Trảng Bàng: Thị xã thuộc tỉnh Tây Ninh

Trảng Bàng là một thị xã nằm ở phía nam tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

Trảng Bàng
Thị xã
Thị xã Trảng Bàng
Trảng Bàng: Địa lý, Hành chính, Lịch sử
Một góc trung tâm thị xã Trảng Bàng

Tên cũPhú Đức
Hành chính Trảng Bàng
Quốc giaTrảng Bàng: Địa lý, Hành chính, Lịch sử Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhTây Ninh
Trụ sở UBND3 đường Gia Long, khu phố Lộc An, phường Trảng Bàng
Phân chia hành chính6 phường, 4 xã
Thành lập
  • 22/10/1956: quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
  • 15/10/1963: quận Trảng bàng, tỉnh Hậu Nghĩa
  • 03/05/1975: huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
  • 1/2/2020: thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2018
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Anh Minh
Chủ tịch HĐNDHồ Văn Hồng
Bí thư Thị ủyVõ Văn Dũng
Địa lý Trảng Bàng
Tọa độ: 11°01′51″B 106°21′32″Đ / 11,030972°B 106,358999°Đ / 11.030972; 106.358999
Bản đồ thị xã Trảng Bàng
Trảng Bàng trên bản đồ Việt Nam
Trảng Bàng
Trảng Bàng
Vị trí thị xã Trảng Bàng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích340,14 km²
Dân số (2021)
Tổng cộng179.494 người
Thành thị131.375 người (73%)
Nông thôn48.119 người (27%)
Mật độ528 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Chăm
Khác
Mã hành chính712
Biển số xe70-L1-L2
Số điện thoại0276.3.880.218
Số fax0276.3.880.218
Websitetrangbang.tayninh.gov.vn

Địa lý Trảng Bàng

Thị xã Trảng Bàng nằm ở phía đông nam của tỉnh Tây Ninh, có tuyến quốc lộ 22 nối Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia đi qua. Thị xã có vị trí địa lý:

Thị xã Trảng Bàng có diện tích 340,14 km², dân số năm 2019 là 161.831 người, mật độ dân số đạt 476 người/km².

Trảng Bàng nằm trên khu vực địa hình bán bình nguyên phù sa cổ đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình nghiêng dần từ đông bắc xuống tây nam, chiều cao trung bình từ 1m ở xã Phước Bình đến hơn 40m ở xã Đôn Thuận.

Về thổ nhưỡng, thị xã có 3 nhóm đất chính. Đất xám chiếm 76,6%, đất phù sa chiếm 2,6%, đất phèn chiếm 20,1%. Khí hậu nóng ẩm quanh năm rất phù hợp với nhiều loại cây trồng.

Về sông ngòi, có 2 sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông chảy trong phạm vi thị xã dài 11,25 km, lưu lượng mùa lũ 40m3/giây, lúc kiệt nước 13m³/s. Sông Sài Gòn chảy qua trong phạm vi thị xã dài 23,25 km, lưu lượng bình quân 59m³/s. Các phụ lưu của 2 sông này chảy qua địa bàn thị xã như: rạch Gò Suối, rạch Trà Cao, rạch Trảng Bàng, rạch Môn, rạch Cầu Trường Chùa, rất thuận lợi cho thuyền, ghe đi lại quanh năm.

Nước ngầm ở Trảng Bàng khá phong phú, tập trung ở các xã phía Đông. Riêng các xã phía Tây việc khai thác nước ngầm bằng đào giếng còn gặp nhiều khó khăn vì đất nhiễm phèn và dễ sụp lở. Ngày nay, hệ thống giao thông này phục vụ cho sự đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân với các địa phương khác. Hệ thống kênh tưới, kênh tiêu đang được hoàn thiện.

Hành chính Trảng Bàng

Thị xã Trảng Bàng có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: An Hòa, An Tịnh, Gia Bình, Gia Lộc, Lộc Hưng, Trảng Bàng và 4 xã: Đôn Thuận, Hưng Thuận, Phước Bình, Phước Chỉ.

