Tiếng Huy Châu

Tiếng Huy Châu (Tiếng Trung: 徽州话; phồn thể: 徽州話; pinyin: Huīzhōu-huà) hoặc tiếng Huy (Tiếng Trung: 徽语; phồn thể: 徽語; pinyin: Huīyǔ), là một nhóm các ngôn ngữ Hán được nói ở khu vực Huy Châu, trong khoảng mười huyện miền núi miền nam An Huy, và một vài khu vực lân cận ở Chiết Giang và Giang Tây.

Tiếng Huy Châu
徽州話/徽州话
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcHuy Châu, nam An Huy, khu vực phụ cận ở Chiết GiangGiang Tây
Tổng số người nói4,6 triệu
Phân loạiHán-Tạng
  • Hán
    • Tiếng Huy Châu
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3czh
Glottologhuiz1242
Linguasphere79-AAA-da
Tiếng Huy Châu
Tiếng Huy Châu
Phồn thể徽州話
Giản thể徽州话
Bính âm Hán ngữHuīzhōu Huà
Tên tiếng Trung thay thế
Phồn thể徽語
Giản thể徽语
Bính âm Hán ngữHuīyǔ

Mặc dù khu vực nói tiếng Huy nhỏ hơn so với các nhóm phương ngữ khác của tiếng Hán, nhưng nó có mức độ đa dạng nội tại rất cao. Gần như mọi huyện đều có phương ngữ riêng không thể thông hiểu với người nói từ huyện khác. Vì lý do này, người nói tiếng Huy thường nói song ngữ hoặc đa ngữ. Ước tính có khoảng 4,6 triệu người nói tiếng Huy Châu.

Mối quan hệ ngoại tại Tiếng Huy Châu

Tiếng Huy Châu ban đầu được phân loại là Quan thoại Hạ Dương Tử nhưng hiện tại nó tách riêng. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc ủng hộ việc tách tiếng Huy Châu khỏi tiếng Quan Thoại Hạ Dương Tử năm 1987. Việc phân loại của nó vẫn chưa được đồng thuận, một số nhà ngôn ngữ học như Matisoff xếp nó vào tiếng Ngô, những người khác như Bradley (2007) phân loại nó trong tiếng Cám, và những người khác nữa đặt nó thành một nhánh chính của nhóm tiếng Hán.

Lịch sử Tiếng Huy Châu

Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, nhiều người nói tiếng Giang Hoài đã di cư đến khu vực nói tiếng Huy.

Một số tác phẩm văn học được xuất bản tại Dương Châu, như cuốn tiểu thuyết Thanh Phong Sạp, được sáng tác bằng Quan thoại Giang Hoài. Người dân ở Dương Châu nói phương ngữ riêng, trái ngược với người di cư nói các phương ngữ khác như tiếng Huy Châu hoặc tiếng Ngô. Điều này dẫn đến sự hình thành bản sắc dựa trên phương ngữ. Thời xưa, một số lớn thương nhân từ Huy Châu sống ở Dương Châu, giúp giữ ổn định nền kinh tế nơi đây. Vào hậu kỳ thời đế quốc, những thương nhân như vậy cũng giúp hoạt động nhạc, kịch tiếng Huy phát triển.

Phân loại nội tại Tiếng Huy Châu

Trịnh Trương Thượng Phương chia các ngôn ngữ Huy thành năm nhóm nhỏ, ghi lại trong Trung Quốc ngữ ngôn Địa đồ chí. Các phương ngữ Huy Châu mỗi làng một khác. Người dân ở các làng khác nhau thường không thể nói chuyện với nhau.

Nguồn tham khảo Tiếng Huy Châu

Liên kết ngoài

Tags:

Mối quan hệ ngoại tại Tiếng Huy ChâuLịch sử Tiếng Huy ChâuPhân loại nội tại Tiếng Huy ChâuNguồn tham khảo Tiếng Huy ChâuTiếng Huy ChâuAn HuyBính âm Hán ngữChiết GiangChữ Hán giản thểChữ Hán phồn thểGiang TâyHuyện (Trung Quốc)wikt:徽wikt:語wikt:语

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Quần thể danh thắng Tràng AnMẹ vắng nhà (phim 1979)Danh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangĐào, phở và pianoMã QRLưu BịHàn QuốcChiến dịch Hồ Chí MinhNguyễn KhuyếnTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamLa LigaDân số thế giớiUEFA Champions LeagueDubaiNgân hàng Nhà nước Việt NamBộ bài TâyTháp EiffelDanh sách biện pháp tu từVõ Tắc ThiênTrần Quốc ToảnPhạm TháiVịnh Hạ LongDấu chấmĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênAdolf HitlerNam CaoPhong trào Cần VươngToán họcHà NộiHà TĩnhThụy SĩHải PhòngĐêm đầy saoDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamKhởi nghĩa Hai Bà TrưngLưu huỳnh dioxideNguyễn Chí VịnhTrà VinhNguyễn Bỉnh KhiêmTrần Sỹ ThanhBDSMTajikistanKim LânBoeing B-52 StratofortressXKinh thành HuếLương Thế VinhDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueHệ sinh tháiTô Ân XôTrịnh Công SơnLịch sử Chăm PaNguyễn Thị Kim NgânBình Ngô đại cáoHình thoiTriệu Lệ DĩnhBang Si-hyukHàn TínĐường Thái TôngHoàng tử béPhạm Đại DươngEl NiñoCông (vật lý học)ZaloÔ nhiễm môi trườngTrận Bạch Đằng (938)Gia LaiBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAĐồng (đơn vị tiền tệ)Lê Quốc HùngTừ Hán-ViệtBộ Công an (Việt Nam)Lâm ĐồngVăn miếu Trấn BiênLưới thức ănHiệp định Paris 1973ÚcLiverpool F.C.🡆 More