Tuân Chính

Tuân Chính là một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

Tuân Chính
Xã Tuân Chính
Hành chính
Quốc giaTuân Chính Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhVĩnh Phúc
HuyệnVĩnh Tường
Địa lý
Tọa độ: 21°12′39″B 105°29′7″Đ / 21,21083°B 105,48528°Đ / 21.21083; 105.48528
Tuân Chính trên bản đồ Việt Nam
Tuân Chính
Tuân Chính
Vị trí xã Tuân Chính trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,64 km²
Dân số (1999)
Tổng cộng6809 người
Mật độ1025 người/km²
Khác
Mã hành chính09136

Tuân chính có vị trí ở phía Nam của huyện lỵ Vĩnh Tường. Phía đông giáp xã Tam Phúc, phía nam giáp xã An Tường, phía tây giáp xã Lý Nhân và Thượng Trưng, phía bắc giáp thị trấn Vĩnh Tường, cách TP Việt Trì 14 km về phía tây bắc, cách  TP Vĩnh Yên 16 km về phía đông bắc, cách thị xã Sơn Tây và sông Hồng 6 km về phía nam.

Xã có diện tích 6,64 km², dân số năm 1999 là 6809 người, mật độ dân số đạt 1025 người/km².

Xa xưa, Tuân Chính là vùng đất bãi bồi, luồng lạch sông Hồng. Trải qua quá trình lao động, cải tạo của con người và sự biến đổi của thiên nhiên qua nhiều thế hệ đã hình thành nên làng xã như ngày nay. Ngược dòng lịch sử, Tuân Chính trước cách mạng tháng Tám thuộc tổng Tuân Lộ, nằm trong địa bàn hành chính của phủ Tam Đài (Đến đời nhà Nguyễn trị vì phủ đã đổi tên thành phủ Tam Đa và đến năm 1822 được đổi tên thành phủ Vĩnh Tường). Dưới thời Pháp thuộc, tổng Tuân Lộ có 9 làng, năm 1927, 3 làng Trung, Thượng, Táo sáp nhập vào thành làng Tuân lộ  nên tổng Tuân Lộ còn 6 làng: Phù Lập, Phúc Lập, Phù Cốc, Phù Chính, Quảng Cư, Tuân Lộ. Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ quyết định xóa bỏ cấp Tổng, hợp nhất các làng nhỏ thành xã lớn.

Tháng 4/1946, các làng thuộc tổng Tuân Lộ trước đây được hợp nhất thành xã mới lấy tên là xã Tuân Chính (Tên xã được ghép từ chữ đầu của làng Tuân Lộ và chữ cuối của làng Phù Chính là 2 làng lớn nhất trong tổng).

Tháng 1/1954, xã Tuân Chính được tách thành 2 xã là Tuân Chính và Tam Phúc. Xã Tam Phúc gồm 3 thôn Phù lập, Phúc Lập và Phù Cốc. Các thôn còn lại thuộc xã Tuân Chính.

Tuân Chính có nghề sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bao gồm cây lúa, ngô, đậu tương và cây sen; nghề chăn nuôi có lợn, gà, cá. Ngoài ra còn một số nghề phụ như: Nghề làm đậu Rùa, đan áo tơi lá (làng Tuân Lộ), nghề buôn bán, lò rèn (thôn Táo)… Cho đến nay chỉ còn lưu truyền nghề làm đậu Rùa [2].

Chú thích

Tags:

Việt NamVĩnh PhúcVĩnh TườngXã (Việt Nam)

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nhà Tây SơnHải PhòngLý Chiêu HoàngPhú YênHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁTập Cận BìnhTỉnh ủy Bắc GiangBiểu tình Thái Bình 1997Hàn TínCậu bé mất tíchĐồng bằng duyên hải miền TrungTom và JerryEl NiñoDanh sách di sản thế giới tại Việt NamBảng chữ cái tiếng AnhChiến tranh Pháp – Đại NamHùng VươngMã MorseCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Ngô Đình DiệmKhởi nghĩa Hai Bà TrưngDấu chấm phẩyDubaiRunning Man (chương trình truyền hình)Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamZinédine ZidaneCúp bóng đá trong nhà châu Á 2022Tranh Đông HồCà MauTập đoàn FPTBiển ĐôngMalaysiaTranh của Adolf HitlerBảo ĐạiDanh sách nhân vật trong DoraemonVụ án cầu Chương DươngKim ĐồngBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamIllit (nhóm nhạc)Trần Hưng ĐạoGallonQuy NhơnByeon Woo-seokChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamMười hai con giápĐịa lý châu ÁBảo toàn năng lượngChu vi hình trònChuyện người con gái Nam XươngThuốc thử TollensTF EntertainmentBan Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí MinhBến Nhà RồngNúi lửaBDSMQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamThanh Hải (nhà thơ)Ngày Thống nhấtChiến tranh thế giới thứ haiChuột lang nướcMặt trận Tổ quốc Việt NamPiDấu chấmTrần Nhân TôngTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Nguyên tố hóa họcMặt TrăngFederico ValverdeThám tử lừng danh ConanĐường Trường SơnChùa Một CộtChâu ÂuTrương Mỹ LanHoàng Phủ Ngọc TườngĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia IraqDoraemonAi Cập🡆 More