Tiền Cơ Sở

Tiền cơ sở là thuật ngữ kinh tế chỉ loại tiền có mức độ thanh khoản cao nhất trong các thành phần của cung tiền.

Tiền cơ sở bao gồm tiền mặt trong lưu thông do các cá nhân (hộ gia đình và doanh nghiệp không phải ngân hàng nắm giữ) và dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương. Đối với các loại tiền hàng hóa (như vàng hay Bitcoin), lượng tiền cơ sở ám chỉ toàn bộ lượng hàng hóa này và không bao gồm chứng chỉ thay thế. Mọi sự thay đổi của lượng tiền cơ sở đều là tác nhân quan trọng gây ra thay đổi trong tổng lượng cung tiền. Chính vì vậy, tiền cơ sở còn được gọi là tiền có mãnh lực.

Tiền cơ sở và cung tiền

Lượng cung tiền (M) bằng lượng tiền cơ sở (H) nhân với số nhân tiền tệ (m).

M = m × H

Trong trường hợp số nhân tiền tệ không đổi, thay đổi của tổng lượng cung tiền phụ thuộc vào thay đổi trong lượng tiện cơ sở. Khi số nhân tiền tệ bằng 1, mức thay đổi lượng cung tiền đúng bằng mức thay đổi lượng tiền cơ sở.

Những nhân tố tác động tới lượng tiền cơ sở

Mô hình đơn giản để mô tả sự thay đổi của tiền cơ sở xuất phát từ khái niệm về tiền cơ sở với đẳng thức:

H = C + R

trong đó C là lượng tiền mặt trong lưu thông và R là dự trữ bắt buộc. Những nhân tố làm thay đổi lượng tiền mặt trong lưu thông hoặc/và thay đổi dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương đều có thể làm thay đổi lượng tiền cơ sở. Vì mức dự trữ bắt buộc bằng lượng tiền gửi trong các ngân hàng thương mại nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nên ta có tiếp đẳng thức:

H = C + D×r

trong đó D là lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại, còn r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương kiểm soát.

Giả dụ các nhân tố còn lại không đổi, mỗi thay đổi của một trong ba nhân tố trên đều làm lượng tiền cơ sở thay đổi cùng chiều. Vì vậy, để tăng lượng tiền cơ sở, ngân hàng trung ương có thể:

Lưu ý là hai biện pháp sau không chỉ làm thay đổi lượng tiền cơ sở mà còn đều làm thay đổi số nhân tiền tệ, vì vậy chúng là những biện pháp mạnh trong chính sách tiền tệ và hiện nay ít còn được sử dụng. Đối với biện pháp thứ nhất, việc in và đúc tiền cũng có thể gặp hạn chế bởi quy định của pháp luật ở một số quốc gia.

Tham khảo

Tags:

BitcoinCung ứng tiền tệNgân hàng thương mạiNgân hàng trung ương

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Trần PhúIMessageDanh sách thủ lĩnh Lương Sơn BạcTrạm cứu hộ trái timPhú ThọRTam ThểXXX (phim 2002)Lương Tam QuangThiếu nữ bên hoa huệHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamNhà HánNgô Sĩ LiênCarles PuigdemontQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamCăn bậc haiTháp RùaVụ án Lệ Chi viênDanh sách biện pháp tu từLuis Enrique (cầu thủ bóng đá)Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhMười hai con giápDanh sách nhân vật trong DoraemonHồng BàngCristiano RonaldoNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamDương Văn Thái (chính khách)Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuHồ Mẫu NgoạtLê DuẩnChủ nghĩa Marx–LeninLê Hồng AnhNguyễn Văn NênLiên Hợp QuốcChuyến đi cuối cùng của chị PhụngVườn quốc gia Cát TiênTết Nguyên ĐánPhong trào Đông DuKuwaitLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳPhạm Văn ĐồngNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamNguyễn Sinh SắcĐắk NôngHà Thanh XuânPhượng vĩTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Lão HạcLụtIsaac NewtonLiên XôHiệp định Paris 1973Hồ Hoàn KiếmLê Trọng TấnHán Quang Vũ ĐếĐồng bằng sông HồngBà Rịa – Vũng TàuLạng SơnNgũ hànhTrương Ngọc ÁnhSóc TrăngTrung ĐôngBộ đội Biên phòng Việt NamNam ĐịnhNatriNguyễn Đình ThiHứa Quang HánCách mạng Công nghiệpĐại dịch COVID-19 tại Việt NamChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)MaldivesFlorian WirtzChuỗi thức ănPhạm Băng BăngẤm lên toàn cầuLưu Bá ÔnTây NinhNăng lượng tái tạoTokuda Shigeo🡆 More