Danh sách các đơn vị hành chính thuộc thị xã Trảng Bàng
Tên Diện tích năm 2019 (km²) Dân số năm 2019 (người) Mật độ (người/km²)
Phường (6)
An Hòa 30,23 21.106 698
An Tịnh 33,29 27.291 820
Gia Bình 12,01 11.524 960
Gia Lộc 27,25 17.390 638
Lộc Hưng 45,15 18.639 413
Trảng Bàng 6,64 17.751 2.673
Xã (4)
Đôn Thuận 58,58 12.102 207
Hưng Thuận 44,16 10.097 229
Phước Bình 34,65 16.254 469
Phước Chỉ 48,18 9.303 193
Toàn thị xã 340,14 161,457 475

Lịch sử Trảng Bàng

Nguồn gốc tên gọi

Nếu theo từ nguyên thì "trảng" là vùng đất thưa cây cối thân gỗ, chỉ có cây thân cỏ mới mọc được vì nó là vùng trũng lại ngập nước và bàng (một loại cây gần giống cói) là loài cây thân cỏ dùng trong việc đan đệm có nhiều ở cái trảng này cho nên người dân trong vùng quen gọi là Trảng Bàng, người Việt khi đến vùng này thấy như vậy mà đặt tên.

Thời nhà Nguyễn

Dưới triều Nguyễn, phủ Tây Ninh thuộc tỉnh Gia Định, có 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Đất Trảng Bàng ngày nay thuộc huyện Quang Hoá, cùng với đất các tổng Mộc Hóa (giáp bờ đông sông Vàm Cỏ Tây), Giải Hóa (giáp bờ tây sông Vàm Cỏ Đông), tổng Hàm Ninh Hạ, tổng Mỹ Ninh.

Năm 1867, Nam Kỳ Lục tỉnh chia thành 24 khu thanh tra (sau gọi là tham biện). Khu thanh tra Quang Hoá có châu thành (tức thủ phủ) đặt tại Trảng Bàng, thuộc tổng Hàm Ninh Hạ (nay là phường Trảng Bàng), nên còn được gọi là khu thanh tra Trảng Bàng (inspection de Trảng Bàng). Từ đây Trảng Bàng là tên gọi đơn vị hành chính cho đến ngày nay.

Từ tháng 6 năm 1869 đến tháng 7 năm 1870, các thống đốc Nam Kỳ và quốc vương Campuchia Norodom I, tiến hành thương lượng đi đến hiệp định điều chỉnh biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp và Cao Miên (Pháp bảo hộ). Một vùng rộng lớn gọi là Svay Teap (Xoài Tiếp) nằm giữa hai sông Vàm Cỏ, vốn là đất thuộc Hạt thanh tra Trảng Bàng, thời đó là vùng rừng Quang Hóa xen lẫn các làng người Khmer, được cắt trả về cho Campuchia (vùng này ngày nay gọi là "Mỏ vịt" thuộc tỉnh Svay Rieng).

Thời Pháp thuộc

Năm 1872, hạt Tây Ninh chia thành 2 quận: Thái Bình (huyện Tân Ninh cũ) và Trảng Bàng (Quang Hóa cũ).

Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quận Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh có quận lỵ đặt tại xã Gia Lộc.

Năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Trảng Bàng thành quận Phú Đức.

Năm 1963, chuyển quận Phú Đức về tỉnh Hậu Nghĩa và đổi lại tên cũ là Trảng Bàng.

Đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Trảng Bàng gồm 6 xã: Gia Lộc, An Hòa, An Tịnh, Gia Bình, Lộc Hưng, Đôn Thuận.

Sau 1975

Sau năm 1975, Chính quyền quân quản Cộng hòa Miền Nam Việt Nam giải thể tỉnh Hậu Nghĩa xác nhập quận Trảng Bàng vào tỉnh Tây Ninh cùng với hai xã Phước Lưu và Bình Thạnh của quận Hiếu Thiện, đổi quận thành huyện. Như vây, Trảng Bàng có 1 thị trấn và 9 xã: Trảng Bàng, An Hòa, An Tịnh, Bình Thạnh, Đôn Thuận, Gia Bình, Gia Lộc, Lộc Hưng, Phước Chỉ, Phước Lưu.

