Tiếng Cebu

Tiếng Cebu, tiếng Cebuano, và cũng được gọi một cách không chính xác là tiếng Bisaya là một ngôn ngữ Nam Đảo được nói tại Philippines bởi chừng 20 triệu người, chủ yếu tại Trung Visayas, Đông Negros, miền tây Đông Visayas và đa phần Mindanao.

Đây là ngôn ngữ phổ biến nhất trong nhóm ngôn ngữ Visaya.

Tiếng Cebu
Cebuano, Visayan
Sugbuanon, Bisayâ, Bisayâng Sugbuanon, Sinugbuanong Binisayâ, Sinibwano
Sử dụng tạiPhilippines
Khu vựcTrung Visayas, đông Negros, phần miền tây Đông Visayas, nam Masbate, và đa phần Mindanao
Tổng số người nói21 triệu (2007)
ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại Philippines, sau tiếng Tagalog
Dân tộcNgười Cebu
Phân loạiNam Đảo
Phương ngữ
  • Tiếng Cebuano chuẩn (phương ngữ tỉnh Cebu);
  • Tiếng Cebuano đô thị (phương ngữ Metro Cebu);
  • Phương ngữ Negros Orienta;
  • Phương ngữ Boholano;
  • Phương ngữ Kana;
  • Phương ngữ Mindanao (gồm Davaoeño)
Hệ chữ viếtChữ Latinh
Hệ chữ nổi tiếng Cebu
Baybayin (lịch sử)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2ceb
ISO 639-3ceb
Glottologcebu1242
Tiếng Cebu
Vùng nói tiếng Cebu tại Philippines
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Đây là một trong các bản ngữ lớn nhất tại Philippines dù không chính thức được dạy tại trường học cho tới năm 2012. Nó là lingua franca tại phần lớn miền nam Philippines. Cái tên Cebu (hay Cebuano) xuất phát từ hòn đảo Cebu, nơi ngôn ngữ này bắt nguồn. Tiếng Cebu còn là một ngôn ngữ nổi trội tại Tây Leyte, nhất là Ormoc và khu vực xung quanh, dù cư đây tại đây gọi tiếng Cebu với những tên như "Ormocano" ở Ormoc và "Albuerahano" ở Albuera.

Phân bố Tiếng Cebu

Tiếng Cebu được nói trên đảo Cebu và 167 đảo và đảo nhỏ lân cận, BoholSiquijor, đông Negros (toàn Negros Oriental và đông bắc Negros Occidental), nam Masbate, nhiều nơi tại Leyte, Biliran, một phần Samar và đa phần Mindanao (đảo lớn thứ nhì Philippines). Hơn nữa, "một số lớn dân đô thị tại Zamboanga, DavaoCotabato nói tiếng Cebu". Tiếng Cebu có nhiều tên gọi. Người Cebu trên đảo Cebu gọi nó là "Cebuano", người ở Bohol gọi nó là "Boholano/Bol-ano", còn tại Leyte họ gọi phương ngữ ở đây là Kana. Người ở MindanaoLuzon dùng Binisaya hay Bisaya để chỉ tiếng Cebu.

Ngữ âm Tiếng Cebu

Nguyên âm

Bên dưới là hệ thống nguyên âm tiếng Cebu (kí tự chữ viết ở trong ngoặt):

Bản nguyên âm tiếng Cebu chuẩn
Trước Giữa Sau
Đóng i (i) u (u)
Trung ɛ (e) o (o)
Mở a (a)
  • /a/ là nguyên âm không làm tròn trước mở, tương đương "a" tiếng Việt.
  • /ɛ/ là nguyên âm không làm tròn trước nửa mở, tương đương "e" tiếng Việt.
  • /i/ là nguyên âm không làm tròn trước đóng, tương đương "i" tiếng Việt.
  • /o/ là nguyên âm làm tròn sau nửa đóng, tương đương "ô" tiếng Việt.
  • /u/ là nguyên âm làm tròn sau đóng, tương đương "u" tiếng Việt.

Đôi khi, a được phát âm là nguyên âm không làm tròn sau nửa mở /ʌ/; ei như nguyên âm không làm tròn gần trước gần đóng /ɪ/; và ou như nguyên âm làm tròn sau nửa mở /ɔ/ hoặc nguyên âm làm tròn gần sau gần đóng /ʊ/.

