Trận Wagram

Trận Wagram là một trận đánh đẫm máu trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ năm - một phần của những cuộc chiến tranh của Napoléon.

Trận chiến diễn ra từ ngày 5 cho tới ngày 6 tháng 7 năm 1809, là chiến thắng sát nút của Quân đội Pháp và đồng minh do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte chỉ huy trước Quân đội Áo do Đại Công tước Karl chỉ huy. Trận đánh này được xem là thắng lợi lớn cuối cùng trên con đường võ nghiệp của Napoléon I. Tính đến thời điểm đó, đây là trận chiến quy mô lớn nhất trong lịch sử châu Âu, trong đó quân Áo ít quân hơn hẳn quân Pháp và các chư quân. Ngoài ra, trận Wagram còn là trận đấu pháo lớn nhất thời đó. Tuy thực sự không quyết định trên chiến trường và hai bên đều chịu tổn thất ngang ngửa,, thắng lợi này đã tái lập tiếng tăm của Hoàng đế Pháp sau khi ông thua trận Aspern-Essling cũng vào năm 1809.

Trận Wagram
Một phần của cuộc Chiến tranh Liên minh thứ năm
Trận Wagram
Hoàng đế Napoléon I trong trận Wagram, qua nét vẽ của Horace Vernet (Galerie des Batailles, Versailles)
Thời gian56 tháng 7 năm 1809
Địa điểm
Phía Đông Bắc Viên, Đế quốc Áo
48°17′58″B 16°33′52″Đ / 48,29944°B 16,56444°Đ / 48.29944; 16.56444
Kết quả

Thắng lợi quyết định của quân Pháp, quân Áo rút lui về Böhmen.

Tham chiến
Đế quốc Áo (1804–1867) Đế quốc Áo

Pháp Đế chế Pháp

Chỉ huy và lãnh đạo
Đế quốc Áo (1804–1867) Karl của Áo
Đế quốc Áo (1804–1867) Johann I Joseph
Đế quốc Áo (1804–1867) Heinrich von Bellegarde
Đế quốc Áo (1804–1867) Johann von Klenau
Pháp Napoléon Bonaparte
Pháp Louis-Alexandre Berthier
Pháp Louis-Nicolas Davout
Pháp André Masséna
Lực lượng
128.000–150.000 quân, 410 hỏa pháo 160.000–187.100 quân, 450 hỏa pháo
Thương vong và tổn thất
15 tướng, 772 Sĩ quan, 37.608 binh lính thương vong, 20 hỏa pháo và cờ phướn bị thu giữ 40 tướng, 1.782 Sĩ quan, 35.000 binh lính, 21 hỏa pháo, 12 cờ phướn và huy hiệu bị thu giữ
Trận Wagram trên bản đồ Áo
Trận Wagram
Vị trí trong Áo

Trong hai ngày 21 và 22 tháng 5 năm 1809, khi Napoléon vượt sông Donau, Karl đã đánh thắng quân Pháp trong trận Aspern-Essling, buộc Napoléon phải tập kết lại quân đội tại đảo Lobau trên sông Donau. Ông cần phải giành một thắng lợi rực rỡ, giống như trận Austerlitz (1805), để gỡ gạc cho mình. Trong đêm ngày 4 tháng 7 năm 1809, Napoléon I lại kéo quân qua bờ trái sông Donau. Karl đóng quân tại làng Wagram, cách kinh thành Viên 11 dặm về hướng Đông Bắc. Hôm sau (5 tháng 7), quân Pháp tiến công và đánh tan quân Áo, nhưng cuộc phản công của Sư đoàn Áo dưới quyền tướng Joseph Radetzky von Radetz thuộc Quân đoàn số 4 trấn giữ làng Markgrafneusiedl đã giành thắng lợi, trước khi được lệnh rút về các cao điểm để chống giữ. Sau đó, Napoléon cố gắng bọc sườn cánh trái của quân Áo nhưng bị đại bại.. Ít lâu sau khi Mặt Trời mọc vào ngày 6 tháng 7 năm 1809, Hoàng đế Pháp liền phát động cuộc tấn công lớn vào các cứ điểm của Quân đội Áo. Trận chiến lên tới hồi gay cấn hơn cả khi ông truyền lệnh cho Đại Khẩu đội pháo của mình pháo kích dữ dội vào các đội hình hàng dọc của Áo. Và, trong khi Thống chế Louis Nicolas Davout đánh bại quân cánh trái Áo còn Thống chế André Masséna thì đánh tan quân cánh phải Áo, Napoléon I tung một đội hình hàng dọc hùng hậu đánh thốc vào trung quân Áo. Đến hai giờ chiều, sau khi quân Áo đã chiến đấu ngoan cường, do không được tăng viện nên Đại Công tước Karl phải rút quân. Tướng Radetzky đã thu nhặt tàn binh của quân cánh trái Áo và thực hiện những hoạt động chặn hậu mạnh mẽ trên đường rút.