Ngày 12 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Hưng Thuận trên cơ sở 1.681 ha diện tích tự nhiên và 2.636 người của xã Lộc Hưng; 2.606 ha diện tích tự nhiên và 6.281 người của xã Đôn Thuận.

Ngày 17 tháng 5 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 432/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Trảng Bàng là đô thị loại IV và ngày 28 tháng 12 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1709/QĐ-BXD về việc công nhận huyện Trảng Bàng là đô thị loại IV.

Cuối năm 2019, huyện Trảng Bàng có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Trảng Bàng (huyện lỵ) và 10 xã: An Hòa, An Tịnh, Bình Thạnh, Đôn Thuận, Gia Bình, Gia Lộc, Hưng Thuận, Lộc Hưng, Phước Chỉ, Phước Lưu.

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó:

  • Thành lập thị xã Trảng Bàng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Trảng Bàng
  • Điều chỉnh địa giới hành chính xã Gia Lộc và thị trấn Trảng Bàng để thành lập 2 phường có tên tương ứng
  • Chuyển 4 xã: An Hòa, An Tịnh, Gia Bình và Lộc Hưng thành 4 phường có tên tương ứng
  • Hợp nhất 2 xã Phước Lưu và Bình Thạnh thành xã Phước Bình.

Sau khi thành lập, thị xã Trảng Bàng có 6 phường và 4 xã trực thuộc như hiện nay.

Nguồn gốc dân cư của Trảng Bàng từ các tỉnh miền Trung đến định cư từ thế kỉ 18-19, chủ yếu là vùng Quảng Ngãi, Bình Định, Huế.

Kinh tế - xã hội Trảng Bàng

Công nghiệp

Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Trảng Bàng:

  • Khu công nghiệp Trảng Bàng
  • Khu công nghiệp Thành Thành Công
  • Khu công nghiệp Phước Đông
  • Khu chế xuất và Công nghiệp Linh Trung III
  • Cụm công nghiệp Bàu Hai Năm.

Tiểu thủ công nghiệp

Các nghề thủ công truyền thống:

  • Xóm bánh tráng: Ở khu phố Lộc Du, phường Trảng Bàng có rất nhiều nhà làm bánh tráng chuyên nghiệp, còn được gọi là "xóm bánh tráng". Nguồn nguyên liệu làm bánh tráng phơi sương chỉ là bột gạo nhưng phải là bột gạo tẻ đặc biệt. Để làm ra bánh tráng phơi sương người ta phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ. Đầu tiên là đem gạo đi vo sạch. Sau đó, phải xay gạo thành bột nước, hoà muối vừa độ, rồi tráng mỏng trên hơi nước sôi và phải tráng làm hai lớp. Bánh chín trải ra vỉ tre phơi, chỉ một ngày nắng tốt là được. Công đoạn tiếp theo là nướng bánh. Lò nướng giống như chiếc nồi Cà om to chứa vỏ đâu phộng riêu riêu cháy ở bên trong. Bánh tráng nướng nở xốp đều nhưng vẫn giữ nguyên màu giấy trắng... Nướng xong, người ta đem bánh tráng phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc vào ban đêm, nếu nhiều sương chỉ cần phơi mười lăm phút. Phơi xong, đem bọc kín trong lá chuối tươi để giữ cho bánh được mềm, xốp.

Ngoài ra, ở đây còn sản xuất bánh tráng bằng bột củ mì. Loại bánh tráng này làm rất công phu và mất rất nhiều thời gian hơn. Nhưng bù lại bánh dẻo và dai hơn, ngon hơn.

