Trưng Nhị

Trưng Nhị (Tiếng Trung: 徵貳; ? - 5 tháng 3 năm 43) là nữ phó vương vương quốc Lĩnh Nam và là nữ thủ lĩnh chống sự đô hộ của nhà Đông Hán thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam.

Bà cùng chị là nữ vương Trưng Trắc đã lãnh đạo người Việt đánh đuổi thái thú Tô Định nhà Đông Hán.

Trưng Nhị
徵女王
Vua Việt Nam
Trưng Nhị
Tranh dân gian Đông Hồ của Hai Bà Trưng
Nữ vương nước Lĩnh Nam
Tại vị40 - 43
Đồng cai trịTrưng Trắc
Tiền nhiệmTriệu Dương Vương
Kế nhiệmLý Nam Đế
Thông tin chung
Sinh?
Mất5 tháng 3 năm 43
Mê Linh
Phối ngẫuHùng Nguyên
Thân phụHùng Định (sau đổi thành Trưng Định)
Thân mẫuMan Thiện

Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo sử Trung Quốc, hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo sử Việt Nam thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết.

Nguồn gốc, tên gọi Trưng Nhị

Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Trưng Nhị là Đại Việt sử lược. Theo sách này, Trưng Nhị là em của Trưng Trắc, con gái Lạc tướng ở Mê Linh.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trưng Nhị vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội. Mẹ Hai Bà là Man Thiện, được thần phả ghi tên là Trần Thị Đoan.

Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên của bà, có nguồn gốc từ nghê dệt lụa truyền thống của Việt Nam. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo các sử gia tên Trưng Nhị vốn là Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Nhị. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau.

Sự nghiệp Trưng Nhị

Theo Đại Việt sử lược, Trưng Nhị có cá tính mạnh mẽ như Trưng Trắc, không chịu ràng buộc theo pháp luật mà Tô Định áp đặt.

Các Lạc tướng Mê Linh và Chu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Tô Định bèn bắt giết anh rể Trưng Nhị là Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. Trưng Nhị cùng Trưng Trắc mang quân bản bộ về giữ Hát Môn.

Tháng 3, năm 40, Trưng Nhị theo chị là Trưng Trắc tập hợp các lực lượng ủng hộ nổi dậy đánh hãm trị sở ở Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). Thái thú Tô Định bỏ chạy. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Trưng Vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó Vương.

Sách Việt Nam sử lược ghi nhận Trưng Nhị cùng Trưng Trắc đều xưng vương. Các bộ sử ra đời trước đó như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử lược, Khâm định Việt sử thông giám cương mục không xác nhận điều này.

Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), Hán Quang Vũ Đế thấy hai bà dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang đánh.

Năm 42, Trưng Nhị cùng chị cầm quân đụng độ với quân Hán ở Lãng Bạc. Do thế quân Hán mạnh hơn, bà cùng Trưng Trắc không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).

Năm 43, Trưng Nhị cùng Trưng Trắc chống cự với quân nhà Hán ở Cấm Khê. Quân Hai Bà thế cô không địch nổi quân Hán mạnh hơn nên bị thua. Trưng Trắc và Trưng Nhị đều mất tại đây. Hai bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Hà Tây cũ) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Tuy nhiên, theo Hậu Hán Thư, một cuốn sử của Trung Quốc, truyện Mã Viện chép rằng hai bà đã bị Mã Viện giết. Trong khi đó, truyện Lưu Long lại cho rằng Trưng Nhị bị Lưu Long bắt rồi bị giết. Thế nhưng, sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ còn dẫn sách Biệt Lục chép rằng: Hai Bà thua trận, lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu.

Cuộc đời hoạt động của Trưng Nhị trước sau gắn bó ở bên cạnh với Trưng Trắc, từ khi khởi nghĩa đến khi chống Hán thất bại và cái chết. Trong khởi nghĩa, bà là tướng đắc lực bên cạnh Trưng Vương. Tuy nhiên, sử sách không nhắc đến gia đình riêng tư của bà như Trưng Trắc.

Tưởng nhớ Trưng Nhị

Do cuộc đời sự nghiệp của Trưng Nhị luôn gắn liền với Trưng Trắc, sử sách khi nhắc đến Trưng Trắc thường đi cùng với Trưng Nhị, hoặc gọi chung là Hai Bà Trưng.

Hàng năm, vào ngày 6 tháng 3 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai bà (cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam tại miền Nam trước kia) được tổ chức tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và hiện nay tại nhiều nơi trong nước Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài.

Xem thêm

Tham khảo

  • Đại Việt sử lược, Nguyễn Gia Tường dịch, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh (1993)
  • Đại Việt sử ký toàn thư
  • Khâm định Việt sử thông giám cương mục
  • Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Nguyễn Khắc Thuần (2005), Danh tướng Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
  • Viện Sử học (1988), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam
  • Đào Duy Anh (2005), Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Lê Đình Sỹ chủ biên (2010), Thăng Long – Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, Nhà xuất bản Hà Nội
  • Lê Văn Siêu (2006), Việt Nam văn minh sử, Nhà xuất bản Văn học

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Nguồn gốc, tên gọi Trưng NhịSự nghiệp Trưng NhịTưởng nhớ Trưng NhịTrưng NhịChữ HánLĩnh NamLịch sử Việt NamNhà HánPhó vươngThái thúTrưng TrắcĐông Hán

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đà LạtLê Hồng AnhThám tử lừng danh ConanBình PhướcLịch sử Trung QuốcLê Trọng TấnAnimeChân Hoàn truyệnTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCMười hai con giápĐường Trường SơnTần Thủy HoàngTập đoàn VingroupLâm ĐồngĐiện BiênNami (One Piece)Ký sinh thú69 (tư thế tình dục)Danh sách biện pháp tu từGoogleSinh sản vô tínhHiệp định Genève 1954Châu Đăng KhoaSingaporeBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtĐêm đầy saoQuân đội nhân dân Việt NamHương TràmNguyễn Hòa BìnhPython (ngôn ngữ lập trình)Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamSở Kiều truyện (phim)Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânNinh BìnhẤn ĐộSố nguyênNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònCampuchiaKinh tế Trung QuốcVõ Thị SáuĐường sắt đô thị Hà NộiSongkranTrung QuốcTaylor SwiftGeometry DashUkrainaBiển ĐôngBình Ngô đại cáoThượng HảiDải GazaNăm CamChiến cục Đông Xuân 1953–1954Phong trào Đồng khởiTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Đạo Cao ĐàiNguyễn Đình Trung (sinh năm 1973)Kiên GiangSân bay quốc tế Long ThànhChăm PaThảm sát Mỹ LaiThế vận hội Mùa hè 2024Buôn Ma ThuộtNguyễn Bỉnh KhiêmKim ĐồngLiverpool F.C.Phạm Ngọc ThảoBắc NinhParis Saint-Germain F.C.Bến Nhà RồngNguyễn Ngọc NgạnDanh sách Tổng thống Hoa KỳGiải vô địch bóng đá châu ÂuCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Hòa ThânBình Dương🡆 More