Triều Tiên Trung Tông

Triều Tiên Trung Tông (Tiếng Trung: 朝鮮中宗; Hangul: 조선중종; 16 tháng 4, 1488 – 29 tháng 11, 1544) là vị Quốc vương thứ 11 của nhà Triều Tiên.

Trị vì Triều Tiên Trung Tông từ năm 1506 đến năm 1544, tổng cộng 38 năm.

Triều Tiên Trung Tông
朝鮮中宗
Vua Triều Tiên
Quốc Vương Triều Tiên
Trị vì Triều Tiên Trung Tông18 tháng 9 năm 1506 - 28 tháng 11 năm 1544
(38 năm, 71 ngày)
Triều Tiên Trung Tông
Tiền nhiệmYên Sơn Quân
Kế nhiệmTriều Tiên Nhân Tông
Thượng Vương Triều Tiên
Tại vị29 tháng 11 năm 1544 - 29 tháng 11 năm 1544
(0 ngày)
Tiền nhiệmTriều Tiên Thế Tổ
Kế nhiệmThái thượng vương cuối cùng
Triều Tiên Cao Tông (Thái thượng hoàng Đế quốc Đại Hàn)
Thông tin chung
Sinh(1488-04-16)16 tháng 4, 1488
Hán Thành
Mất29 tháng 11, 1544(1544-11-29) (56 tuổi)
Hàn Thành
An tángTĩnh Lăng (靖陵), Lăng mộ vương tộc Triều Tiên
Hậu duệ
Triều đạiNhà Triều Tiên
Thân phụTriều Tiên Thành Tông
Thân mẫuTrinh Hiển Vương hậu
Triều Tiên Trung Tông
Hangul
중종
Hanja
中宗
Romaja quốc ngữJungjong
McCune–ReischauerChungjong
Tên khai sinh
Hangul
이역
Hanja
李懌
Romaja quốc ngữI Yeok
McCune–ReischauerYi Yŏk

Thời gian trị vì của mình, Trung Tông đại vương bất lực khiến Triệu Quang Tổ bị lưu đày, bản thân bị các phe phái trong triều và hậu cung can chánh, chính thể bất ổn định. Bên ngoài, cướp biển Uy Khấu liên tục quấy nhiễu, người Nữ Chân lớn mạnh theo thời gian, báo hiệu một tương lai suy thoái mạnh của Vương triều.

Thân thế Triều Tiên Trung Tông

Trung Tông đại vương có tên húy là Lý Dịch (李懌; 이역), tên tự là Nhạc Thiên (樂天; 낙천), sinh vào ngày 19 tháng 3, năm 1488. Ông là con trai thứ 9 của Triều Tiên Thành Tông nhưng xét ra là đích tử, chỉ sau anh trai ông là Yên Sơn Quân. Mẹ ông là Trinh Hiển vương Hậu Doãn thị, người ở Pha Bình, là chánh thất của Thành Tông đại vương khi đó, kế vị Phế phi Doãn thị là mẹ của Yên Sơn Quân.

Năm 1494, Yên Sơn Quân lên kế vị, Trung Tông khi ấy được 6 tuổi, tấn phong hiệu là Tấn Thành đại quân (晉城大君; 진성대군). Mẹ ông là Trinh Hiển Vương hậu được Yên Sơn Quân tôn làm Từ Thuận Vương đại phi (慈順王大妃).

Năm 1506, Yên Sơn Quân tính khí bạo hành, lòng người bất bình, Từ Thuận đại phi quyết định cùng các đại thần thực hiện chính biến, phế truất Yên Sơn Quân. Ngày 2 tháng 9, các đại thần thuộc Huân Cựu phái (勳舊派) gồm các: Thành Hi Nhan (成希顔; 성희안), Phác Nguyên Tông (朴元宗; 박원종), Liễu Thuận Định (柳順汀; 유순정) và Hồng Cảnh Chu (洪景舟) phát động chánh biến. Đồng thời giết hại Thận Thủ Cần (慎守勤; 신수근), Thận Thủ Anh (慎守英; 신수영) và Nhậm Sĩ Hồng (任士洪; 임사홍), những người ủng hộ Yên Sơn Quân. Sự kiện này được gọi là Trung Tông phản chánh (中宗反正; 중종반정).

