Văn Kiện Đầu Hàng Của Nhật Bản

Văn kiện đầu hàng của Nhật Bản là thoả thuận đầu hàng chính thức của Đế quốc Nhật Bản, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Văn kiện này được ký bởi các đại diện đến từ Đế quốc Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Liên Xô, Úc, Canada, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp, Vương quốc Hà Lan và New Zealand. Lễ ký kết được thực hiện trên boong tàu USS Missouri trong Vịnh Tokyo vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Văn Kiện Đầu Hàng Của Nhật Bản
Đại diện của Nhật Bản đứng trên tàu USS Missouri (BB-63) trước khi ký văn kiện đầu hàng

Ngày này đôi khi được nhắc đến như là ngày Chiến thắng Nhật Bản, mặc dù nó thường xuyên được dùng để ám chỉ đến ngày Thiên hoàng Hirohito tuyên bố Huấn lệnh Đầu hàng của Hoàng đế, bản tuyên bố chấp thuận các điều khoản của Tuyên bố Potsdam được sóng phát thanh truyền đi trên toàn đế quốc vào trưa ngày 15 tháng Tám theo Giờ Tiêu chuẩn Nhật Bản.

Nghi thức đầu hàng

Buổi lễ được diễn ra trên boong tàu Missouri kéo dài 23 phút và được phát đi toàn thế giới. Người ký vào văn kiện đầu tiên là Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Mamoru Shigemitsu, "Theo mệnh lệnh và nhân danh Hoàng đế và Chính phủ Nhật Bản" (9:04 sáng). Tướng Yoshijirō Umezu, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội là người tiếp theo ký vào văn kiện, "Theo mệnh lệnh và nhân danh Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Hoàng gia Nhật Bản" (9:06 sáng).

Lúc 9:08 phút, Thống tướng Hoa Kỳ Douglas MacArthur, Tư lệnh Tối cao Tổng lực lượng Đồng Minh trong Vùng Tây Nam Thái Bình Dương, nhân danh lực lượng Đồng Minh chấp nhận sự đầu hàng và ký vào văn kiện với vai trò là Tổng tư lệnh Tối cao.

Sau MacArthur, lần lượt các đại diện sau ký vào văn kiện đầu hàng thay mặt cho các bên:

  • Đô đốc Chester W. Nimitz đại diện cho Hoa Kỳ (9:12 sáng),
  • Tướng Xu Yongchang đại diện cho Trung Quốc (9:13 sáng),
  • Đô đốc Bruce Fraster, đại diện cho Vương quốc Anh (9:14 sáng),
  • Trung tướng Kuzma Derevyanko đại diện cho Liên Xô (9:16 sáng),
  • Tướng Thomas Blamey, đại diện cho Úc (9:17 sáng),
  • Đại tá Lawrence Moore Cosgrave, đại diện cho Canada (9:18 sáng),
  • Tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque, đại diện cho Pháp (9:20 sáng),
  • Đô đốc Conrad Emil Lambett Helfrich, đại diện cho Hà Lan (9:21 sáng),
  • Phó Nguyên soái Leonard Monk Isitt, đại diện cho New Zealand (9:22 sáng).

Ngày 6 tháng Chín, Đại tá Bernard Theilen mang văn kiện và một bản tuyên bố hoàng đế tới Washington, D.C. và trình những giấy tờ trên cho Tổng thống Harry S. Truman trong một buổi lễ chính thức tại Nhà Trắng trong ngày hôm sau. Tài liệu sau đó được trưng bày tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia.

Bút viết

Là những nhân chứng, tướng Mỹ Jonathan M. Wainright, người đã đầu hàng Philippines, và trung tướng Anh Arthur Percival, người đã đầu hàng Singapore đã nhận được 2 trong số 6 chiếc bút đã được dùng để ký văn kiện. Một chiếc khác đã thuộc về Học viện Quân sự West Point Hoa Kỳ, và 1 chiếc khác thuộc về sĩ quan phụ tá MacArthur. Tất cả những chiếc bút được sử dụng bởi MacArthur đều có màu đen, trừ chiếc cuối cùng có màu đỏ mận sau này thuộc về vợ ông. Một bản copy của chiếc bút và văn kiện đầu hàng được chứa trong 1 chiếc hòm trên tàu Missouri để đánh dấu nơi ký kết văn kiện quan trọng này.

Tham khảo

Tags:

CanadaChiến tranh thế giới thứ haiChính phủ lâm thời Cộng hòa PhápHoa KỳLiên XôNew ZealandTrung Hoa Dân Quốc (1912-1949)USS Missouri (BB-63)Vương quốc Hà LanVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandVịnh TokyoÚcĐế quốc Nhật Bản

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

XHamsterNguyễn Ngọc NgạnTrung ĐôngBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Tài nguyên thiên nhiênChất bán dẫnHà NamNguyễn Văn TrỗiHắc Quản GiaTriết họcFlorian WirtzBút hiệu của Hồ Chí MinhMôi trườngPhápHàn Mặc TửNguyễn Đình Trung (sinh năm 1973)Chuỗi thức ănVụ phát tán video Vàng AnhMonkey D. LuffyNăng lượng tái tạoTần Thủy HoàngDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamSơn LaVinamilkNguyễn Hòa BìnhVụ án Vạn Thịnh PhátMông CổThích-ca Mâu-niNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Dinh Độc LậpChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Thành VaticanChủ nghĩa xã hộiSự kiện Thiên An MônHoàng Phủ Ngọc TườngHứa Quang HánXuân DiệuChữ HánCầu vồngPhân cấp hành chính Việt NamGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Phạm Ngọc ThảoPhenolCác ngày lễ ở Việt NamThủ dâmCúp bóng đá châu Á 2023Vòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Hoàng thành Thăng LongLê Long ĐĩnhTrương Mỹ HoaTô Vĩnh DiệnNhật BảnĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhPhố cổ Hội AnChiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia18 tháng 4Trương Mỹ LanQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamTrường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhVũ khí hạt nhânChiến tranh thế giới thứ haiPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Donald TrumpLương CườngChiến tranh Đông DươngHoàng ĐanNguyễn Đình ThiChùa Thiên MụLiên bang Đông DươngGốm Bát TràngNguyễn Vân ChiNhà bà NữĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhTrường Đại học Kinh tế Quốc dânTứ bất tửTình bạnChiến tranh Lạnh🡆 More