Tiếng Burushaski

Tiếng Burushaski (burū́šaskī, بروشسکی) là một ngôn ngữ tách biệt hiện diện tại Gilgit-Baltistan, Pakistan, và là ngôn ngữ của người Burusho.

Thời điểm năm 2000, tiếng Burushaski có khoảng 87.000 người nói, sinh sống tại các quận Hunza-Nagar và bắc Gilgit, và tại thung lũng Yasin và Ishkoman ở bắc quận Ghizer. Ngoài ra, còn có 300 người nói tại Srinagar ở Jammu và Kashmir. Ngôn ngữ này còn được gọi là Biltum, Khajuna, Kunjut, Brushaski, Burucaki, Burucaski, Burushki, Brugaski, Brushas, WerchikwarMiśa:ski.

Tiếng Burushaski
Sử dụng tạiGilgit-Baltistan, Pakistan
Jammu và Kashmir, Ấn Độ
Khu vựcHunza-Nagar, bắc Ghizer, bắc Gilgit, Hari Parbat
Tổng số người nói96.800
Dân tộcNgười Burusho
Phân loạiNgôn ngữ tách biệt
Phương ngữ
Burushaski (Hunza-Nagar)
Wershikwar (Yasin)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3bsk
Glottologburu1296
Tiếng Burushaski
ELPBurushaski
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Burushaski mượn nhiều từ từ tiếng Urdu (gồm cả những từ gốc tiếng Anh và tiếng Ba Tư trong tiếng Urdu), từ các ngôn ngữ Dard lân cận như tiếng Shinatiếng Khowar, cũng như một ít từ các ngôn ngữ Turk, từ một ngôn ngữ Hán-Tạngtiếng Balti, và từ tiếng Wakhitiếng Pashto của ngữ chi Iran. Tuy vậy, phần từ vựng gốc vẫn chiếm đa số. Các ngôn ngữ Dard cũng lấy nhiều từ từ tiếng Burushaski.

Phân loại

Đã có những đề xuất về việc xếp tiếng Burushaski vào nhiều ngữ hệ khác nhau, nhưng không đề xuất nào được đa phần các nhà ngôn ngữ học hưởng ứng.

Sau Berger (1956), tự điển American Heritage gợi ý rằng từ *abel, nghĩa là táo (apple) trong ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu (một ngôn ngữ phục dựng), có thể là một từ mượn lấy từ ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Burushaski. ("táo" và "cây táo" là báalt trong tiếng Burushaski hiện đại).

Có những giả thuyết về mối quan hệ giữa tiếng Burushaski và ngữ hệ Đông Bắc Kavkaz, ngữ hệ Tây Bắc Kavkaz, ngữ hệ Enisei và/hoặc ngữ hệ Ấn-Âu:

  • Siêu ngữ hệ "Dené–Kavkaz" chứa tiếng Burushaski, cũng như hai ngữ hệ Bắc Kavkaz và Enisei.
  • Siêu ngữ hệ "Karasuk", lại gộp tiếng Burushaski vào chung một nhánh với ngữ hệ Bắc Kavkaz, và cả hai có quan hệ xa với hệ Enisei.
  • Cũng có đề xuất rằng tiếng Burushaki xuất phát từ một nhánh chính của ngữ hệ Ấn-Âu, dù nó không phải họ hàng gần với các ngôn ngữ Ấn-Iran lân cận về mặt địa lý với nó hiện nay. Ilija Casule đã nhận thấy điểm tương đồng giữa tiếng Burushaski và tiếng Phrygia đã tuyệt chủng.

Phương ngữ

Tiếng Burushaski được nói chủ yếu tại ba thung lũng: Hunza, Nagar, và Yasin. Phương ngữ Hunza và Nagar có hơi khác biệt, nhưng rõ ràng vẫn là chung một ngôn ngữ. Phương ngữ Yasin, còn có tên Werchikwar, có nhiều khác biệt hơn hẳn. Người nói phương ngữ Hunza-Nagar và người nói phương ngữ Yasin sẽ có nhiều khó khăn trong giao tiếp. Yasin đôi khi được xem là một ngôn ngữ riêng. Yasin ít bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ xung quanh nhất, tuy người nói nó vẫn thành thục tiếng Khowar. Số người nói tiếng Yasin chiếm khoảng 1/4 tổng số người nói tiếng Burushaski.

Chú thích

Tags:

Gilgit-BaltistanJammu và KashmirNgôn ngữ tách biệtPakistanSrinagar

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Văn hóa Việt NamNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamCúc Tịnh YNguyễn Thanh NghịHồi giáoNgô QuyềnNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Nguyễn Trọng NghĩaMặt trận Tổ quốc Việt NamĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamCách mạng Công nghiệp lần thứ tưFansipanHan So-heeThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHạ LongNhật ký trong tùQuần thể danh thắng Tràng AnMạch nối tiếp và song songNguyễn Tân CươngThành phố Hồ Chí MinhGiải vô địch bóng đá châu ÂuTokugawa IeyasuSân vận động Quốc gia Mỹ ĐìnhTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)YaoiNguyễn Văn LinhChủ nghĩa tư bảnNhà ThanhLê Thái TổTNhà TốngNha TrangTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCVinamilkĐạo Cao ĐàiVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Gia đình Hồ Chí MinhGiỗ Tổ Hùng VươngHọc viện Kỹ thuật Quân sựOne Day (phim 2011)PiNinh BìnhPark Hang-seoHội AnBi da ba băngDanh sách Chủ tịch nước Việt NamVnExpressHentaiPhương Anh ĐàoChính phủ Việt NamNapoléon BonaparteĐiện BiênFKhu rừng đen tốiPhan Văn KhảiÔ nhiễm môi trườngHậu GiangVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcBuôn Ma ThuộtChữ Quốc ngữCleopatra VIIChuyện người con gái Nam XươngKim Bình MaiTrịnh Công SơnThụy SĩVương Hạc ĐệLão HạcBiểu tình Thái Bình 1997Lạm phátTừ Hi Thái hậuNew ZealandNgaLGBTNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiHoàng thành Thăng LongNguyễn Minh Châu (nhà văn)Trường ChinhNhà Hậu Lê🡆 More