Tỉnh Vĩnh Phú: Tỉnh cũ ở Việt Nam

Vĩnh Phú là một tỉnh cũ của Việt Nam, tồn tại từ năm 1968 đến năm 1996.

Tỉnh này bao gồm hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hiện nay.

Vĩnh Phú
Tỉnh
Tỉnh Vĩnh Phú
Hành chính
Quốc giaTỉnh Vĩnh Phú: Địa lý, Lịch sử Việt Nam
VùngĐồng bằng sông HồngĐông Bắc Bộ
Tỉnh lỵThành phố Việt Trì
Phân chia hành chính1 thành phố, 2 thị xã, 13 huyện
Thành lập1968
Giải thể1996
Địa lý Tỉnh Vĩnh Phú
Tọa độ: 21°19′17″B 105°24′08″Đ / 21,321284°B 105,402308°Đ / 21.321284; 105.402308
Tỉnh Vĩnh Phú: Địa lý, Lịch sửTỉnh Vĩnh Phú (màu đỏ) năm 1976

Địa lý Tỉnh Vĩnh Phú

Tỉnh Vĩnh Phú có vị trí địa lý (năm 1991-1996):

    Diện tích và dân số của tỉnh qua các thời kỳ
  • Năm 1976, tỉnh Vĩnh Phú có diện tích 5.187 km², 1.591.000 người
  • Năm 1979: 4.630 km², dân số 1.429.900 người
  • Năm 1991 4.823 km², 2.081.043 người.

Lịch sử Tỉnh Vĩnh Phú

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Tỉnh lỵ của tỉnh đặt tại thành phố Việt Trì.

Khi hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phú ban đầu có tỉnh lỵ là thành phố Việt Trì, 3 thị xã: thị xã Phú Thọ, Phúc Yên, Vĩnh Yên và 18 huyện: Bình Xuyên, Cẩm Khê, Đa Phúc, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Kim Anh, Lâm Thao, Lập Thạch, Phù Ninh, Tam Dương, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng, Yên Lập.

Ngày 26 tháng 6 năm 1976, thị xã Phúc Yên chuyển thành thị trấn thuộc huyện Yên Lãng.

Theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, hợp nhất các huyện sau đây:

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Mê Linh (trừ 14 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên cũ và 4 xã thuộc huyện Yên Lạc cũ) và huyện Sóc Sơn được sáp nhập vào Hà Nội (cũng trong năm này, hai thị xã Hà Đông, Sơn Tây và 5 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất cùng một số xã thuộc huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín của tỉnh Hà Sơn Bình cũng được nhập vào Hà Nội (mặc dù trên thực tế thị xã Hà Đông lúc này vẫn thuộc tỉnh Hà Sơn Bình và là tỉnh lỵ của tỉnh này).

Ngày 26 tháng 2 năm 1979, tái lập huyện Lập Thạch, tách ra từ huyện Tam Đảo . Đồng thời, sáp nhập 14 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên cũ của huyện Mê Linh vào huyện Tam Đảo; sáp nhập 4 xã thuộc huyện Yên Lạc cũ của huyện Mê Linh vào huyện Vĩnh Lạc.

Năm 1980, tỉnh Vĩnh Phú có 1 thành phố Việt Trì (tỉnh lỵ), 2 thị xã Phú Thọ, Vĩnh Yên và 8 huyện Tam Đảo, Tam Thanh, Lập Thạch, Vĩnh Lạc, Sông Thao, Sông Lô, Phong Châu và Thanh Sơn.

Ngày 22 tháng 12 năm 1980, tái lập huyện Yên Lập, tách ra từ huyện Sông Thao, tách huyện Sông Lô thành 2 huyện Đoan Hùng và Thanh Hòa.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, chuyển huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú quản lý (cũng trong năm này, thị xã Sơn Tây và 5 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất của Hà Nội chuyển trở về tỉnh Hà Tây vừa tái lập). Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào Hà Nội.

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia lại huyện Thanh Hòa thành 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa; chia lại huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.

Đến cuối năm 1995, tỉnh Vĩnh Phú có 16 đơn vị hành chính gồm: thành phố Việt Trì (tỉnh lị), 2 thị xã Phú Thọ, Vĩnh Yên và 13 huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lập Thạch, Mê Linh, Phong Châu, Sông Thao, Tam Đảo, Tam Thanh, Thanh Ba, Thanh Sơn, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lập.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Vĩnh Phú để tái lập tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc.

Chú thích

Xem thêm

Tags:

Địa lý Tỉnh Vĩnh PhúLịch sử Tỉnh Vĩnh PhúTỉnh Vĩnh Phú19681996Phú ThọTỉnhViệt NamVĩnh Phúc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Thổ Nhĩ KỳChiến dịch đốt lòVũng TàuHọc viện Kỹ thuật Quân sựDonald TrumpDương Văn Thái (chính khách)FormaldehydeTôn giáoNhà Tây SơnTây NguyênDanh sách quốc gia Châu Âu theo diện tíchVua Việt NamCleopatra VIIVăn LangCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátTăng Minh PhụngTư Mã ÝNgày Thống nhấtJordanVTV5Cho tôi xin một vé đi tuổi thơMùi cỏ cháyLịch sửQuỳnh búp bêSơn LaNguyễn Đình BắcTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngChu vi hình trònTô Vĩnh DiệnDiên Hi công lượcVụ phát tán video Vàng AnhDanh sách cầu thủ Real Madrid CFBình Ngô đại cáoCamp NouToán họcFansipanGia LaiĐại học Quốc gia Hà NộiChâu Nam CựcMười hai con giápTrầm cảmTô Ân XôNúi Bà ĐenTriết họcTitanic (phim 1997)Chu Văn AnLưu BịViệt NamLý Thái TổRadio France InternationaleVụ lật phà SewolCristiano RonaldoHThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamCông an nhân dân Việt NamĐồng bằng sông HồngBayer 04 LeverkusenOne PieceChủ nghĩa cộng sảnChùa Thiên MụJude BellinghamHùng VươngMôi trườngChùa HươngThời bao cấpDanh sách tỷ phú Việt Nam theo giá trị tài sảnSuboiSố nguyên tốNguyễn Duy NgọcWikipediaĐường Trường SơnPhạm Xuân ẨnĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamHùng Vương thứ XVIIIQuảng TâyBrahim DíazDuyên hải Nam Trung Bộ🡆 More