Triều Đại Của Cleopatra Vii

Triều đại Cleopatra VII của nhà Ptolemaios thuộc Ai Cập bắt đầu cùng với cái chết của người cha bà, vị pharaon đương triều Ptolemaios XII Auletes, vào tháng 3 năm 51 TCN.

Nó kết thúc cùng với cái chết của Cleopatra vào ngày 10 hoặc 12 tháng 8 năm 30 TCN. Tiếp sau triều đại của Cleopatra, đất nước Ai Cập đã trở thành một tỉnh của đế quốc La Mãthời kỳ Hy Lạp hóa chấm dứt. Dưới triều đại của mình, bà đã cai trị Ai Cập và các vùng lãnh thổ khác như là một quân chủ chuyên chế, theo truyền thống của vị vua sáng lập nên nhà PtolemaiosPtolemaios I Soter (khoảng năm 305–283 TCN) cũng như Alexandros Đại đế (khoảng năm 336–323 TCN) của Macedonia, người đã chiếm được Ai Cập từ tay nhà Achaemenes của đế quốc Ba Tư.

Triều Đại Của Cleopatra Vii
Một bức tượng La Mã được phục dựng lại của Cleopatra VII, bà đội một chiếc vương miện và kiểu tóc 'quả dưa' giống với các bức chân dung tiền xu, đá cẩm thạch, tìm thấy gần Tomba di Nerone, Rome, dọc theo Via Cassia, Museo Pio-Clementino

Cleopatra và người em trai Ptolemaios XIII đã lên ngôi với tư cách là những người đồng cai trị, nhưng một sự bất đồng giữa họ đã dẫn đến việc nổ ra một cuộc nội chiến. Cleopatra đã chạy trốn tới tỉnh Syria thuộc La Mã một thời gian ngắn vào năm 48 TCN, nhưng đã quay trở lại ngay trong năm đó cùng với một đạo quân để đối đầu với Ptolemaios XIII. Vì là một nhà nước chư hầu của La Mã, chính khách La Mã Pompey Vĩ đại đã lên kế hoạch dùng Ai Cập làm nơi trú ẩn của ông ta sau khi thua trận PharsalusHy Lạp vào năm 48 TCN trước đối thủ của mình là Julius Caesar trong cuộc nội chiến của Caesar. Tuy nhiên, Ptolemaios XIII đã sát hại Pompey tại Pelousion và gửi thủ cấp của ông tới chỗ Caesar, ông ta đã chiếm đóng Alexandria trong lúc truy đuổi Pompey. Với thẩm quyền của mình là một chấp chính quan của Cộng hòa La Mã, Caesar đã cố gắng để hòa giải Ptolemaios XIII với Cleopatra. Tuy nhiên, viên cố vấn trưởng của Ptolemaios XIII, Potheinos đã xem những điều kiện của Caesar như là sự ủng hộ dành cho Cleopatra, vì thế quân đội của ông ta, mà sau cùng đã nằm dưới sự kiểm soát của người em gái của Cleopatra là Arsinoe IV, đã vây hãm Caesar cùng Cleopatra trong cung điện. Cuộc vây hãm này chấm dứt khi lực lượng tiếp viện của Caesar tới nơi vào đầu năm 47 TCN và Ptolemaios XIII đã qua đời một thời gian ngắn sau đó trong Trận sông Nil. Arsinoe IV sau cùng đã bị lưu đày tới Ephesus và Caesar, lúc này đã được bầu làm độc tài, tuyên bố rằng Cleopatra và người em trai của bà Ptolemaios XIV là những người đồng trị vì của Ai Cập. Tuy nhiên, Caesar đã duy trì một mối quan hệ tình ái bí mật với Cleopatra, bà đã sinh ra một người con trai, Caesarion (tức là Ptolemaios XV), trước khi ông ta rời Alexandria để quay về Rome.

Cleopatra sau đó tới Rome như là một nữ hoàng chư hầu vào năm 46 và 44 TCN, bà đã ở tại trang viên của Caesar trong khoảng thời gian này. Khi Caesar bị ám sát vào năm 44 TCN Cleopatra đã cố gắng để Caesarion được chỉ định làm người kế vị của ông, nhưng thay vào đó nó lại rơi vào tay người cháu trai của Caesar là Octavian (được gọi là Augustus vào năm 27 TCN, khi ông ta trở thành vị Hoàng đế La Mã đầu tiên). Cleopatra sau đó đã sát hại Ptolemaios XIV và tấn phong người con trai của bà Caesarion làm đồng cai trị.

