Trường Bách Khoa Bình Dân

Trường Bách khoa Bình dân là một hệ thống giáo dục thành lập vào Tháng Tám 1954 ở Miền Nam Việt Nam do Hội Văn hóa Bình dân thực hiện để quảng bá kiến thức phổ thông.

Trường hoạt động trong thời gian 20 năm dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa.

Lịch sử Trường Bách Khoa Bình Dân

Trường Bách khoa Bình dân là sáng kiến của ba ông Huỳnh Văn Lang, Lê Thành Cường và Đỗ Trọng Chu thành lập vào cuối năm 1954. Cơ sở đầu tiên mở ra ở ngày 15 Tháng Mười Một năm 1954 mượn trường Tôn Thọ Trường trên đường Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn. Khi khai giảng có 7.719 học sinh ghi danh nhưng chỉ có chỗ cho 1275 người. Vì số người hưởng ứng quá đông, nhóm thành lập tìm cách mở rộng tham gia bằng cách lập ban quản lý dưới tên Hội Văn hóa Bình dân. Hội này chính thức đi vào hoạt động năm 1955, thiết lập một số trường sở khác.

Hội Văn hóa Bình dân còn cho xuất bản tạp chí Bách khoa cùng mở lớp tráng niên để đối phó với nạn mù chữ. Trong 10 năm có 81.174 người được cấp chứng chỉ hoàn tất lớp tập đọc và viết.

Từ năm 1954 đến năm 1964 chỉ riêng cơ sở ở Sài Gòn có 34.753 sinh viên hoàn tất chương trình học.

Trường Bách khoa Bình dân sau mở thêm các chi nhánh ở Huế, Đà Lạt, Bảo Lộc, Ban Mê Thuột, Phan Rang, Biên Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long, và Sóc Trăng.

Các giảng viên đều làm việc không lương và ngược lại học sinh ghi danh đều không phải đóng khoản học phí nào cả. Vì vậy trường có đặc điểm là một cơ sở giáo dục thiện nguyện do tư nhân điều hành với mục đích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho học viên bình dân ở nhiều địa điểm khắp miền Nam.

Hệ thống trường Bách khoa Bình dân hoạt động được 20 năm thì ngừng.

Học trình Trường Bách Khoa Bình Dân

Trường Bách khoa Bình dân dạy miễn phí với chương trình bốn tháng, mở rộng không hạn chế tuổi tác, trình độ. Các môn học chia thành hai ban:

  1. ban văn hóa và
  2. ban thực nghiệp.

Ban văn hóa gồm các môn quốc sử và những ngoại ngữ: Anh, Đức, Nhật, Pháp, Quan thoại, và Quảng Đông.

Ban thực nghiệp có các lớp như vô tuyến điện, kế toán, nhiếp ảnh, trữ dược, đánh máy, cắt may, họa kỹ nghệ, chữa máy nổ, v.v.

Nhân vật liên quan Trường Bách Khoa Bình Dân

  • Huỳnh Văn Lang, sáng lập viên, giám đốc Viện Hối đoái Việt Nam Cộng hòa, thành lập tạp chí Bách khoa
  • Luật sư Cung Đình Thanh, tổng giám đốc trường Bách khoa Bình dân Sài Gòn 1967-1975

Tham khảo và chú thích Trường Bách Khoa Bình Dân

Huỳnh Văn Lang. "Món nợ văn hóa bình dân và sứ mạng văn hóa dân tộc". Buổi thuyết trình Văn hóa Bình dân ở Viện Việt học 12 tháng 7 năm 2008.

Liên kết Trường Bách Khoa Bình Dân

Tags:

Lịch sử Trường Bách Khoa Bình DânHọc trình Trường Bách Khoa Bình DânNhân vật liên quan Trường Bách Khoa Bình DânTham khảo và chú thích Trường Bách Khoa Bình DânLiên kết Trường Bách Khoa Bình DânTrường Bách Khoa Bình Dân1954Miền Nam (Việt Nam)Việt Nam Cộng hòa

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bạch LộcFC Bayern MünchenGoogle DịchPhó Chủ tịch Quốc hội Việt NamNguyễn Minh Quang (cầu thủ bóng đá)Hồng BàngLa LigaInternetĐài Truyền hình Việt NamHiệu ứng nhà kínhQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamĐiện BiênPhim khiêu dâmKhuất Văn KhangHarry LuTrần Thủ ĐộTừ mượn trong tiếng ViệtViệt NamNho giáoViễn PhươngMỹ TâmPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuNgười ViệtPhạm TuyênBắc KinhTô Vĩnh DiệnHình bình hànhThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Vườn quốc gia Cát TiênNgười TàyThanh gươm diệt quỷTân Hiệp PhátBảy hoàng tử của Địa ngụcMười hai con giápChữ NômĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamKhởi nghĩa Yên ThếBình DươngNgũ hànhĐường Trường SơnLê Thái TổBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamThích-ca Mâu-niBến Nhà RồngLeonardo da VinciNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamNguyễn Tân CươngHợp chất hữu cơSơn Tùng M-TPCảm tình viên (phim truyền hình)NgaHợp sốBộ luật Hồng ĐứcLiên bang Đông DươngThuật toánPhú QuốcDanh sách di sản thế giới tại Việt NamHệ sinh tháiĐộng lượngCuộc tấn công Mumbai 2008Hàn TínKakáDanh sách tỷ phú thế giớiLý Thái TổDanh sách ngân hàng tại Việt NamLê Minh HưngQuỳnh búp bêHà NộiCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamSố chính phươngChiến dịch Tây NguyênNgày Thống nhấtCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Trần Cẩm TúNguyễn Ngọc TưHội An🡆 More