Thuyết Mạt Thế: Góc nhìn thần học về thời điểm cuối của thế giới

Thuyết mạt thế hay còn gọi là Thế mạt luận hoặc Chung thời học (tiếng Anh: eschatology lần đầu tiên được sử dụng vào khoảng năm 1550; là một từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, ἔσχατος/ἐσχάτη/ἔσχατον, eschatos/eschatē/eschaton có nghĩa là cuối cùng và logy có nghĩa là nghiên cứu) là một phần của thần học, triết học và tương lai học, là ngành quan tâm đến những gì được cho là những sự kiện cuối cùng trong lịch sử, hoặc là số phận cuối cùng của nhân loại, thường được gọi tắt là tận thế hay sự sống đời sau.

Oxford English Dictionary định nghĩa nó như là "có liên quan" với bốn điều cuối cùng: cái chết, phán xét, thiên đàng, và địa ngục’". Trong Huyền học, cụm từ này đề cập một cách ẩn dụ đến sự kết thúc của thực tại thường tồn và sự hợp nhất với Thần thánh. Trong nhiều tôn giáo, thuyết mạt thế được thuyết giảng như là một sự kiện sẽ xảy đến trong tương lai đã được tiên đoán với những đoạn trích trong kinh điển linh thiêng hoặc trong văn hóa dân gian. Nói rộng hơn, thế mạt luận có thể bao gồm cả những khái niệm liên quan như Đấng Cứu thế (Messiah), thời kỳ Messianic, kết thúc thời gian và những ngày cuối cùng.

Thuyết Mạt Thế: Đối với triết học, Đối với Phật giáo, Đối với Cao Đài
Tứ kỵ sĩ Khải Huyền, tranh của Albrecht Dürer.

Lịch sử được chia thành nhiều "thời kỳ" (Hl. Aeon), mỗi thời kỳ là một giai đoạn xác định có thể đi đến sự kết thúc và được thay thế bởi một thời kỳ mới với những thực thể khác biệt. Quá trình chuyển đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác thường là chủ để thảo luận của thế mạt luận. Vì vậy, thay vì nói "sự kết thúc của thế giới" chúng ta có thể thay bằng "sự kết thúc của một thời kỳ" và đề cập đến sự kết thúc của cuộc sống như chúng ta đang biết và bắt đầu một thực thể mới. Thật vậy, thuyết tận thế không bàn nhiều về "sự kết thúc thời gian" mà là về sự kết thúc của một giai đoạn xác định, sự kết thúc của sự sống như hiện tại, và bắt đầu một giai đoạn mới. Nó thường là một khủng hoảng dẫn đến sự kết thúc của thực tại và mở ra một hướng mới cho sự sống / suy nghĩ / bản thể. Sự khủng hoảng này có thể mang hình thức là một sự can thiệp của một vị thần trong lịch sử, một cuộc chiến tranh, một sự thay đổi trong môi trường hoặc ý thức đạt được một cấp độ mới. Nếu kết quả đạt được là một thế giới tốt đẹp hơn thì gọi là "địa đàng (utopian), nếu tồi tệ hơn thì gọi là "phản địa đàng" (dystopian). Điểm khác nhau của các nhà thế mạt luận là mức độ lạc quan hay bi quan của họ về tương lai (không tưởng hoặc phản không tưởng - chẳng hạn như "thiên đường và địa ngục").

Đối với triết học Thuyết Mạt Thế

Các triết gia cũng có niềm tin về thuyết mạt thế, hoặc đôi khi đặt giả thuyết về nó. Thánh Augustine đã nhấn mạnh về phương pháp ẩn dụ của cách hiểu. Ông chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi Origen. Một số triết gia cũng đi theo con đường này như Ibn al-Nafis và Hegel với triết lý về lịch sử, Karl Marx, và một vài người khác (như tác giả Albert Camus trong cuốn L'Homme révolté (Người nổi loạn, 1951).