Vào ngày Yên Sơn Quân bị phế truất, binh lính của những người lãnh đạo cuộc đảo chính bao vây nhà của Tấn Thành Đại quân. Ông đang chuẩn bị tự sát vì nghĩ rằng Yên Sơn Quân sẽ giết mình, nhưng ông đã được vợ mình là Thận thị khuyên can. Ông được tôn làm Quốc vương, còn vợ ông là Thận thị được phong làm Vương phi. Tuy nhiên, Thận Vương phi là con gái của Thận Thủ Cần, người đã bị phái Huân Cựu giết hại vì phản đối việc phế truất Yên Sơn Quân. Phái Huân Cựu sợ Vương phi sẽ báo thù nên ép buộc Trung Tông phải phế bỏ Thận thị và lưu đày.

Trị vì Triều Tiên Trung Tông

Những cải cách

Buổi đầu lên ngôi, nhà vua cố gắng sửa chữa các sai lầm từ thời Yên Sơn Quân bằng việc mở lại Thành Quân Quán, trường đại học quốc gia và Ngự sử đài, có chức năng chỉ trích và phê phán những hành động không phù hợp của nhà vua. Trong thời gian đầu mới lên nắm quyền, ông đã không thế sử dụng và phát huy vương quyền như ông mong muốn bởi vì những người mà đưa ông lên ngôi còn có quyền lực to hơn. Tuy nhiên, khi ba người đứng đầu của cuộc chính biến qua đời vì tuổi tác và những nguyên nhân tự nhiên sau tám năm, Trung Tông bắt đầu khẳng định quyền lực của mình và thực hiện một cuộc cải cách quy mô lớn với sự trợ giúp của Triệu Quang Tổ cùng các học giả thuộc phái Sĩ lâm - phái các nho sĩ tiến thân qua con đường thi cử và học vấn.

Triệu Quang Tổ tăng cường thêm quyền tự chủ của địa phương bằng cách thiết lập hệ thống tự quản lý gọi là Hyang'yak, ban hành các tác phẩm Nho giáo với việc dịch ra tiếng Triều Tiên và phân phối chúng rộng rãi; theo đuổi cải cách ruộng đất mà có thể phân phối một cách công bằng nhất giữa những người giàu và nghèo, ông còn công bố hệ thống tuyển chọn nhân tài bổ sung cho triều đình. Ông tin tưởng rằng chỉ cần là người có tài năng thì bất kỳ ai cũng sẽ được bổ nhiệm làm quan, kể cả nô lệ. Theo các quan Ngự sử, ông giám sát việc thực thi pháp luật nghiêm minh chính xác đến nỗi mà không có ai dám nhận hối lộ công khai hoặc bóc lột nhân dân địa phương trong thời gian này theo Biên niên sử của nhà Triều Tiên.

Tuy nhiên, những cải cách phải đối mặt với nhiều đối lập từ những quý tộc bảo thủ thuộc nhóm "Huân cựu", người đã đưa nhà vua lên ngai vàng. Sau bốn năm ngắn ngủi của chương trình cải cách, Trung Tông đột ngột hủy bỏ, bởi vì nhà vua hoặc mất niềm tin vào cuộc cải cách hoặc sợ rằng thế lực của Triệu Quang Tổ đang trở nên quá mạnh. Trong khi Trung Tông và Triệu Quang Tổ đang thực hiện chương trình cải cách, thì nhà vua cũng quan tâm đến việc củng cố lại quyền lực của triều đình và tư tưởng tân Nho giáo.

