Triều Đại Của Cleopatra Vii

Triều đại Cleopatra VII của nhà Ptolemaios thuộc Ai Cập bắt đầu cùng với cái chết của người cha bà, vị pharaon đương triều Ptolemaios XII Auletes, vào tháng 3 năm 51 TCN.

Nó kết thúc cùng với cái chết của Cleopatra vào ngày 10 hoặc 12 tháng 8 năm 30 TCN. Tiếp sau triều đại của Cleopatra, đất nước Ai Cập đã trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã và thời kỳ Hy Lạp hóa chấm dứt. Dưới triều đại của mình, bà đã cai trị Ai Cập và các vùng lãnh thổ khác như là một quân chủ chuyên chế, theo truyền thống của vị vua sáng lập nên nhà Ptolemaios là Ptolemaios I Soter (khoảng năm 305–283 TCN) cũng như Alexandros Đại đế (khoảng năm 336–323 TCN) của Macedonia, người đã chiếm được Ai Cập từ tay nhà Achaemenes của đế quốc Ba Tư.

Triều Đại Của Cleopatra Vii
Một bức tượng La Mã được phục dựng lại của Cleopatra VII, bà đội một chiếc vương miện và kiểu tóc 'quả dưa' giống với các bức chân dung tiền xu, đá cẩm thạch, tìm thấy gần Tomba di Nerone, Rome, dọc theo Via Cassia, Museo Pio-Clementino

Cleopatra và người em trai Ptolemaios XIII đã lên ngôi với tư cách là những người đồng cai trị, nhưng một sự bất đồng giữa họ đã dẫn đến việc nổ ra một cuộc nội chiến. Cleopatra đã chạy trốn tới tỉnh Syria thuộc La Mã một thời gian ngắn vào năm 48 TCN, nhưng đã quay trở lại ngay trong năm đó cùng với một đạo quân để đối đầu với Ptolemaios XIII. Vì là một nhà nước chư hầu của La Mã, chính khách La Mã Pompey Vĩ đại đã lên kế hoạch dùng Ai Cập làm nơi trú ẩn của ông ta sau khi thua trận PharsalusHy Lạp vào năm 48 TCN trước đối thủ của mình là Julius Caesar trong cuộc nội chiến của Caesar. Tuy nhiên, Ptolemaios XIII đã sát hại Pompey tại Pelousion và gửi thủ cấp của ông tới chỗ Caesar, ông ta đã chiếm đóng Alexandria trong lúc truy đuổi Pompey. Với thẩm quyền của mình là một chấp chính quan của Cộng hòa La Mã, Caesar đã cố gắng để hòa giải Ptolemaios XIII với Cleopatra. Tuy nhiên, viên cố vấn trưởng của Ptolemaios XIII, Potheinos đã xem những điều kiện của Caesar như là sự ủng hộ dành cho Cleopatra, vì thế quân đội của ông ta, mà sau cùng đã nằm dưới sự kiểm soát của người em gái của Cleopatra là Arsinoe IV, đã vây hãm Caesar cùng Cleopatra trong cung điện. Cuộc vây hãm này chấm dứt khi lực lượng tiếp viện của Caesar tới nơi vào đầu năm 47 TCN và Ptolemaios XIII đã qua đời một thời gian ngắn sau đó trong Trận sông Nil. Arsinoe IV sau cùng đã bị lưu đày tới Ephesus và Caesar, lúc này đã được bầu làm độc tài, tuyên bố rằng Cleopatra và người em trai của bà Ptolemaios XIV là những người đồng trị vì của Ai Cập. Tuy nhiên, Caesar đã duy trì một mối quan hệ tình ái bí mật với Cleopatra, bà đã sinh ra một người con trai, Caesarion (tức là Ptolemaios XV), trước khi ông ta rời Alexandria để quay về Rome.

Cleopatra sau đó tới Rome như là một nữ hoàng chư hầu vào năm 46 và 44 TCN, bà đã ở tại trang viên của Caesar trong khoảng thời gian này. Khi Caesar bị ám sát vào năm 44 TCN Cleopatra đã cố gắng để Caesarion được chỉ định làm người kế vị của ông, nhưng thay vào đó nó lại rơi vào tay người cháu trai của Caesar là Octavian (được gọi là Augustus vào năm 27 TCN, khi ông ta trở thành vị Hoàng đế La Mã đầu tiên). Cleopatra sau đó đã sát hại Ptolemaios XIV và tấn phong người con trai của bà Caesarion làm đồng cai trị.

