Võ Cổ Truyền Việt Nam

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù, các đòn đánh,...

Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước trong suốt quá trình lịch sử Việt Nam.

Một Võ sư Võ cổ truyền Việt Nam.
Một Võ sư Võ cổ truyền Việt Nam.

Về danh xưng "Võ cổ truyền Việt Nam", theo võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung: "Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi "võ ta", là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!". Võ sư Võ Kiểu còn cho rằng việc thay thế danh xưng "Võ Ta" bằng tên gọi "võ cổ truyền Việt Nam" có thể "vô tình đánh mất luôn cả hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ đẹp này."

Hiện tại võ cổ truyền Việt Nam do Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam đại diện và quản lý.

Lịch sử Võ Cổ Truyền Việt Nam

Tại Việt Nam, thời Pháp mới chiếm Đại Nam, các hệ phái võ thuật cổ truyền bị thực dân Pháp cấm lưu hành vì những người đứng đầu các phong trào khởi nghĩa chống Pháp đều là người giỏi võ Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Khoảng năm 1925, võ cổ truyền Việt Nam được khôi phục song song với các môn võ ngoại quốc khác được đưa vào Việt Nam, như: Quyền Anh (Boxing, Boxe), Thiếu Lâm (Shaolin), Nhu đạo (Judo)...

Trong giai đoạn này, nhiều võ sư huyền thoại đã để lại danh tiếng. Toàn quốc Việt Nam, trước năm 1945, ai cũng nghe danh Tứ Đại Võ Sư là Bái Mùa Cát Quế, đào tạo vô số thanh niên yêu nước sẵn sàng bảo vệ quê hương và phụng sự dân tộc, tạo truyền thống thượng võ lan rộng khắp năm châu. Sau năm 1945, cụ Quế có các cao đồ là sư tổ Nguyễn Văn Quý và Trưởng Tràng là Võ Sư Đặng Văn Hinh, kế tiếp là Võ Sư kiêm Giáo sư Tiến sĩ Đặng Quang Lương, Trưởng Môn võ phái Việt Đạo Quán trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đến năm 1975 được bổ nhiệm làm Trưởng Môn Việt Đạo Quán Thế giới; 3 võ sư còn lại trong 4 đại danh sư kể trên được mệnh danh là "Tam Nhựt" gồm: Hàn Bái, Bá Cát, Bảy Mùa vì có công lớn trong việc khôi phục truyền thống võ Việt Nam trong thời gian này. Mãi đến khi Pháp rời khỏi Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã tiếp tục duy trì sự phục hồi võ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam (VABA), và Tổng Hội Võ Sư Nghiên cứu Và Phổ Biến Võ Học Việt Nam, gọi tắt là Tổng Hội Võ Học Việt Nam. Ba võ sư có công lớn trong giai đoạn này là: Trương Thanh Đăng, sư tổ của võ phái Bình Định Sa Long Cương, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai (được mệnh danh là "Tam Nguyệt") tiếp nối việc khôi phục và phát triển võ Việt Nam.