Vào tháng 11, năm 1519, khi các quý tộc bảo thủ vu khống Triệu Quang Tổ không trung thành bằng cách viết và tuyên truyền Tẩu tiếu vi vương (走肖为王; 주초 위왕). Trung Tông buộc tội và lưu đày Triệu Quang Tổ cùng phe cánh và đột ngột từ bỏ cải cách của ông. Sự kiện này được gọi là Kỉ Mão sĩ họa (己卯士禍; 기묘사화).

Xung đột chính trị

Sau khi Triệu Quang Tổ thất bại, Trung Tông không bao giờ được cai trị theo ý mình. Triều đại của ông có nhiều sự tranh đấu giữa các phe phái khác nhau, mỗi phe phái được hỗ trợ bởi một trong các Vương phi hay các hậu cung của nhà vua.

Năm 1524, quan chức Kim An Lão bị phế truất vì bị buộc tội tham nhũng. Phe phái của Kim An Lão đã trả thù phái kia vào năm 1527 bằng cách lập mưu chống lại Kính Tần họ Phác - một trong những hậu cung của nhà vua, dẫn đến việc bà cùng với cậu con trai là vương tử Phúc Thành quân bị lưu đày. Kim An Lão lấy lại quyền lực và tiếp tục trả thù cho đến khi ông bị loại khỏi nội các bởi Doãn Nguyên Lão (Yun Wonro) và Doãn Nguyên Hành (Yun Wonhyeong)- 2 người anh em của Văn Định vương hậu. Tuy nhiên, Doãn Nhâm - đồng minh của Kim An Lão giữ được chức vị Thế tử cho cháu trai của mình, sau này là Triều Tiên Nhân Tông, lúc đó Văn Định Vương hậu chưa có con trai.

Doãn Nhâm tiếp tục tranh đấu quyền lực với 2 người anh em của Văn Định vương hậu là Doãn Nguyên Hành và Doãn Nguyên Lão. Phe phái của Doãn Nhâm được gọi là Đại Doãn và phe của 2 anh em Doãn Nguyên Lão và Doãn Nguyên Hành gọi là Tiểu Doãn. Xung đột của họ đã dẫn đến cuộc thanh trừng lần thứ tư vào năm 1545 sau khi Trung Tông qua đời.

Triều đại suy yếu do hậu quả của việc xung đột nội bộ liên tục. Cướp biển Uy khấu thường cướp bóc các vùng ven biển phía Nam, trong khi người Nữ Chân tấn công biên giới phía bắc nhiều lần.

Qua đời

Năm 1544, ngày 14 tháng 11, sau 38 năm trị vì, Quốc vương băng hà tại Hoan Khánh điện ở Xương Đức cung, thọ 56 tuổi. Trước đó, ông triệu tập Tả nghị chính Hồng Ngạn Bật (洪彦弼) và Hữu nghị chính Doãn Nhân Kính (尹仁鏡), phó thác phò trợ Thế tử kế vị, tức Triều Tiên Nhân Tông.

Nhà Minh ban thụy hiệu là Cung Hi, miếu hiệu Trung Tông (中宗), Triều Tiên dâng thụy hiệu là Cung Hi Huy Văn Chiêu Vũ Khâm Nhân Thành Hiếu đại vương (恭僖徽文昭武欽仁誠孝大王), Hangul là (공희휘문소무흠인성효대왕).

Ban đầu Nhân Tông đã an táng cha mình tại Tĩnh Lăng ngay gần phần mộ của mẫu hậu mình là Chương Kính vương hậu đã mất trước đó. Tuy nhiên vào năm 1562, tức năm Minh Tông thứ 17, Tĩnh Lăng đã được di chuyển sang vị trí hiện nay, tức gần lăng của Triều Tiên Thành Tông. Việc di chuyển này là ý của vương hậu thứ ba của ông, Văn Định Vương hậu, do bà muốn được nằm cạnh ông sau khi bà qua đời. Tuy nhiên ý định của bà đã không bao giờ trở thành hiện thực, bởi vì khi bà mất, khu vực Tĩnh Lăng mới này bị thương tổn nặng do lũ lụt, do đó Văn Định Vương hậu đã được an táng ở một chỗ khác là Thái Lăng.