  • Xóm đóng ghe: Đặc điểm địa hình của Tây Ninh có nhiều rừng núi, nhưng cũng lắm sông ngòi, kênh rạch nên hoạt động vận chuyển buôn bán trao đổi nông, lâm, ngư, thổ sản từ trước đến nay bằng ghe xuồng trên các tuyến đường thủy đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội ở Tây Ninh. Vì thế mà nghề đóng ghe xuồng ở Tây Ninh đã hình thành và phát triển rất sớm. Có nhiều trại đóng ghe, xuồng ở Tây Ninh phải kể đến các cơ sở ở các phường Trảng Bàng, An Hoà, xã Phước Chỉ (Trảng Bàng); xã Long Thành Nam (Hoà Thành); xã Cẩm Giang (Gò Dầu). Nguồn nguyên liệu để đóng ghe xuồng trước đây được khai thác tại chỗ, với nhiều loại gỗ tốt như gỗ sao, vên vên, căm xe, dầu, trắc...Hiện nay, việc khai thác rừng đã hạn chế, các nguồn nguyên liệu gỗ được bổ sung từ các tỉnh và có cả ở Campuchia. Các loại ghe, xuồng ở Tây Ninh ngày nay được chế tạo chủ yếu từ các loại gỗ có đặc tính chắc, bền, nhẹ nổi trên nước và ít hư hỏng do tác động của môi trường sông nước. Cư dân Tây Ninh có gốc người tứ xứ...nên ghe xuồng ở Tây Ninh có nhiều kiểu dáng, phản ánh đặc điểm văn hoá nhiều tộc người Việt, Hoa, Chăm, Khmer), nhiều địa phương. Nhìn chung, có các loại ghe như: ghe ô, ghe lê dành cho quan lại; ghe tam bản, ghe tam bản mũi chài, ghe chài, ghe tải...Trong vài chục năm gần đây ghe xuồng truyền thống Tây Ninh có xu hướng hiện đại hoá, cải tiến chiếc ghe sao cho phù hợp với điều kiện chuyên chở, đi lại, buôn bán trên sông nước. Ghe xuồng chèo tay thành ghe, xuồng gắn các động cơ, khiến việc di chuyển được thuận lợi nhanh chóng hơn trước. Đây cũng là bước phát triển mới của nghề đóng ghe xuồng ở Tây Ninh.
  • Xóm chằm nón lá: Nghề chằm nón lá ở Tây Ninh đã xuất hiện tương đối khá lâu đời. Ngày nay, có nhiều nơi sản xuất nón lá được gọi là "xóm nón lá" như ở ấp An Phú, phường An Hòa (Trảng Bàng), làng nón lá Ninh Sơn ở Thành phố Tây Ninh. Họ làm được tất cả các loại nón: nón Bài Thơ (Huế), nón Bình Định, nón thêu, nón dày, nón thưa, vốn rất nổi tiếng ở miền Trung nhưng ở Tây Ninh không dễ kiếm lá buôn, dây thao, nguyên liệu làm nón Bài Thơ, ngược lại nguồn trúc và lá mật cật lại rất dễ tìm. Người dân Tây Ninh chọn loại lá mật cật là nguyên liệu chính để làm nón. Đây là loại nón thông dụng dành cho người lao động và được sản xuất đại trà để bán hàng gọi là "nón hàng", loại nón này khi gặp mưa vẫn thẳng, không bị dúm lại như các loại nón khác. Muốn làm nón phải có cái khung chằm hình chóp có kích thước bằng chiếc nón lá. Nón làm bằng lá mật cật luộc chín, phơi khô và vuốt thẳng. Người ta xếp từng lá chồng dọc theo khuôn để chằm. Vừa chằm vừa gác các nan tre được chuốt nhỏ, đều và trùm lên khuôn để làm sườn nón lá. Lá mật cật dược kết dính đều đặn tỉ mỉ, khéo léo với vòng nan tre bằng chỉ trong suốt. Hầu hết các phụ nữ ở Ninh Sơn, cũng như ở An Phú, An Hoà đều biết chằm nón từ lúc còn rất nhỏ 5- 6 tuổi. Nón hàng làm nhanh hơn nón dày giá cả nón dày, đắt hơn nón hàng. Nghề chằm nón không giàu nhưng đây là số tiền kiếm được khi bà con tận dụng được thời gian nhàn rỗi của mình và giúp cho những người không có sức khoẻ để làm những việc nặng nhọc có việc làm ổn định. Nón lá vốn là thành phần quan trọng trong trang phục của phụ nữ vùng nông thôn, là nét độc đáo riêng.