Tuy nhiên, tại miền Nam Việt Nam, từ năm 1960 đến năm 1963, Ngô Đình Diệm lại tiếp tục cấm các đoàn võ thuật phát triển (trong đó có võ Việt Nam), vì năm 1960, trong lực lượng tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm thất bại có đoàn võ sĩ Nhu đạo do võ sư Phạm Lợi chỉ huy. Năm 1964, võ thuật được tiếp tục hoạt động, trong đó có võ Việt Nam. Trong giai đoạn này, võ thuật Việt Nam đã lớn mạnh, sánh vai ngang hàng với võ thuật các nước trong khu vực, như: Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan, Lào, Campuchia,... Nhiều võ sĩ Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trước nhà vô địch của các nước bạn trong khu vực. Bốn võ sư đã có công đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng quyền thuật Việt Nam, nhất là đào tạo nhiều võ sĩ giỏi đại diện cho màu cờ sắc áo Việt Nam chiến thắng vẻ vang nhiều nhà vô địch của các nước bạn, chính là: Từ Thiện Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. Bốn võ sư này đã được Tổng Nha Thanh Niên trao tặng Bằng Khen về các thành tích vẻ vang cho đất nước, và từ đó, giới võ thuật gọi bốn võ sư này là "Tứ Tú" (bốn ngôi sao sáng), nối tiếp "Tam Nhựt" (ba mặt trời) và "Tam Nguyệt" (ba mặt trăng) trong việc khôi phục và phát huy truyền thống võ thuật Việt Nam.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, do tình hình trật tự an ninh còn hỗn loạn, võ thuật Việt Nam tạm ngừng phát triển một thời gian. Năm 1979, nhân sự kiện quân đội Trung Quốc và quân đội Khmer đỏ tấn công Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã cho khôi phục hoạt động võ thuật, trong đó có võ thuật cổ truyền Việt Nam, để tập hợp thanh niên rèn luyện tinh thần bất khuất sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc[cần dẫn nguồn]. Sau đó, các Liên đoàn võ thuật hình thành để quản lý phong trào võ thuật, trong đó có Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam hình thành năm 1991. Tuy nhiên, do nhiều lý do, từ đó cho đến năm 2007, võ thuật Việt Nam vẫn chưa được nhà nước Việt Nam quan tâm phát triển như những môn võ thuật có thi đấu quốc tế như: Taekwondo, Judo, Karatedo, Wushu, Pencak silat, Boxing, Vovinam,...

Đặc điểm Võ Cổ Truyền Việt Nam

Võ thuật cổ truyền Việt Nam thể hiện một số đặc điểm:

  • Thường là võ trận, sử dụng trong trận mạc, chiến đấu chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên hoang dã, chống trả và săn bắt hổ, lợn rừng, bảo vệ nhà cửa, làng xóm, chống trộm cướp.
  • Thích hợp với nhiều loại địa hình.
  • Thực dụng, linh hoạt.
  • Dĩ công vi thủ, dĩ nhu chế cương, dĩ đoản chế trường.
  • Các bài quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú
  • Muốn luyện thành thạo phải luyện với thiên nhiên nơi có khí trong lành, để tăng khí công trong người, khi đó ra đòn sẽ mạnh hơn.

Một số hệ phái võ thuật cổ truyền Việt Nam Võ Cổ Truyền Việt Nam

Miền Bắc

Nam Thiên Phật Môn Quyền

  • Việt Nam Kungfu
  • Sơn Đông Không Động
  • Thiên Môn Đạo
  • Hoàng quyền
  • Nhất Nam (võ Hét)
  • Võ Vật Liễu Đôi
  • Thăng Long Võ Đạo
  • Nam Hồng Sơn
  • Thanh Phong Võ Đạo
  • Bắc Việt Võ
  • Uy Long Môn
  • Bình Định Gia
  • Văn Trang Võ Đạo
  • Mai Sơn Lâm
  • Đông Đô Việt Quyền
  • Hoa Quyền
  • Vũ Long Quyền
  • Linh Quyền Đạo
  • Tiêu Sơn phái
  • Huyền Công Đạo
  • Phật Quang Quyền

Miền Trung

  • Hải Long Võ Đạo
  • Thiếu Lâm Nam Sơn
  • Xích Long Võ Đạo
  • Bích Quang Môn
  • Tây Sơn Võ Đạo
  • Thượng Môn
  • Hồng Vui Đường
  • Bình Thái Đạo
  • Áo Vải
  • Võ Kinh Vạn An
  • Phước Sơn Võ Đạo
  • Bạch Hổ lâm
  • Thiếu Sơn Phật Gia
  • Huỳnh Huynh Đệ
  • thiếu lâm tây sơn
  • Kim Kê Tây Sơn Nhạn
  • Thiếu Lâm Đại Tâm