Đánh giá Triều Tiên Trung Tông

Trung Tông đại vương là một người quản trị tốt đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới do Triệu Quang Tổ chỉ đạo. Tuy nhiên, các sử gia đánh giá rằng ông là một vị vua hơi yếu kém do hoàn cảnh lên ngôi của mình, bị chi phối bởi hai thế lực là Triệu Quang Tổ và những người đã đưa ông lên ngôi. Đôi khi ông được coi là một nhân vật bi kịch, bị ép buộc phải làm vua và phải từ bỏ người vợ ông yêu thương dưới áp lực của các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính. Triều đại của ông bị hoen ố bởi nhiều rắc rối, bạo lực, tham nhũng và các âm mưu. Ông bị chỉ trích nhiều vì xử tội Triệu Quang Tổ cùng nhiều người khác và cuộc thanh trừng năm 1519.

Trong những ngày đầu của cải cách, Trung Tông khuyến khích việc xuất bản nhiều cuốn sách nhưng các ấn phẩm giảm đáng kể sau các cuộc thanh trừng vào năm 1519. Ông cũng đã cố gắng để cải thiện tự trị của các tỉnh và thành công trong cải cách kiểm tra dịch vụ dân sự. Trong những ngày cuối của Triều đại của ông, ông nhận ra tầm quan trọng của việc phòng vệ đất nước và khuyến khích phát triển quân sự.

Trung Tông còn nổi tiếng với việc bổ nhiệm Jang Geum làm ngự y cho mình. Chưa bao giờ trong lịch sử Triều Tiên/ Hàn Quốc có một đại nữ quan nội y hoàng gia hoặc nữ bộ trưởng y tế nào, cho đến tận ngày nay.

