Tiếng Tấn

Tiếng Tấn (Tiếng Trung: 晋语; phồn thể: 晉語; Hán-Việt: Tấn ngữ; pinyin: jìnyǔ) là một tập hợp các dạng tiếng Trung Quốc ở miền Bắc Trung Quốc, với chừng 63 triệu người nói.

Phân bố địa lý của nó trùm lên hầu hết tỉnh Sơn Tây (trừ thung lũng sông Phần), phần lớn miền trung Nội Mông cùng những vùng lân cận của Hà Bắc, Hà Nam, và Thiểm Tây. Những nhà ngôn ngữ học có ý kiến trái chiều về bản chất tiếng Tấn: một bộ phận coi nó như một phần của Quan thoại, phần khác tách nó ra thành nhánh riêng.

Tiếng Tấn
晋语 / 晉語
Tiếng Tấn
Tấn ngữ viết bằng chữ Hán
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcHầu khắp tỉnh Sơn Tây; miền trung Nội Mông; một phần Hà Bắc, Hà Nam, và Thiểm Tây
Tổng số người nói63,05 triệu (2012)
Phân loại Tiếng TấnHán-Tạng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cjy
Glottologjiny1235
Linguasphere79-AAA-c
Tiếng Tấn
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Jin Chinese
Phồn thể晉語
Giản thể晋语
Tên tiếng Trung thay thế
Phồn thể山西話
Giản thể山西话
Nghĩa đenTiếng Sơn Tây

Phân loại Tiếng Tấn

Cho tới thập niên 1980, các phương ngữ Tấn đều được gộp hết vào Quan thoại. Tuy vậy, năm 1985, Lý Vinh đề xuất rằng Tấn nên được nhìn nhận là một nhóm phương ngữ riêng, tương tự Việt (Quảng Đông)Ngô. Lý do cho đề xuất này là tiếng Tấn giữ lại "nhập thanh" (入聲), thể hiện ở âm tắc thanh hầu giống như trong tiếng Ngô, nhưng lại khác biệt với đa phần phương ngôn Quan thoại khác.

Một số nhà ngôn ngữ học khác sau đó chấp nhận kiểu phân loại này. Ngược lại, số khác không đồng ý rằng Tấn là một nhóm riêng vì lí do sau:

  1. Việc lấy sự lưu giữ nhập thanh làm thước đo là thiếu nhất quán với cách phân chia những nhóm phương ngữ khác (dựa trên con đường phát triển của âm hữu thanh đầu từ trong tiếng Trung trung đại).
  2. Một số phương ngôn Quan thoại khác cũng lưu giữ nhập thanh (thành âm tắc thanh hầu), nhất là trong Quan thoại Giang-Hoài, nhưng tới nay thì chưa ai đề xuất tách chúng khỏi Quan thoại cả.

Trong Trung Quốc Ngữ Ngôn Địa Đồ Tập, tiếng Tấn được chia ra 8 phân nhóm:

Ngữ âm học Tiếng Tấn

Không như hầu hết dạng Quan thoại, tiếng Tấn có một âm tắc thanh hầu cuối từ: dấu vết của các âm tắc cuối từ trước đó (/p/, /t//k/). Đây là nét chung có với Quan thoại cổ thời nhà Nguyên (chừng thế kỷ XIV) và một số dạng tiếng Trung miền nam. Trong tiếng Trung trung đại, âm tiết kết thúc bằng âm tắc không có thanh điệu; tuy vậy, những nhà nghiên cứu tiếng Trung ưa xếp những từ có kiểu âm tiết như vậy vào một lớp thanh riêng, gọi là "nhập thanh". Âm tiết kết bằng âm tắc thanh hầu trong Tấn vẫn không có thanh điệu, hay, nói cách khác, tiếng Tấn đã giữ lại nhập thanh.