Trong cuộc nội chiến của những người Giải phóng vào năm 43–42 TCN, Cleopatra đứng về phía Chế độ Tam Hùng lần thứ Hai được Octavian, Marcus Antonius, và Marcus Aemilius Lepidus thiết lập nên. Sau cuộc gặp mặt tại Tarsos vào năm 41 TCN, Cleopatra đã có một mối quan hệ tình ái với Antonius và hai người có với nhau ba người con: cặp đôi song sinh Alexander HeliosCleopatra Selene II, cùng Ptolemaios Philadelphos. Antonius đã sử dụng quyền lực là một tam hùng của mình để thực hiện việc hành quyết Arsinoe IV theo lời yêu cầu của Cleopatra. Ông ta đã ngày càng phải trông cậy vào Cleopatra về cả tài chính và hỗ trợ quân sự trong cuộc xâm lược của mình nhằm vào đế quốc Parthiavương quốc Armenia. Mặc dù cuộc xâm lược Parthia của ông đã không thành công, Antonius đã chiếm được Armenia và đem vị vua Artavasdes II quay trở về Alexandria vào năm 34 TCN như là một tù binh diễu hành trong cuộc diễu binh mừng chiến thắng La Mã bắt chước của ông ta do Cleopatra chủ trì. Sự kiện này được kế tiếp bởi lễ ban tặng của Alexandria, một tuyên bố chính thức rằng những người con của Cleopatra với Antonius sẽ cai trị những vùng đất khác nhau nằm dưới thẩm quyền của Antonius. Sự kiện này, cùng với đám cưới của Antonius với Cleopatra và việc ly dị Octavia Minor, chị gái của Octavian, đã dẫn đến Cuộc chiến tranh cuối cùng của Cộng Hòa La Mã.

Sau khi tiến hành một cuộc chiến tranh tuyên truyền, Octavian đã buộc các đồng minh của Antonius trong Viện nguyên lão La Mã phải bỏ trốn khỏi Rome vào năm 32 TCN và đã tuyên bố chiến tranh với Cleopatra vì đã hỗ trợ quân sự bất hợp pháp cho Antonius, người lúc này là một công dân bình thường và không nắm giữ chức vụ nào. Hạm đội liên hợp của Antonius và Cleopatra đã bị vị tướng của Octavian là Agrippa đánh bại trong trận Actium vào năm 31 TCN. quân đội của Octavian xâm lược Ai Cập vào năm 30 TCN và đã đánh bại quân đội của Antonius, điều này góp phần dẫn đến việc ông ta phải tự sát. Khi Cleopatra biết được rằng Octavian đã lên kế hoạch để đưa bà tới Rome với mục đích là cho cuộc diễu binh mừng chiến thắng của ông ta, bà đã tự tử bằng thuốc độc, mặc dù vậy người ta vẫn thường hay tin rằng bà đã bị cắn bởi một con rắn mào.

Tham khảo

Chú thích

Trích dẫn

Trích dẫn trong văn bản

Online sources

Printed sources

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Ai Cập cổ đạiAlexandros Đại đếCleopatraMacedoniaNhà AchaemenesNhà PtolemaiosPharaonPtolemaios I SoterPtolemaios XII AuletesQuân chủ chuyên chếThời kỳ Hy Lạp hóaTỉnh La MãVương triều thứ Hai Mươi Bảy của Ai CậpĐế quốc Ba TưĐế quốc La Mã

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đỗ Hùng ViệtDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiNguyễn Sinh HùngHoàng Văn HoanQLịch sử Việt NamTỉnh thành Việt NamNguyễn Thị BìnhHồi giáoHạt nhân nguyên tửVịnh Hạ LongNguyễn Hà PhanGia Cát LượngRừng mưa AmazonVườn quốc gia Cúc PhươngTào TháoInter MilanChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)Hạ LongQuốc hội Việt NamAldehydeDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủPhong trào Đồng khởiTrần Văn Minh (Đà Nẵng)Bảo toàn năng lượngVũ trụNguyễn Ngọc LâmKhuất Văn KhangVũ Hồng VănCầu Châu ĐốcVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnH'MôngĐịnh luật OhmBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNguyễn Minh Quang (cầu thủ bóng đá)Đường Trường SơnBộ bài TâyReal Madrid CFNguyễn Thị Kim NgânCleopatra VIITwitterSóc TrăngHổChuyện người con gái Nam XươngChợ Bến ThànhDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhHồ Xuân HươngLương CườngMinh Lan TruyệnLê Minh HưngVõ Thị Ánh XuânNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamNewJeansVIXXChân Hoàn truyệnManchester City F.C.Nam BộYCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtNguyễn DuDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaHòa BìnhNguyễn Bỉnh Khiêm23 tháng 4Đỗ MườiSông HồngHồ Chí MinhLưới thức ănInternetMinh MạngDanh sách thành viên của SNH48Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamTài xỉuNgười Buôn GióTruyện KiềuTừ Hi Thái hậuHiệu ứng nhà kính🡆 More