Gia đình Triều Tiên Trung Tông

  • Cha: Triều Tiên Thành Tông Lý Huyện.
  • Mẹ: Trinh Hiển vương hậu Doãn Thị (貞顯王后尹氏; 1462 - 1530), người ở Pha Bình, con gái của Linh Nguyện phủ viện quân Doãn Hào (鈴原府院君尹壕) và Diên An phủ phu nhân Diên An Điền thị (延安府夫人延安田氏). Khi Yên Sơn Quân kế vị, bà được tôn hiệu Từ Thuận Đại phi (慈順大妃). Năm 1506, Đại phi họp bàn với các đại thần, phế bỏ Yên Sơn Quân, giúp Trung Tông kế vị.
  • Hậu cung:
  1. Đoan Kính vương hậu Thận thị (端敬王后愼氏, 1487 - 1557), người ở Ký Xương, là con gái của Ích Xương phủ viện quân Thận Thủ Cần (益昌府院君慎守勤), và Thanh Nguyện phủ phu nhân Hàn thị ở Thanh Châu (淸原府夫人清州韓氏). Vương hậu đã bị phế truất sau 7 ngày tại vị bởi những triều thần đã phế truất Yên Sơn Quân và đưa Trung Tông lên ngôi, vì cha bà là Thận Thủ Cần phản đối bọn họ phế truất Yên Sơn Quân và bị giết. Vào thời Triều Tiên Anh Tổ, tông tộc nhà Lý truy tôn lại xưng vị Vương hậu cho bà.
  2. Chương Kính vương hậu Doãn thị (章敬王后尹氏, 1491 - 1515), người ở Pha Bình, là con gái của Pha Nguyện phủ viện quân Doãn Nhữ Bật (坡原府院君尹汝弼) và Thuận Thiên phủ phu nhân Phác thị (順天府夫人朴氏). Bà đã qua đời 7 ngày sau khi hạ sinh Nguyên tử, tức Triều Tiên Nhân Tông.
  3. Văn Định vương hậu Doãn thị (文定王后尹氏, 1501 - 1565), người ở Pha Bình, là con gái của Pha Sơn phủ viên quân Doãn Chi Nhậm (坡山府院君尹之任) và Toàn Thành phủ phu nhân Lý thị ở Toàn Nghĩa (全城府夫人全義李氏). Bà hạ sinh ra Triều Tiên Minh Tông.
  4. Kính tần Phác thị (敬嬪朴氏, ? - 1533), người ở Mật Dương. Bà là con gái ruột của Phác Tú Lâm (朴秀林), con gái nuôi của Phác Nguyên Tông (朴元宗), cậu của Chương Kính Vương hậu, tư sắc xinh đẹp, rất được Trung Tông sủng ái trong cung. Sinh hạ Phúc Thành quân, Huệ Thuận ông chúa và Huệ Tĩnh ông chúa. Sau vì tội ám hại Thế tử mà bị phế truất, lưu đày và sau đó ban chết.
  5. Xương tần An thị (昌嬪安氏, 1498 - 1549), người ở An Sơn. Bà là con gái của Địch thuận phó úy An Thản Đại (安坦大), mẹ là Hoàng phu nhân. Sinh hạ Vĩnh Dương quân, Đức Hưng đại viện quân, Tĩnh Thận ông chúa và Vương tử Dinh Thọ chết yểu. Bà là tổ mẫu của Triều Tiên Tuyên Tổ, tằng tổ mẫu của Quang Hải Quân, cao tổ mẫu của Triều Tiên Nhân Tổ.
  6. Hy tần Hồng thị (熙嬪洪氏, 1494 - 1581), người ở Nam Dương. Bà là con gái của Hồng Cảnh Chu (洪景舟), một trong các đại thần đưa Trung Tông lên ngôi. Bà sinh hạ Cẩm Nguyên quân, Phụng Thành quân cùng 3 Vương tử chết yểu.
  7. Quý nhân Hàn thị (貴人韓氏, 1500 - 1575), người ở Thanh Châu. Cha là Tây Nguyên quân Hàn Tuân (韓恂), mẹ là Trắc thất Lý thị. Chị của Hàn Tuân là An Thuận vương hậu của Triều Tiên Duệ Tông, nên Quý nhân là cháu gái của Vương hậu. Năm 1540 dược phong Thục dung (淑容). Khi Minh Tông đại vương lên ngôi, được tấn phong Thục nghi (淑儀), dần lên Chiêu nghi (昭儀) rồi là Quý nhân, hàng Tòng nhất phẩm.
  8. Thục nghi La thị (淑儀羅氏, 1489 - 1514), người ở La Châu, cha là La Thúc Đam (羅叔聃).
  9. Thục nghi Lý thị (淑儀李氏 ? - 1524), người ở Khánh Châu, cha là Lý Hanh Thần (李亨臣). Sau khi sanh hạ Đức Dương quân thì qua đời.
  10. Thục nghi Hồng thị (淑儀洪氏), người ở Nam Dương, tương truyền là hậu cung được Trung Tông sủng ái nhất.
  11. Thục nghi Kim thị (淑媛金氏), sinh hạ Thục Tĩnh ông chúa, nuôi dưỡng Đức Dương quân.