Thời tiền thuộc địa, tiếng Cebu chỉ có ba nguyên âm: /a/, /i//u/. Số nguyên âm tăng lên năm sau khi người dân tiếp nhận tiếng Tây Ban Nha. Do đó, oe vẫn chủ yếu là những tha âm. Chúng có thể thay thế với những ui mà không làm thay đổi nghĩa của từ. Từ mượn, ngược lại, có cách phát âm nghiêm ngặt hơn (ví dụ dyip, "jeepney" từ "jeep" tiếng Anh, không bao giờ được viết hay đọc là dyep).

Phụ âm

Ở hệ thống phụ âm tiếng Cebu, tất cả âm tắc đều không bật hơi. Âm mũi ngạc mềm /ŋ/ xuất hiện ở tất cả vị trí của từ, gồm cả vị trí đầu (ngano, "tại sao"). Âm tắc thanh hầu /ʔ/ thường gặp nhất ở giữa hai nguyên âm, nhưng cũng xuất hiện ở tất cả vị trí. Như tiếng Tagalog, âm tắc thanh hầu thường không được viết ra. Khi được chỉ rõ, nó thường được viết như một dấu gạch ngang hoặc một dấu apostrophe (to-o hat to'o, "[bên] phải"). Có khi nó được thể hiện bởi một dấu mủ đều cả âm tắc thanh hầu và trọng âm đều nằm ở nguyên âm cuối (basâ, "ướt"); hay một dấu huyền nếu chỉ âm tắc thanh hầu nằm ở nguyên âm cuối, còn trọng âm nằm ở âm tiết gần cuối (batà, "đứa trẻ").

Bên dưới là hệ thống phụ âm tiếng Cebu (kí tự chữ viết ở trong ngoặt):

Đôi môi Răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m (m)  (n) ŋ (ng)
Tắc p (p) b (b)  (t)  (d) k (k) g (g) ʔ (see text)
Xát  (s) h (h)
Tắc xát t͡ʃ (ch/ty/ts) d͡ʒ (j/dy)
Tiếp cận
(Cạnh)
j (y) w (w)
 (l)
Vỗ ɾ̪ (r)

Nhấn âm

Dấu trọng âm dùng để phân biệt những từ mà ý nghĩa thay đổi tùy theo âm được nhấn (dápit nghĩa là "nơi", còn dapit nghĩa là "mời").

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Phân bố Tiếng CebuNgữ âm Tiếng CebuTiếng CebuMindanaoNegrosNgữ hệ Nam ĐảoNhóm ngôn ngữ VisayaPhilippinesTrung VisayasĐông Visayas

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Benjamin Franklin69 (tư thế tình dục)Seventeen (nhóm nhạc)Lucas VázquezBình ĐịnhTrịnh Nãi HinhNguyễn Khoa ĐiềmĐông Nam ÁNguyễn DuNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiHiệp định Paris 1973Tây NinhCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Phổ NghiTây NguyênCúp FAGoogle MapsDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Chiến tranh Pháp – Đại NamĐà LạtĐồng bằng sông HồngTạ Đình ĐềNgô Sĩ LiênPhanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpHentaiThiên địa (trang web)Manchester United F.C.Gia Cát LượngIllit (nhóm nhạc)Hệ Mặt TrờiChuỗi thức ănCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Suni Hạ LinhHạt nhân nguyên tửQuốc gia Việt NamQuần đảo Cát BàĐạo giáoBảy hoàng tử của Địa ngụcQuảng BìnhNguyễn Tấn DũngArsenal F.C.Đắk LắkCác vị trí trong bóng đáDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanChữ Quốc ngữVIXXĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhThủ dâmThánh GióngGoogleThomas EdisonTrạm cứu hộ trái timNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamTrung QuốcKhí hậu Châu Nam CựcNguyễn Hòa BìnhPhố cổ Hội AnGiai cấp công nhânĐinh La ThăngRobloxJennifer PanThụy SĩNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcFacebookVăn họcTrấn ThànhHồ Chí MinhTrí tuệ nhân tạoTrần Thanh MẫnPhú QuốcChiến tranh LạnhChăm PaĐài Á Châu Tự DoXĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Ngày Quốc tế Lao động🡆 More