4 (âm lịch) năm Càn Long thứ 11 (1746), là con trai thứ 7 của Thanh Cao Tông và là con trai thứ hai, cũng là con trai út trong tổng số 4 người con của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu.

Theo lệ thời Càn Long, vào tháng giêng, Hoàng đế sẽ thân chủ trì các điển lễ long trọng, diên yến chiêu đãi các Vương công Đại thần, sau đó còn có lệ đi đến Viên Minh Viên đón tiết Thượng Nguyên, xem pháo hoa và tham quan núi non. Tuy nhiên, kế hoạch này đều bị bãi bỏ vào năm Càn Long thứ 11 năm đó, tất cả chỉ vì Càn Long Đế không muốn Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu phải đi đường xa vất vả, nên ông quyết định cùng với Hoàng hậu năm đó ở tại Tử Cấm Thành chờ đợi đứa con sắp chào đời.

Vì người anh cùng mẹ Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn qua đời sớm, cộng thêm Hoàng tử sinh ngay vào ngày Phật đản, nên từ khi mới lọt lòng, Hoàng thất tử Vĩnh Tông được coi là Hoàng Đích tử duy nhất và rất được Càn Long Đế yêu quý, coi trọng và đặt rất nhiều hi vọng trong tương lai.

Quá đỗi vui mừng trước sự ra đời của Hoàng tử, Càn Long Đế ngay lúc đó đã hý bút:

Viết xong, Càn Long Đế còn cư nhiên sợ người đọc không hiểu, nên cẩn thận chú thích: 「Thị nhật trung cung hữu lộng chương chi hỉ; 是日中宫有弄璋之喜; ý đại khái là "Niềm vui vào ngày chào đón con trai trong cung"」. Cụm từ "Lộng chương" (弄璋) trong chú thích, xuất phát từ Kinh Thi, có câu: "Nãi sinh nam tử, tái tẩm chi sàng, tái y chi thường, tái lộng chi chương" (Nguyên văn: 乃生男子,载寝之床,载衣之裳,载弄之璋。).

Cái tên Vĩnh Tông của Hoàng tử là ngầm ý của Càn Long khi muốn Hoàng tử là người kế vị. Sự yêu quý của Càn Long Đế dành cho con trai cả thiên hạ đều biết, chính văn nhân Trình Mục Hành (程穆衡) trong tác phẩm "Kim xuyên kỷ lược" (金川纪略) của mình cũng ghi về Hoàng tử Vĩnh Tông như sau:「"Hoàng thất tử Vĩnh Tông, túc tuệ kỳ nghi, Thượng (Càn Long Đế) cùng Hậu (Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu) yêu tha thiết"; 皇七子永琮,夙慧岐嶷,上与后尤钟爱」.

Qua đời và tang nghi

Năm Càn Long thứ 12 (1747), ngày 29 tháng 12 (âm lịch), giờ Hợi, Hoàng tử Vĩnh Tông bị đậu mùa mà mất, chỉ vừa 2 tuổi. Càn Long Đế vô cùng tiếc thương, vừa đau lòng vừa chỉ dụ rất cặn kẽ về cái chết của Hoàng tử.

Lời dụ rằng:

Tang nghi của Hoàng tử Vĩnh Tông được tổ chức vô cùng long trọng, so với các Hoàng tử còn nhỏ mà chết yểu khác của nhà Thanh, thì tang nghi của Hoàng tử Vĩnh Tông là cao cấp nhất. Sơ qua, tang lễ của Vĩnh Tông là sang năm Càn Long thứ 13 (1748), bắt đầu từ ngày 2 tháng 1 (âm lịch) nhập Kim quan, ngày 6 tháng 1 thì bắt đầu ban thụy hiệu, qua các "Sơ nghi thức tế lễ", "Dịch nghi thức tế lễ", "Đại nghi thức tế lễ", "Chu nguyệt lễ", "Bách nhật lễ", "Tổ điện lễ" thì sang ngày 17 tháng 4 (âm lịch) bắt đầu tiến hành "Phụng di lễ", tức là bắt đầu đưa Kim quan của Hoàng tử đến nơi chôn cất, ngày 23 tháng 4 (âm lịch) thì tiến hành "Tạm an lễ", chuẩn bị cho lễ hạ táng Kim quan. Mãi cho đến ngày 25 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, chính thức hạ táng Hoàng tử Vĩnh Tông vào Đoan Tuệ Hoàng thái tử viên tẩm (端慧皇太子园寝), bên cạnh anh ruột là Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn.

Ban đầu, Hoàng tử Vĩnh Tông được Càn Long Đế ban cho thụy hiệu là Điệu Mẫn (悼敏). Về sau, Gia Khánh Đế vào tháng 3 năm Gia Khánh thứ 4 (1799) mới cải thành Triết Thân vương (哲亲王).

Tham khảo

Tags:

1746174827 tháng 529 tháng 1Chữ HánThanh Cao TôngÁi Tân Giác La

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamẢ Rập Xê ÚtXử Nữ (chiêm tinh)Tam quốc diễn nghĩaNhà TrầnQuang TrungTam ThểÚcNăm CamDanh sách số nguyên tốDanh sách ngân hàng tại Việt NamCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátTrần Thái TôngHắc Quản GiaVăn hóaNinh ThuậnEl NiñoBắc KinhHàn Mặc TửLê Đức ThọĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamTrần Đại NghĩaBình ThuậnNghệ AnThiếu nữ bên hoa huệTrà VinhSécKhang HiGia đình Hồ Chí MinhHán Quang Vũ ĐếTố HữuViệt Nam Dân chủ Cộng hòaDanh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt NamQuảng NinhKim Soo-hyunNam CaoPhong trào Đồng khởiDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁTình bạnHiếp dâmDương Văn MinhThủ dâmXXX (phim 2002)Quần thể danh thắng Tràng AnCarles PuigdemontDanh sách đảo Việt NamLê Minh HưngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Liên Hợp QuốcIranLê Hồng AnhNgô Đình DiệmBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngThánh GióngDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueNhà nước PalestineQuần đảo Hoàng SaRừng mưa nhiệt đớiIraqCho tôi xin một vé đi tuổi thơLa Văn CầuNguyễn Đình ThiVĩnh LongHệ Mặt TrờiManchester City F.C.Nguyễn Văn LinhNam quốc sơn hàĐen (rapper)Romeo và JulietVinamilkQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamNho giáoDân số thế giớiQuảng NgãiĐạo giáoHồ Quý LyLễ hội Chol Chnam Thmay🡆 More