Văn hóa - du lịch Trảng Bàng

Đặc sản ẩm thực

Món ăn nổi tiếng ở đây là bánh canh Trảng Bàng và bánh tráng Trảng Bàng được khá nhiều du khách yêu thích. Đặc biệt là món bánh tráng phơi sương. Trước khi ăn, vào buổi tối, khi nhìn thấy những chậu kiểng ươn ướt man mát hơi sương, người ta đem các vỉ bánh ra phơi độ một, hai phút để hơi sương thấm vào bánh, làm cho bánh có độ dẻo vừa đủ mà không ướt, nát. Bánh tráng phơi sương thường được phục vụ cùng với thịt luộc và rau sống (dùng bánh tráng để cuốn thịt và rau, do đó bánh cần có độ dẻo), chấm nước mắm tỏi ớt.

Du lịch

  • Tha La xóm đạo. Đây là vùng đồng bào Công giáo chiếm tỉ lệ dân số lớn. Ngày nay thuộc phường An Hòa. Vùng Tha La xóm đạo có nhà thờ Tha La nổi tiếng, có những nghề truyền thống mỹ nghệ từ tre, tầm vông, nghề rèn, xay xát. Cùng với Đình An Hòa, nhà thờ Tha La là công trình kiến trúc cổ, tiêu biểu của Trảng Bàng.
  • Đình An Hoà.
  • Di tích lịch sử Rừng Rong.
  • Địa đạo An Thới.
  • Đình An Tịnh, hiện nay nằm ở phía nam của phường An Tịnh. Đình là kiến trúc đặc trưng của Đình làng Nam bộ. Hiện nay, lễ cúng kỳ yên đình làng An Tịnh được tiến hành hàng năm. Sân đình rộng lớn theo đúng nguyên mẫu làng quê Nam Bộ.
  • Tháp cổ Bình Thạnh.
  • Đình Gia Bình.
  • Di tích lịch sử Bời Lời.
  • "Miếu Ông Cả" Trước. Nằm ở trung tâm phường Trảng Bàng. Ngày xưa, miếu nằm giữa chợ Trảng Bàng. Sau khi chợ di dời lên nơi mới, khu vực được giải tỏa nhưng miếu giữ nguyên. Kiến trúc miếu đậm chất Á Đông. Tương truyền "Miếu Ông Cả" rất linh thiêng. Ngày Giỗ "Ông Cả" là ngày 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại miếu này.
  • Tổ Đình Phước Lưu (hay Chùa Phước Lưu) tọa lạc tại số 259 Quốc lộ 22, phường Trảng Bàng là một trong những ngôi già lam cổ tự còn sót lại trong vùng đất Tây Ninh ngày nay và mang một nét kiến trúc của chùa Nam Bộ xưa đã có hơn 200 năm từ những năm 1800 cho đến nay. Ngoài ra chùa còn có những pho tượng quý giá hàng trăm năm, những bao lam hoành phi câu đối, liễn cũng còn giữ được nét văn hóa truyền thống của vùng Nam Bộ. Chùa đã trải qua 7 đời trụ trì và trụ trì đời thứ 7 hiện nay đang trong coi và kế thừa phát huy kế nghiệp thầy tổ đó là Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Chánh (hay còn gọi là đại sư Thiện Chánh) thuộc dòng Lâm Tế. Chùa cũng được xếp vào 108 ngôi danh lam cổ tự nổi tiếng của Việt Nam và đã được xếp vào di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cũng Bộ VH-DL-TT xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2016. Tổ đình Phước Lưu là một trong những di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc đặc sắc của tỉnh Tây Ninh
  • Đình Gia Lộc tọa lạc tại khu phố Lộc Thành, phường Trảng Bàng là nơi thờ thần hoàng bổn cảnh của cả vùng Trảng Bàng và Gia Lộc xưa đó là ông Đặng Văn Trước hay gọi là ông Cả Trước tên thật là Đặng Úy Dừa. Ông là người từ vùng Bình Định vào khai khẩn đất và lập làng xóm rồi chỉ dạy cho dân trong vùng trồng trọt. Sau khi ông mất thì dân trong vùng vì yêu quý và cả nể ông nên đã cho lập lên ngôi đình để thờ ông và hàng năm cứ vào ngày 14-15-16 là lễ cúng kỳ yên và ba năm đáo lệ cúng trọng thể để tưởng nhớ người đã khai sinh ra vùng đất này. Đình cũng đã từng được 2 lần triều Nguyễn sắc phong và sắc phong cuối cùng là thời Vua Bảo Đại năm 1933. Đình đã được Bộ VH-DL-TT xếp hạng di tích cấp quốc gia cùng với lễ cúng kỳ yên được xếp hạng lễ hội văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Chùa Phước Lâm
  • Nhà thờ Trảng Bàng
  • Tịnh xá Ngọc Trảng
  • Miếu Bà Vàm Trảng: Ngoài những di tích trên còn có Miếu Bà Vàm Trảng tọa lạc tại phường An Hòa. Đây là một ngôi miếu nhỏ nằm tạy cửa rạch Vàm Trảng chảy vào ngang chợ củ Trảng Bàng và ngôi miếu có từ lâu đời do người dân dựng miếu để cầu bình an cho xóm làng và cầu cho vụ mùa cùng với những người đi tàu, ghe, được thuận buồm xuôi gió.