Trong cuộc nội chiến của những người Giải phóng vào năm 43–42 TCN, Cleopatra đứng về phía Chế độ Tam Hùng lần thứ Hai được Octavian, Marcus Antonius, và Marcus Aemilius Lepidus thiết lập nên. Sau cuộc gặp mặt tại Tarsos vào năm 41 TCN, Cleopatra đã có một mối quan hệ tình ái với Antonius và hai người có với nhau ba người con: cặp đôi song sinh Alexander Helios và Cleopatra Selene II, cùng Ptolemaios Philadelphos. Antonius đã sử dụng quyền lực là một tam hùng của mình để thực hiện việc hành quyết Arsinoe IV theo lời yêu cầu của Cleopatra. Ông ta đã ngày càng phải trông cậy vào Cleopatra về cả tài chính và hỗ trợ quân sự trong cuộc xâm lược của mình nhằm vào đế quốc Parthia và vương quốc Armenia. Mặc dù cuộc xâm lược Parthia của ông đã không thành công, Antonius đã chiếm được Armenia và đem vị vua Artavasdes II quay trở về Alexandria vào năm 34 TCN như là một tù binh diễu hành trong cuộc diễu binh mừng chiến thắng La Mã bắt chước của ông ta do Cleopatra chủ trì. Sự kiện này được kế tiếp bởi lễ ban tặng của Alexandria, một tuyên bố chính thức rằng những người con của Cleopatra với Antonius sẽ cai trị những vùng đất khác nhau nằm dưới thẩm quyền của Antonius. Sự kiện này, cùng với đám cưới của Antonius với Cleopatra và việc ly dị Octavia Minor, chị gái của Octavian, đã dẫn đến Cuộc chiến tranh cuối cùng của Cộng Hòa La Mã.

Sau khi tiến hành một cuộc chiến tranh tuyên truyền, Octavian đã buộc các đồng minh của Antonius trong Viện nguyên lão La Mã phải bỏ trốn khỏi Rome vào năm 32 TCN và đã tuyên bố chiến tranh với Cleopatra vì đã hỗ trợ quân sự bất hợp pháp cho Antonius, người lúc này là một công dân bình thường và không nắm giữ chức vụ nào. Hạm đội liên hợp của Antonius và Cleopatra đã bị vị tướng của Octavian là Agrippa đánh bại trong trận Actium vào năm 31 TCN. quân đội của Octavian xâm lược Ai Cập vào năm 30 TCN và đã đánh bại quân đội của Antonius, điều này góp phần dẫn đến việc ông ta phải tự sát. Khi Cleopatra biết được rằng Octavian đã lên kế hoạch để đưa bà tới Rome với mục đích là cho cuộc diễu binh mừng chiến thắng của ông ta, bà đã tự tử bằng thuốc độc, mặc dù vậy người ta vẫn thường hay tin rằng bà đã bị cắn bởi một con rắn mào.

Tham khảo

Chú thích

Trích dẫn

Trích dẫn trong văn bản

Online sources

Printed sources

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Ai Cập cổ đạiAlexandros Đại đếCleopatraMacedoniaNhà AchaemenesNhà PtolemaiosPharaonPtolemaios I SoterPtolemaios XII AuletesQuân chủ chuyên chếThời kỳ Hy Lạp hóaTỉnh La MãVương triều thứ Hai Mươi Bảy của Ai CậpĐế quốc Ba TưĐế quốc La Mã

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamTô HoàiLê Trọng TấnKhổng Tú QuỳnhLê Hải BìnhHổ26 tháng 3Xuân QuỳnhGoogleĐinh Tiến DũngKhông gia đìnhTrần Hưng ĐạoGiải bóng đá Ngoại hạng AnhLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhBermudaẢ Rập Xê ÚtKhang HiHán Vũ ĐếChâu PhiTạp chí Cộng sảnBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamChiến tranh thế giới thứ haiCampuchiaChí PhèoĐại Việt sử ký toàn thưVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcAi CậpEdson TavaresKim Jong-unNữ hoàng nước mắtQuân đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt NamPhùng HưngQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamPhân cấp hành chính Việt NamDanh sách cầu thủ bóng đá Việt Nam sinh ra ở nước ngoàiNhư Ý truyệnVnExpressTây Ban NhaNguyễn Bỉnh KhiêmĐài LoanNguyễn Trọng NghĩaHương TràmCho tôi xin một vé đi tuổi thơHiếp dâmQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamTrần Đại NghĩaĐất rừng phương Nam (phim)Võ Văn ThưởngHồ Quý LyKiên GiangQuân đội nhân dân Việt NamCâu lạc bộ bóng đá Chiết Giang Lục ThànhBà TriệuĐại ViệtGeorge WashingtonNhà TốngQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpĐội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào NhaSeventeen (nhóm nhạc)Minh Lan TruyệnChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamLong AnHoài VũDận TườngHan So-heeNgười Hoa (Việt Nam)Côn ĐảoPhạm Văn ĐồngBồ Đào NhaTam Thể (phim truyền hình Trung Quốc)Nhà LýĐộ MixiChiến dịch Hồ Chí MinhLưu Quang VũThế hệ ZLý Thường KiệtPhần LanTrung du và miền núi phía Bắc🡆 More