Hậu Lê Trần Cung

Trần Cung (Tiếng Trung: 陳㫒, tên ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục), còn được gọi là Trần Thăng (陳昇, tên ghi trong Đại Việt thông sử) (?-1521) là tướng quân khởi nghĩa cuối thời Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, làm nhà Lê suy yếu và đi đến sụp đổ.

Trần Cung
Thông tin cá nhân
Sinhkhông rõ
Mất1521
Giới tínhnam
Quốc tịchnhà Lê sơ

Do tự hình của chữ "cung" 㫒 và "thăng" 昇 gần như tương tự nhau nên dễ lẫn lộn hai chữ này, vì vậy mà có hai tên gọi khác nhau Trần Cung và Trần Thăng. Nửa bên trên của chữ "cung" 㫒 và chữ "thăng" 昇 đều là bộ "nhật" 日 nhưng nửa bên dưới thì khác nhau. Nửa bên dưới của chữ "cung" 㫒 là chữ "cung" 廾, còn nửa bên dưới của chữ "thăng" 昇 là chữ "thăng' 升.

Khởi nghĩa Hậu Lê Trần Cung

Trần Cung là con Trần Cảo - người giữ chức giám ở điện Thuần Mỹ nhà Hậu Lê. Cuối thời Lê sơ, các vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực tàn ác, chơi bời sa đoạ, triều chính rối ren, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.

Trần Cảo nghe lời sấm truyền trong dân gian rằng phương Đông có khí thiên tử, bèn quyết định khởi binh lập nghiệp lớn. Trần Cung cùng cha tụ tập những người tha hương trốn tránh làm vây cánh. Trần Cảo tự xưng là dòng dõi vua Trần Thái Tông và là ngoại thích của bà Quang Thục hoàng thái hậu (Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thánh Tông).

Tới tháng 3 năm 1516, hai cha con Trần Cung cùng các thủ hạ Phan Ất, Đình Ngạn, Đình Nghệ, Công Uẩn, Đình Bảo, Đoàn Bố dấy binh khởi nghĩa ở chùa Quỳnh Lâm, chiếm cứ hai huyện Thủy Đường (Hải Phòng) và Đông Triều (Quảng Ninh), quân đông tới vài vạn người. Trần Cảo tự xưng là Đế Thích giáng sinh, xưng làm vua, đặt niên hiệu là Thiên Ứng.

Kế tục Trần Cảo Hậu Lê Trần Cung

Tháng 4 năm 1516, Trần Cảo và Trần Cung mang quân tiến đánh kinh thành Thăng Long. Đại thần Trịnh Duy Sản giết vua Lê Tương Dực rồi lập Lê Chiêu Tông lên ngôi và rước vua mới vào Thanh Hóa. Quân khởi nghĩa đánh chiếm kinh thành. Sau đó các lộ quân triều đình ủng hộ Lê Chiêu Tông cùng hội binh đánh Trần Cảo. Trần Cảo và Trần Cung phải rút khỏi kinh thành về Lạng Nguyên.

Sau lần tấn công kinh thành lần thứ 2 cuối năm 1516 nhưng bị con nuôi Trịnh Duy Sản là Trần Chân đánh bại, Trần Cảo lại trốn lên Lạng Nguyên. Quân Trần Cảo và quân triều đình lấy sông Minh Nguyệt làm ranh giới, giằng co lâu ngày bất phân thắng bại.

Sau đó, Trần Cảo truyền ngôi cho Trần Cung rồi cạo đầu làm sư, giấu tên để trốn tránh. Trần Cung tiếp tục xưng hiệu là Tuyên Hóa, hoạt động ở vùng đông bắc chống lại triều đình.

Trong triều đình, các tướng Trần Chân, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy, Mạc Đăng Dung mâu thuẫn chia bè phái đánh nhau. Vì vậy Trần Cung một mình cát cứ ở Lạng Nguyên không gặp phải sự tấn công của triều đình.

Năm 1521, sau khi đánh lui được Trịnh Tuy vào Thanh Hóa, Mạc Đăng Dung nắm quyền điều hành triều chính nhà Lê. Đăng Dung mang quân đánh Lạng Nguyên. Trần Cung bại trận, bỏ chạy vào châu Thất Nguyên. Vợ và con gái ông bị bắt. Sau đó Trần Cung cũng bị quân triều đình tuần tiễu truy nã và bắt được. Ông bị giải về kinh thành giết chết, không rõ năm đó bao nhiêu tuổi.

Cha con Trần Cung khởi nghĩa chống triều đình tất cả trong 6 năm, trong đó Trần Cung xưng hiệu Tuyên Hóa trong 5 năm (1517-1521).

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

Tags:

Khởi nghĩa Hậu Lê Trần CungKế tục Trần Cảo Hậu Lê Trần CungHậu Lê Trần Cung1521Chữ HánKhâm định Việt sử thông giám cương mụcLịch sử Việt NamNhà Lê sơĐại Việt sử ký toàn thư

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Giê-suCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Đờn ca tài tử Nam BộTô Ân XôPhú QuốcDanh sách thủy điện tại Việt NamBà Rịa – Vũng TàuThành phố Hồ Chí MinhHồ Xuân HươngĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Ả Rập Xê ÚtĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Kinh tế ÚcTết Nguyên ĐánQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamMaría ValverdeH'MôngThái LanChung kết UEFA Champions League 2024Danh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiPhó Chủ tịch Quốc hội Việt NamTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamThanh HóaThành nhà HồNguyễn Thị BìnhG22 tháng 4Arya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaQuần thể danh thắng Tràng AnNguyễn Hòa BìnhĐài LoanMười hai vị thần trên đỉnh OlympusTài xỉuChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaAdolf HitlerLiên Hợp QuốcBTSHồ Mẫu NgoạtChữ HánTrần Đại NghĩaLê Minh KháiQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Nhà Tây SơnTrần Thanh MẫnBảo tồn động vật hoang dãSơn LaSố chính phươngChiến dịch Hồ Chí MinhCảm tình viên (phim truyền hình)Hoa KỳDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangSự cố sập nhịp dẫn cầu Cần ThơTrịnh Công SơnMai (phim)Bài Tiến lênNguyễn Xuân ThắngTôn giáo tại Việt NamThegioididong.comNgày Quốc tế Lao độngCục An ninh đối ngoại (Việt Nam)Vụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnAldehydeQuan hệ ngoại giao của Việt NamTrương Mỹ HoaBảng chữ cái tiếng AnhDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueFansipanDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Người TàyChâu ÁThích-ca Mâu-niHợp sốQuỳnh búp bêViêm da cơ địaWashington, D.C.Gia đình Hồ Chí MinhNgười🡆 More