  12. Thục viên Lý thị (淑媛李氏, ? -1520), cha là Lý Bạch Tiên (李白先), sinh hạ Trinh Thuận ông chúa và Hiếu Tĩnh ông chúa.
  13. Thục viên Quyền thị (淑媛權氏).
  • Vương tử:
  1. Phúc Thành quân Lý Mi (福城君李嵋, 1509 - 1533), ấu danh Hạc Thọ (鶴壽), mẹ là Kính tần Phác thị. Lấy Quận phu nhân Doãn thị ở Pha Bình. Thụy Trinh Mẫn (貞愍).
  2. Hải An quân Lý Kĩ (海安君李㟓, 1511 - 1573), tự Bất Băng (不崩), mẹ là Thục nghi Hồng thị. Lấy Tấn Sơn quận phu nhân Liễu thị ở Tấn Châu, sau lấy Quận phu nhân Thận thị ở Ký Xương. Thụy Tĩnh Hi (靖僖).
  3. Cẩm Nguyên quân Lý Lĩnh (錦原君李岭, 1513 - 1562), ấu danh Hòa Thọ (和壽), tự Ngưỡng Chỉ (仰止), mẹ là Hy tần Hồng thị. Lấy Ba Trừng quận phu nhân Trịnh thị ở Hải Châu. Thụy Hiếu Văn (孝文).
  4. Triều Tiên Nhân Tông Lý Hổ [李峼], mẹ là Chương Kính vương hậu Doãn thị.
  5. Vĩnh Dương quân Lý Cự (永陽君李岠; 1521 - 1562), mẹ là Xương tần An thị. Lấy Quận phu nhân An thị ở Thuận Hưng. Thụy Thành Điệu (成悼).
  6. Đức Dương quân Lý Kì (德陽君李岐, 1524 - 1581), tự Bá Cao (伯高), mẹ là Thục nghi Lý thị. Lấy Vĩnh Gia quận phu nhân Quyền thị ở An Đông. Thụy Tĩnh Hi (靖僖).
  7. Phụng Thành quân Lý Nguyên (鳳城君李岏, 1528 - 1547), tự Tử Chiêm (子瞻), mẹ là Hy tần Hồng thị. Lấy Đông Lai quận phu nhân Trịnh thị. Thụy Ý Mẫn (懿愍).
  8. Đức Hưng đại viện quân Lý Thiệu (德興大院君李岹, 1530 - 1559), tự Cảnh Nhưỡng (景仰), mẹ là Xương tần An thị. Lấy Hà Đông Phủ đại phu nhân Trịnh thị.
  9. Triều Tiên Minh Tông Lý Hoàn (李峘, 1534 - 1567), mẹ là Văn Định vương hậu Doãn thị. Ban đầu có phong hiệu là Khánh Nguyên đại quân (慶原大君).
  10. Vương tử (王子), 3 người chết yểu, mẹ là Hy tần Hồng thị.
  11. Vương tử Di Thọ (王子頤壽), mẹ là Xương tần An thị, chết yểu.
  12. Vương tử (王子, 1528), mẹ là Quý nhân Hàn thị, chết yểu.
  • Vương nữ:
  1. Hiếu Huệ công chúa (孝惠公主, 1511 - 1531), tên Ngọc Hà (玉荷), mẹ là Chương Kính vương hậu. Hạ giá lấy Diên Thành úy Kim Hi (金禧).
  2. Huệ Thuận ông chúa (惠順翁主, 1512 - 1538), tên Thiết Hoàn (鐵環), mẹ là Kính tần Phác thị. Hạ giá lấy Quang Xuyên úy Kim Nhân Khánh (金仁慶).
  3. Huệ Tĩnh ông chúa (惠靜翁主, 1514 - 1580), tên Thạch Hoàn (石環), mẹ là Kính tần Phác thị. Hạ giá lấy Đường Thành úy Hồng Lệ (洪礪).
  4. Trinh Thuận ông chúa (貞順翁主, 1517 - ?), tên Trinh Hoàn (貞環), mẹ là Thục nghi Lý thị. Hạ giá lấy Lệ Thành quân Tống Dần (宋寅).
  5. Hiếu Tĩnh ông chúa (孝靜翁主, 1520 -1544), tên Thuận Hoàn (順環), mẹ là Thục nghi Lý thị. Hạ giá lấy Thuần Nguyện úy Triệu Nghĩa Trinh (趙義貞).
  6. Ý Huệ công chúa (懿惠公主, 1521 - 1564), tên Ngọc Huệ (玉蕙), mẹ là Văn Định vương hậu. Hạ giá lấy Thanh Nguyện úy Hàn Cảnh Lộc (韓景祿).
  7. Hiếu Thuận công chúa (孝順公主, 1522 - 1538), tên Ngọc Liên (玉蓮), mẹ là Văn Định vương hậu. Hạ giá lấy Lăng Thành quân Cụ Tư Nhan (具思顔).
  8. Thục Tĩnh ông chúa (淑靜翁主, 1525 -1564), tên Thủ Hoàn (守環), mẹ là Thục nghi Kim thị. Hạ giá lấy Lăng Xương úy Cụ Cán (具澣).
  9. Tĩnh Thận ông chúa (靜愼翁主, 1526 - 1552), tên Thiện Hoàn (善環), mẹ là Xương tần An thị. Hạ giá lấy Thanh Xuyên úy Hàn Cảnh Hựu (韓景祐).
  10. Kính Hiển công chúa (敬顯公主, 1530 - 1584), tên Ngọc Hiền (玉賢), mẹ là Văn Định vương hậu. Hạ giá lấy Linh Xuyên úy Thân Nghĩ (申檥).

