Trần Công Bác

Trần Công Bác (Tiếng Trung: 陈公博; phồn thể: 陳公博; pinyin: Chén Gōngbó; Wade-Giles: Ch'en Kung-po, 19 tháng 10 năm 1892 – 3 tháng 6 năm 1946) là một chính trị gia Trung Hoa, từng là Tổng thống thứ 2 và cuối cùng của chính phủ Quốc dân Nam Kinh thân Nhật trong Thế chiến II.

Trần Công Bác
陳公博
Trần Công Bác
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
Nhiệm kỳ
tháng 9 năm 1944 – tháng 8 năm 1945
Tiền nhiệmUông Tinh Vệ
Kế nhiệmhủy bỏ
Thị trưởng Thượng Hải
Nhiệm kỳ
tháng 11 năm 1940 – tháng 12 năm 1944
Kế nhiệmChu Phật Hải
Thông tin cá nhân
Sinh(1892-10-19)19 tháng 10 năm 1892
Nam Hải, Quảng Đông,
nhà Thanh
Mất3 tháng 6 năm 1946(1946-06-03) (54 tuổi)
Tô Châu, Giang Tô,
Trung Hoa Dân Quốc
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc Quốc dân đảng
Alma materĐại học Bắc Kinh
Đại học Columbia

Tiểu sử Trần Công Bác

Trần Công Bác quê ở Thượng Hàng, Phúc Kiến, nhưng sinh tại Quảng Đông, nhà Thanh năm 1892. Cha ông là một quan viên nhà Thanh. Khi học tại Đại học Bắc Kinh, ông tham gia phong trào Ngũ Tứ và nghiên cứu Chủ nghĩa Marx cùng Trần Độc Tú. Trần Công Bác là một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tham gia Hội nghị lần thứ nhất của đảng tại Thượng Hải vào tháng 7 năm 1921, nhưng bỏ đảng vào năm sau. Sau đó ông sang Hoa Kỳ, nhận học vị Thạc sĩ Kinh tế học tại Đại học Columbia năm 1925. Về đến Trung Hoa, ông gia nhập Quốc dân đảng và được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục Công nông dưới quyền Liêu Trọng Khải, thuộc phe cánh tả cùng Uông Tinh Vệ, 2 người về sau phát triển mối quan hệ gần gũi về chính trị cũng như cá nhân. Dù đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Bắc phạt của Tưởng Giới Thạch, ông tích cực ủng hộ Uông chống lại Tưởng khi Tưởng bắt đầu tỏ ra lộng quyền. Ông bất mãn với việc Tưởng lật đổ Uông giành quyền lãnh đạo Quốc Dân đảng thông qua một cuộc chính biến quân sự năm 1926. Tuy nhiên, trong thời kỳ Tưởng-Uông hợp tác, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thương nghiệp từ năm 1932-36. Một số chính sách kinh tế quốc gia quan trọng ông giúp thiết lập trong giai đoạn này vẫn được thực hiện tới tận những năm 1970. Là Chủ tịch Đảng bộ Quốc dân tại Tứ Xuyên, ông tham gia tổ chức sơ tán Chính phủ Quốc dân đến Trùng Khánh sau khi Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 bắt đầu.

Tuy nhiên, Trần vẫn giữ khoảng cách với Tưởng Giới Thạch, và sau khi Uông Tinh Vệ bỏ Quốc Dân đảng đứng ra thành lập chính phủ Quốc dân Nam Kinh bù nhìn, Trần nhanh chóng theo chân dù ban đầu phản đối hành động này của Uông. Trong chính phủ mới, Trần là phát ngôn viên Lập pháp viện. Sau khi chủ quyền tại Thượng Hải (danh nghĩa) được Nhật trao trả cho Chính phủ Quốc dân Nam Kinh vào tháng 11 năm, Trần được bổ nhiệm làm Thị trưởng. Giữa năm 1944, khi Uông đi Nhật chữa bệnh, Trần được giao giữ chức Quyền Viện trưởng Hành chính viện, rồi trở thành Tổng thống chính phủ Quốc dân Nam Kinh sau khi Uông chết vào tháng 11 năm 1944.