Nhân vật nổi tiếng

Trường học Trảng Bàng

Trường

THPT Nguyễn Trãi

THPT Trảng Bàng

THPT Lộc Hưng

THPT Binh Thạnh

THCS An Thành

THCS Trảng Bàng

THCS Gia Lộc

THCS An Binh Thành

THCS Trương Tùng Quân

THCS Gia Bình

THCS An Hòa

THCS Hưng Thuận

THCS Lộc Hưng

THCS Phước Chỉ

THCS Phước Bình

Đường phố Trảng Bàng

Đường Gia Long

Đường Quang Trung

Đường Đặng Văn Trước

Đường Trưng Trắc

Đường Trưng Nhị

Đường Võ Tánh

Đường Lê Lợi

Đường Duy Tân

Đường Nguyễn Văn Rốp

Đường Nguyễn Du

Đường 22 tháng 12

Đường Bời Lời

Đường 30 tháng 4

Đường 29 tháng 4

Đường Lê Hồng Phong

Đường Nguyễn Văn Chấu

Đường Lãnh binh Tòng

Đường Đồng Tiến

Đường Bạch Đằng

Đường Hoàng Diệu

Đường Huỳnh Thị Hương

Chú thích

Tham khảo

Tags:

Địa lý Trảng BàngHành chính Trảng BàngLịch sử Trảng BàngKinh tế - xã hội Trảng BàngVăn hóa - du lịch Trảng BàngTrường học Trảng BàngĐường phố Trảng BàngTrảng BàngThị xã (Việt Nam)Tây NinhViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Hội AnEdgar DavidsTiệc trăng máuHà NamĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Võ Văn KiệtDanh sách biện pháp tu từThủy triềuHy LạpTết Nguyên ĐánNgân hàng Thương mại Cổ phần Tiên PhongMã MorseTokugawa IeyasuDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Sư tửNhà LýMinh MạngCho tôi xin một vé đi tuổi thơSkibidi ToiletCan ChiLâm ĐồngHồn Trương Ba, da hàng thịtPhan Văn KhảiTruyện KiềuMèo BengalNghệ AnHải DươngNguyễn Văn TrỗiTrần Quốc TỏNguyễn Văn LongKinh tế Nhật BảnNgô Xuân LịchLee Sang-yeobTrung QuốcViệt Nam Cộng hòaRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)Nguyễn TuânDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiThủ dâmRunning Man (chương trình truyền hình)Võ Nguyên GiápChuyện người con gái Nam XươngCửa khẩu Mộc BàiMắt biếc (phim)Kim Soo-hyunNguyễn Bá ThanhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandTào TháoNúi Bà ĐenMông CổCố đô HuếCua lại vợ bầuPhilippinesTôn giáo tại Việt NamLiên QuânNguyễn Ngọc TưQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamNATORừng mưa AmazonTrận SekigaharaTrò chơi điện tửBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBáo động khẩn, tình yêu hạ cánhMao Trạch ĐôngBộ bài TâyTrấn ThànhPhong trào Cần VươngThích Quảng ĐứcLàoNguyễn Hà PhanThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Angkor WatVũ Đức ĐamPhó Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam)Quảng NamDragon Ball – 7 viên ngọc rồngTừ Hi Thái hậuTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Úc🡆 More