Đối với Phật giáo Thuyết Mạt Thế

Theo quan điểm của Phật giáo thì thời mạt thế chính là thời kỳ mạt Pháp do chính Đức Phật Thích Ca đã từng cảnh báo cho Chúng sinh vạn vật biết rằng vào thời kỳ 5000 năm mạt pháp sẽ có Đức Phật Di Lạc xuống thế để cứu độ chúng sinh và lập lại chánh pháp.

Đối với Cao Đài Thuyết Mạt Thế

Theo quan điểm của Cao Đài thì thời mạt thế sẽ có Thượng Đế hạ phàm để giảng dạy trực tiếp cho nhân loại. Theo cơ Ngũ Chi Đại Đạo tức là Ngũ Chi hiệp nhất với Thượng Đế.

Tham khảo

Đọc thêm

  • A Cup of Trembling (1995) by Dave Hunt; Harvest House Publishers, Eugene, Oregon 97402; ISBN 1-56507-334-7.
  • Christ Will Come Again: Hope for the Second Coming of Jesus by Stephen Travis. 2004 Toronto: Clements Publishing. ISBN 1-894667-33-6
  • In God's Time: The Bible and the Future by Craig C. Hill. 2002 Grand Rapids: Eerdmans. ISBN 0-802860-90-7
  • Shock Wave 2000! subtitled The Harold Camping 1994 Debacle; (1994) by Robert Sungenis, Scott Temple, and David Allen Lewis; New Leaf Press, Inc., P.O. Box 311, Green Forest AR 72638; ISBN 0-89221-269-1; Library of Congress: 94-67493.
  • Eschatology: Death and Eternal Life by Joseph Ratzinger. 1988 Washington D.C.: Catholic University of America Press ISBN 978-0-8132-1516-7

Tags:

Đối với triết học Thuyết Mạt ThếĐối với Phật giáo Thuyết Mạt ThếĐối với Cao Đài Thuyết Mạt ThếThuyết Mạt ThếChếtHuyền họcLịch sử thế giớiOxford English DictionarySự sống đời sauThiên đàngThần họcThần thánhTiếng AnhTiếng Hy LạpTriết họcTôn giáowiktionary:logywiktionary:ἔσχατοςĐịa ngục

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bà TriệuChiến tranh Pháp – Đại NamMai vàngTitanic (phim 1997)Đinh Tiến DũngIllit (nhóm nhạc)Vụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnXabi AlonsoĐài Tiếng nói Việt NamMỹ TâmQuan hệ tình dụcBình DươngAn Dương VươngDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtDinh Độc LậpĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhHôn lễ của emChâu ÂuLịch sửBảo tồn động vật hoang dãChợ Bến ThànhHoa xuân caĐạo giáoBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênLê Thái TổTập Cận BìnhVườn quốc gia Cúc PhươngTrí tuệ nhân tạoẤn ĐộThượng HảiDanh sách vụ thảm sát ở Việt NamVIXXChiến cục Đông Xuân 1953–1954Tranh chấp chủ quyền Biển ĐôngQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamChủ nghĩa cộng sảnDanh sách quốc gia theo diện tíchTrương Mỹ HoaBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamBắc NinhGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Đô la MỹĐông Nam BộCạnh tranh giữa Arsenal F.C. và Chelsea F.C.Suni Hạ LinhĐại dươngBlack Eyed PilseungNữ hoàng nước mắtCàn LongSao HỏaDương vật ngườiVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Danh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaTrịnh Nãi HinhBảo Anh (ca sĩ)Ô ăn quanChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979EADS CASA C-295Hiếp dâmXVõ Thị SáuTôn giáo tại Việt NamDương Tử (diễn viên)Đà LạtKhông gia đìnhHoàng Hoa ThámSingaporeLiếm dương vậtMã QRTần Thủy HoàngPhan Bội ChâuTrần Đại QuangSa PaPhú QuốcĐông Nam Á🡆 More