Thoriiv Nitrat

Thori(IV) nitrat là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học Th(NO3)4.

Là chất rắn màu trắng ở dạng khan, nó có thể ngậm nước để tạo thành nhiều dạng ngậm nước khác nhau, phổ biến hơn là tetrahydrat và pentahydrat. Thori(IV) nitrat có tính phóng xạ yếu.

Thori(IV) nitrat
Struktur des Thorium4+-Ions   Thoriiv Nitrat Struktur des Nitrat-Ions
Cấu tạo phân tử thori(IV) nitrat
Danh pháp IUPACThorium(4+) tetranitrate
Tên khácThori tetranitrat
Nhận dạng
Số CAS13823-29-5
PubChem26293
Ảnh Jmol-3Dảnh
ảnh 3
SMILES
ChemSpider24497
UNIIIF944P467K
Thuộc tính
Công thức phân tửTh(NO3)4
Khối lượng mol480,0548 g/mol (khan)
534,10064 g/mol (3 nước)
552,11592 g/mol (4 nước)
570,1312 g/mol (5 nước)
588,14648 g/mol (6 nước)
Bề ngoàitinh thể không màu, trong suốt
Khối lượng riêng2,8 g/cm³
Điểm nóng chảy 55 °C (328 K; 131 °F)
Điểm sôiphân hủy
Độ hòa tan trong nướctan
Độ hòa tan trong etanoltan
Các nguy hiểm
Phân loại của EUNguồn oxy hóa O
Nguy hiểm cho môi trường N
Nguy hiểm chínhđộc tính cao, phóng xạ
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
Thoriiv Nitrat
Thori(IV) nitrat được sử dụng trong một bóng đèn

Điều chế

Thori(IV) nitrat có thể được điều chế bằng cách cho thori(IV) oxit hoặc thori(IV) hydroxide phản ứng với acid nitric:

    Thoriiv Nitrat 
    Thoriiv Nitrat 

Các dạng hydrat khác nhau của thori(IV) nitrat được tạo ra bằng cách kết tinh hợp chất này trong các điều kiện khác nhau. Khi dung dịch này được pha rất loãng, thori(IV) nitrat bị thủy phân. Mặc dù nhiều loại hydrat đã được báo cáo trong những năm qua và một số nhà cung cấp thậm chí còn tuyên bố dự trữ chúng, nhưng chỉ có dạng tetrahydrat và pentahydrat thực sự tồn tại. Còn hexahydrat, được kết tinh từ một dung dịch trung tính, được cho là muối kiềm.

Pentahydrat là dạng muối ngậm nước phổ biến nhất của thori(IV) nitrat. Nó được kết tinh từ dung dịch acid nitric loãng. Thori(IV) nitrat tetrahydrat, hay Th(NO3)4·4H2O, được tạo thành bằng cách kết tinh từ dung dịch axit nitric mạnh hơn. Nồng độ axit nitric từ 4 đến 59% dẫn đến sự hình thành tetrahydrat. Nguyên tử thori có 12 phối trí, với 4 nhóm nitrat bidentat và 4 phân tử nước được gắn vào mỗi nguyên tử thori.

Để thu được thori(IV) nitrat khan, cần phân hủy nhiệt Th(NO3)4·2N2O5. Sự phân hủy xảy ra ở nhiệt độ 150–160 °C.

Tính chất

Thori(IV) nitrat khan là chất rắn màu trắng. Nó có liên kết cộng hóa trị với điểm nóng chảy thấp là 55 °C.

Pentahydrat Th(NO3)4·5H2O kết tinh dưới dạng các tinh thể trong suốt không màu trong hệ tinh thể trực thoi. Các hằng số mạng tinh thể a = 11,191, b = 22,889, c = 10,579 Å. Mỗi nguyên tử thori được kết hợp hai lần với mỗi nhóm trong số bốn nhóm nitrat bidentat, và với ba phân tử nước thông qua các nguyên tử oxy của chúng. Tổng cộng thori có 11 phối trí. Ngoài ra còn có hai phân tử nước khác trong cấu trúc tinh thể. Phân tử nước được liên kết với nhau thông qua hydro hoặc với các nhóm nitrat. Mật độ là 2,80 g/cm³. Áp suất hóa hơi của thori(IV) nitrat pentahydrat ở 298 K là 0,7 torr, tăng lên 1,2 torr ở 315 K và ở 341 K, nó lên đến 10,7 torr. Ở 298,15 K nhiệt dung khoảng 114,92 cal·K−1mol−1. Nhiệt dung này giảm xuống rất nhiều ở dưới nhiệt độ đông đặc. Nhiệt tạo thành thori(IV) nitrat pentahydrat ở 298,15 K là −547.0 cal·K−1mol−1. Năng lượng Gibbs tiêu chuẩn của sự hình thành là −556,1 kcalmol−1.