Cuối Thế chiến II, Trần bỏ trốn sang Nhật, và ngay sau khi Nhật Bản chính thức đầu hàng ngày 9 tháng 9 năm 1945, đại diện Trung Hoa là Tướng Hà Ứng Khâm yêu cầu đại diện Nhật Bản, Tướng Yasuji Okamura, dẫn độ Trần Công Bác về Trung Hoa để xét xử tội phản quốc. Yêu cầu được lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ chấp nhận, và Trần bị giải về Trung Hoa ngày 3 tháng 10. Tại tòa, ông cố gắng tự bào chữa, rằng với tư cách Tổng thống, ông đã từ chối hợp tác với người Nhật trong một vài vấn đề quan trọng và chỉ hành động như vậy vì tình bạn với Uông Tinh Vệ. Khi bị kết án tử hình, ông chỉ bình thản nói "Tôi sẽ gặp lại Uông Tinh Vệ dưới suối vàng sớm thôi". Trần bị một đội hành quyết xử tử tại Tô Châu, Giang Tô ngày 3 tháng 6 năm 1946.

Chú thích

Tham khảo

  • David P. Barrett and Larry N. Shyu, eds.; Chinese Collaboration with Japan, 1932-1945: The Limits of Accommodation Stanford University Press 2001
  • John H. Boyle, China and Japan at War, 1937–1945: The Politics of Collaboration (Harvard University Press, 1972).
  • James C. Hsiung and Steven I. Levine, eds., China's Bitter Victory: The War with Japan, 1937–1945 (Armonk, N.Y.: M. E. Sharpe, 1992)
  • Ch'i Hsi-sheng, Nationalist China at War: Military Defeats and Political Collapse, 1937–1945 (Ann Arbor: University of Michigan Press, 1982).
  • Frederick W. Mote, Japanese-Sponsored Governments in China, 1937–1945 (Stanford University Press, 1954).
  • Margherita Zanasi, "Chen Gongbo and the Construction of a Modern Nation in 1930s China," in Timothy Brook and Andre Schmid, eds.; Nation Work: Asian Elites and National Identities (University of Michigan Press, 2000).

Liên kết ngoài

Blog of Kan Chen, son of Chen Gongbo: https://sites.google.com/site/kanblog8/home Lưu trữ 2016-03-06 tại Wayback Machine

Tags:

Tiểu sử Trần Công BácTrần Công BácBính âm Hán ngữChiến tranh thế giới thứ haiChính phủ Uông Tinh VệChữ Hán giản thểChữ Hán phồn thểWade-Giles

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

El NiñoDanh sách Chủ tịch nước Việt NamJadon SanchoNguyễn Ngọc ThắngChữ NômXXXNgười ViệtQuốc hội Việt NamBảy mối tội đầuNguyễn Minh TúĐiện Biên PhủPhong trào Cần VươngGái gọiCúp bóng đá U-23 châu Á 2024SécViệt NamBùi Vĩ HàoCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênĐền HùngTokuda ShigeoMặt TrờiDải GazaTriệu VyĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamĐắk LắkNguyễn Chí VịnhNguyễn Thị ĐịnhChâu MỹTrần Sỹ ThanhGMMTVJennifer PanKhuất Văn KhangXabi AlonsoCristiano RonaldoQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamXuân QuỳnhLịch sử Trung QuốcThanh HóaBenjamin FranklinChiến dịch Điện Biên PhủChiến tranh Đông DươngKhởi nghĩa Lam SơnNhà Tiền LêNam ĐịnhNgân hàng Nhà nước Việt NamDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁĐại ViệtHồ Quý LyTikTokĐô la MỹThời bao cấpLe SserafimCông an nhân dân Việt NamNguyễn Ngọc NgạnHuếNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiNông Đức MạnhXử Nữ (chiêm tinh)Mikami YuaĐêm đầy saoBabyMonsterNguyễn Nhật ÁnhNhà HánPhim khiêu dâmThuật toánShopeeTừ Hán-ViệtTư Mã ÝNhã Nam (công ty)Hàn Mặc TửTập đoàn FPTCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoGeometry DashCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Chiến dịch Mùa Xuân 1975Lê Hồng AnhChữ Quốc ngữNhà Tây Sơn🡆 More