Tuy nhiên, do Đại Công tước Karl không còn ý chí chiến đấu, trận Wagram đã trở thành một thắng lợi quyết định của Napoléon: nó mang lại cho ông những chiến quả còn lớn hơn đại thắng Austerlitz. Thực chất, Quân đội Áo triệt thoái trong trật tự và sẵn sàng tiếp tục cuộc chiến. Và, thắng lợi khó nhọc cho thấy Đội quân vĩ đại của Napoléon không còn bất bại nữa, tiếp nối trận Baylen tại Tây Ban Nha báo hiệu một sức mạnh mới của các thế lực chống ông, cho dầu Napoléon vẫn cứ khăng khăng muốn làm bá chủ của cả châu Âu. Chiến thắng Wagram cũng không cho thấy tài nghệ thao lược của ông, mà thay vì đó là sự lệ thuộc của ông vào lực lượng Pháo binh và nhân lực - những cái không thể vững tồn mãi mãi. Bản thân ông cũng rất ấn tượng với lòng kiên dũng của Quân đội Áo trong trận này. Trong khi trận Wagram đã chấm dứt võ nghiệp của Đại Công tước Karl, Radetzky đã chứng tỏ khả năng của ông tại Wagram và ông được Hoàng đế Áo bổ nhiệm làm Phó Chỉ huy của Trung đoàn Thiết Kỵ binh số 4.

Ý nghĩa lịch sử

Có ý kiến coi trận Wagram là một chiến thắng kiểu Pyrros của Napoléon, và cái giá đắt mà ông phải trả cho thắng lợi này đã chứng tỏ sự suy giảm chất lượng của quân lính của ông. Tuy nhiên, Karl không còn ý chí tiếp tục cuộc chiến nữa.

Chú thích

Tags:

18095 tháng 76 tháng 7Chiến tranh Liên minh thứ nămCác cuộc chiến tranh của NapoléonHoàng đếLịch sử châu ÂuNapoléon BonapartePháoQuân độiTrận Aspern-EsslingĐế chế thứ nhấtĐế quốc Áo

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Độ (nhiệt độ)Vĩnh LongChuỗi thức ănThánh địa Mỹ SơnCàn LongSamsungSố phứcNhận thứcAshley ColeĐồng bằng sông Cửu LongẢ Rập Xê ÚtChiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2Tần Chiêu Tương vươngHệ thống đẳng cấp Vovinam Việt Võ ĐạoTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Đắc nhân tâmGiải bóng rổ Nhà nghề MỹNguyễn Bá ThanhB-52 trong Chiến tranh Việt NamLý Tự TrọngLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhBoeing B-52 StratofortressMinh Thành TổQuốc kỳ Việt NamBiển ĐôngThomas EdisonHồn Trương Ba, da hàng thịtNạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945Đoàn Minh HuấnKinh Ăn Năn TộiĐội tuyển bóng đá quốc gia ĐứcChùa Một CộtĐài Á Châu Tự DoChữ HánHà LanĐại học Bách khoa Hà NộiĐô la MỹHà NamStephanie McMahonLưu Quang VũQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamBảng tuần hoànQuốc hội Việt NamGia đình Hồ Chí MinhGHùng VươngMê KôngVũ khí hạt nhânTrần Đại QuangĐại Việt sử ký toàn thưDanh từCampuchiaLương Tam QuangNguyễn Nhật ÁnhLê Đức AnhNhà HồTriều đại trong lịch sử Trung QuốcQuy NhơnBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamChủ nghĩa duy tâmDanh sách biện pháp tu từQuan VũQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamEthanolThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamDanh sách quốc gia theo dân sốVũ Cát TườngBi da ba băngTây NguyênĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Nguyễn Xuân Phúc từ chức Chủ tịch nướcVăn Miếu – Quốc Tử GiámTài xỉuChiến tranh thế giới thứ haiNguyên tố hóa họcĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTiệc trăng máu🡆 More