Hình thái học Tiếng Tấn

Tiếng Tấn có tiền tố 圪 /kəʔ/, 忽 /xəʔ/, và 入 /zəʔ/, đóng vai trò phát sinh từ mới. Ví dụ:
入鬼 "chọc phá" < 鬼 "quỷ"

Ngoài ra, còn có một số từ trong tiếng Tấn xuất hiện nhờ việc tách đôi từ đơn âm tiết, bằng cách chèn 'l' vô giữa. Ví dụ:

/pəʔ ləŋ/ < 蹦 pəŋ "nhảy"
/tʰəʔ luɤ/ < 拖 tʰuɤ "kéo, lôi"
/kuəʔ la/ < 刮 kua "cạo"
/xəʔ lɒ̃/ < 巷 xɒ̃ "hẽm"

Hiện tượng trên có thể bắt gặp trong hầu hết phương ngôn Quan thoại (ví dụ 窟窿 kūlong < 孔 kǒng), nhưng đặc biệt nổi bật trong tiếng Tấn.

Chú thích

Tài liệu Tiếng Tấn

  • Chinese Academy of Social Sciences (2012), Zhōngguó yǔyán dìtú jí (dì 2 bǎn): Hànyǔ fāngyán juǎn 中国语言地图集(第2版):汉语方言卷 [Language Atlas of China (2nd edition): Chinese dialect volume], Beijing: The Commercial Press.
  • Hou Jingyi 侯精一; Shen Ming 沈明 (2002), Hou Jingyi 侯精一 (biên tập), 现代汉语方言概论 [Overview of modern Chinese dialects] (bằng tiếng Trung), Shanghai Education Press, ISBN 7-5320-8084-6
  • Kurpaska, Maria (2010), Chinese Language(s): A Look Through the Prism of The Great Dictionary of Modern Chinese Dialects, Walter de Gruyter, ISBN 978-3-11-021914-2
  • Yan, Margaret Mian (2006), Introduction to Chinese Dialectology, LINCOM Europa, ISBN 978-3-89586-629-6.

Liên kết ngoài

Tags:

Phân loại Tiếng TấnNgữ âm học Tiếng TấnHình thái học Tiếng TấnTài liệu Tiếng TấnTiếng TấnBính âm Hán ngữChữ Hán giản thểChữ Hán phồn thểHà Bắc (Trung Quốc)Hà Nam (Trung Quốc)Nội MôngPhiên âm Hán-ViệtQuan thoạiSông PhầnSơn Tây, Trung QuốcThiểm Tây

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Ai CậpLiên Hợp QuốcCà MauHoaThiên địa (trang web)Nhà HánĐiêu khắcFormaldehydeVladimir Ilyich LeninĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBến TreĐại dươngLê Thánh TôngBiển xe cơ giới Việt NamTrịnh Nãi HinhThanh Hải (nhà thơ)Thế vận hội Mùa hè 2024LGBTCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtLịch sử Chăm PaChóBạc LiêuỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTrần Đại QuangTrấn ThànhTrận Bạch Đằng (938)Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngPhilippinesVịnh Hạ LongVincent van GoghQuần thể danh thắng Tràng AnHà LanTrần Quốc TỏThành phố Hồ Chí MinhVườn quốc gia Cúc PhươngHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁCậu bé mất tíchBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Danh sách thành viên của SNH48Black Eyed PilseungNúi Bà ĐenKhởi nghĩa Yên ThếÔ nhiễm không khíRừng mưa nhiệt đớiChu vi hình trònVũ Hồng VănVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnLê Minh HưngĐỗ Đức DuyNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamThích Nhất HạnhThuật toánLionel MessiQuan hệ ngoại giao của Việt NamĐặng Lê Nguyên VũNguyễn TuânNgười Buôn GióCầu vồngNguyễn Cảnh HoanGiải vô địch thế giới Liên Minh Huyền ThoạiBóng đáYouTubeTài nguyên thiên nhiênĐông Nam BộLàoLucas VázquezVĩnh PhúcTrần Sỹ ThanhTrí tuệ nhân tạoUEFA Champions LeagueNhã nhạc cung đình HuếAldehydeNữ hoàng nước mắtPhạm TuyênPhổ Nghi🡆 More