Mô tả của hiện tại Triều Tiên Trung Tông

Vua Trung Tông xuất hiện trong nhiều phim truyền hình Hàn Quốc, đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây trong các bộ phim Hwang Jin-i và Dae Jang Geum. Ông cũng được miêu tả trong bộ phim truyền hình "Ladies of the Palace" hoặc "Yeoin Cheonha" ("Người phụ nữ của thế giới") - Bộ phim miêu tả sự tranh đấu giữa vương hậu Văn Định (Munjeong) và các phi tần của hoàng gia. Trong các phim truyền hình trên, ông được miêu tả là một vị vua chính chắn muốn tốt cho người dân nhưng luôn bị phụ thuộc vào các đại thần trong triều.

Ông cũng được mô tả ngắn gọn trong phim truyền hình The King and I. Gần đây nhất có một bộ phim truyền hình được làm dựa trên câu chuyện tình của ông và Đoan Kính vương hậu Queen for seven days.

Chú thích

Tags:

Thân thế Triều Tiên Trung TôngTrị vì Triều Tiên Trung TôngĐánh giá Triều Tiên Trung TôngGia đình Triều Tiên Trung TôngMô tả của hiện tại Triều Tiên Trung TôngTriều Tiên Trung Tông14 tháng 1114881506154419 tháng 3Chữ HánHangulNhà Triều TiênQuốc vương

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đờn ca tài tử Nam BộMẹ vắng nhà (phim 1979)Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamHọ người Việt NamKinh tế ÚcDấu chấm phẩyViệt Nam Dân chủ Cộng hòaGiải vô địch bóng đá châu ÂuThuốc thử TollensDanh sách nhân vật trong DoraemonDanh sách đảo Việt NamNguyễn Tấn DũngĐại dịch COVID-19 tại Việt NamLê Hồng AnhGoogle MapsNấmKiên GiangTrương Tấn SangMai (phim)Đồng ThápPhật giáoQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamChủ nghĩa cộng sảnLe SserafimGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamNông Đức MạnhArsenal F.C.Động đấtĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhViễn PhươngĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamMã QRSự kiện Thiên An MônTô Ân XôNgaTiền GiangĐiện Biên PhủVịnh Hạ LongTriết họcTrường Đại học Kinh tế Quốc dânBộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung QuốcỦy ban Đoàn kết Công giáo Việt NamPhan Đình TrạcBắc GiangĐộ MixiNguyễn Đình ThiQuảng NinhHồ Quý LyMyanmarCoventry City F.C.UEFA Champions LeagueChữ HánHồ Chí MinhLê Thánh TôngTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamTrần Quốc ToảnChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Trần Đăng Khoa (nhà thơ)Nhà Lê sơTrí tuệ nhân tạoVirusNhã nhạc cung đình HuếHalogenBóng đáNguyễn Tri PhươngBDSMĐinh La ThăngThái BìnhTranh Đông HồCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamLoạn luânTrạm cứu hộ trái timXuân QuỳnhThanh gươm diệt quỷGiê-suMười hai con giápTiếng Việt🡆 More