Miền Nam

  • Thanh Long Võ Đạo
  • Bạch Hổ võ phái
  • Tân Khánh Bà Trà
  • Thiếu Lâm Phật Gia Quyền
  • Kim Kê Phái
  • Kim Ô phái
  • Bình Định Sa Long Cương
  • Trúc Lâm Thái Hư
  • Việt Đạo Quán
  • Tây Sơn Bình Định
  • Hóa Quyền Đạo
  • Hắc Long
  • Nội Gia Võ Đạo Việt Nam
  • Môn Phái Hồng Mi Đạo Nhơn
  • Trung Sơn Võ Đạo
  • Tây Sơn - Ngọc Điệp
  • Hồng Trần Bình Định
  • Thiếu Lâm Long Phi
  • Tây Sơn Nhạn
  • Thiếu Lâm Bằng Long Hải
  • Thiếu Lâm Hắc Hổ Môn
  • Thiếu Lâm Bắc Phái
  • Thiếu Lâm Nam Bắc Phái
  • Thiếu Lâm Nững Xị (Long Hổ Hội)
  • Thiếu Lâm Lê Gia Quyền
  • Thiếu Lâm Tam Thái
  • Việt Y Võ Đạo
  • Môn Phái Lam Sơn
  • Thiếu Lâm Tiều Châu

Hải ngoại

  • Thanh Long Võ Đạo
  • Sơn Long Quyền Thuật
  • Võ thuật Văn Võ Đạo
  • Nam Hổ Quyền
  • Hoa Long Võ Đạo
  • Tinh Võ Nam Hải
  • Thiếu Hổ
  • Văn Long Võ Đường
  • Thủy Pháp
  • Cây Lau Võ Đường
  • Minh Long Tây Sơn Võ Đạo

Chú thích

Liên kết ngoài

Mười bài quy định của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam
Võ Cổ Truyền Việt Nam 
Võ Cổ Truyền Việt Nam 
Bát quái côn | Độc lư thương | Hùng kê quyền | Huỳnh long độc kiếm | Lão hổ thượng sơn | Lão mai quyền | Ngọc trản ngân đài | Roi Thái Sơn | Siêu xung thiên | Tứ linh đao

Tags:

Lịch sử Võ Cổ Truyền Việt NamĐặc điểm Võ Cổ Truyền Việt NamMột số hệ phái võ thuật cổ truyền Việt Nam Võ Cổ Truyền Việt NamVõ Cổ Truyền Việt NamDân tộc Việt NamLịch sửLịch sử Việt NamNgười ViệtNgười Việt Nam (định hướng)

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tây NguyênHoa KỳĐắk NôngQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamBình Ngô đại cáoTrung ĐôngCôn ĐảoVõ Tắc ThiênBình DươngMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamNhà ĐườngLionel MessiDương Chí DũngThuận TrịQuân đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt NamHương TràmNhà MinhQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamKý sinh thúQuần đảo Hoàng SaSự kiện Thiên An MônĐất rừng phương Nam (phim)Tokuda ShigeoTrường Đại học Trần Quốc TuấnĐài Truyền hình Việt NamVũ khí hạt nhânTrường ChinhToán họcThượng HảiChâu MỹPĐạo Cao ĐàiPhan Đình TrạcKinh tế Trung QuốcThành cổ Quảng TrịTắt đènLý HảiHuy CậnMikel ArtetaHarry KaneKhánh HòaIraqCác ngày lễ ở Việt NamDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânNguyễn Tri PhươngHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtKingsley ComanPhim khiêu dâmZaloLưu Quang VũBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật69 (tư thế tình dục)ShopeeĐào Duy TùngCarles PuigdemontQuảng NgãiTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn Văn NênNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcBabyMonsterLê Long ĐĩnhKakáTiếng Trung QuốcBảo ĐạiKim Soo-hyunDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanNguyễn Minh Châu (nhà văn)Nhà ThanhPiĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhChiến dịch Hồ Chí MinhBlue LockStephen HawkingGiang TôThám tử lừng danh ConanTác động của con người đến môi trường🡆 More