Thori(IV) nitrat có thể hòa tan trong một số dung môi hữu cơ khác nhau, bao gồm rượu, xeton, esteete.

Tham khảo

Hợp chất chứa ion nitrat
HNO3 He
LiNO3 Be(NO3)2 B(NO
3
)
4
C NO
3
,
NH4NO3
O FNO3 Ne
NaNO3 Mg(NO3)2 Al(NO3)3 Si P S ClNO3 Ar
KNO3 Ca(NO3)2 Sc(NO3)3 Ti(NO3)4,
TiO(NO3)2
V(NO3)2,
V(NO3)3,
VO(NO3)2,
VO(NO3)3,
VO2NO3
Cr(NO3)2,
Cr(NO3)3,
CrO2(NO3)2
Mn(NO3)2,
Mn(NO3)3
Fe(NO3)2,
Fe(NO3)3
Co(NO3)2,
Co(NO3)3
Ni(NO3)2 CuNO3,
Cu(NO3)2
Zn(NO3)2 Ga(NO3)3 Ge As Se BrNO3 Kr
RbNO3 Sr(NO3)2 Y(NO3)3 Zr(NO3)4,
ZrO(NO3)2
Nb Mo(NO3)2,
Mo(NO3)3,
Mo(NO3)4,
Mo(NO3)6
Tc Ru(NO3)3 Rh(NO3)3 Pd(NO3)2,
Pd(NO3)4
AgNO3,
Ag(NO3)2
Cd(NO3)2 In(NO3)3 Sn(NO3)2,
Sn(NO3)4
Sb(NO3)3 Te INO3 Xe(NO3)2
CsNO3 Ba(NO3)2   Hf(NO3)4,
HfO(NO3)2
Ta W(NO3)6 ReO3NO3 Os(NO3)2 Ir3O(NO3)10 Pt(NO3)2,
Pt(NO3)4
HAu(NO3)4 Hg2(NO3)2,
Hg(NO3)2
TlNO3,
Tl(NO3)3
Pb(NO3)2 Bi(NO3)3,
BiO(NO3)
Po(NO3)2,
Po(NO3)4
At Rn
FrNO3 Ra(NO3)2   Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg Cn Nh Fl Mc Lv Ts Og
La(NO3)3 Ce(NO3)3,
Ce(NO3)4
Pr(NO3)3 Nd(NO3)3 Pm(NO3)2,
Pm(NO3)3
Sm(NO3)3 Eu(NO3)3 Gd(NO3)3 Tb(NO3)3 Dy(NO3)3 Ho(NO3)3 Er(NO3)3 Tm(NO3)3 Yb(NO3)3 Lu(NO3)3
Ac(NO3)3 Th(NO3)4 PaO(NO3)3 U(NO3)4,
UO2(NO3)2
Np(NO3)4 Pu(NO3)4,
PuO2(NO3)2
Am(NO3)3 Cm(NO3)3 Bk(NO3)3 Cf(NO3)3 Es Fm Md No Lr

Tags:

Công thức hóa họcHợp chấtPhóng xạ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Nhà ĐườngĐồng bằng duyên hải miền TrungCậu bé mất tíchAnimeXVideosDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamIllit (nhóm nhạc)Phong trào Đồng khởiXuân DiệuBình ThuậnPeanut (game thủ)XXXNick VujicicKhang HiĐào, phở và pianoGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020Lê Đức ThọViệt Nam Cộng hòaHàn Mặc TửPhan Châu TrinhTrương Mỹ LanGiờ Trái ĐấtDương Tử (diễn viên)Đền HùngXabi AlonsoKinh thành HuếHồ Quý LyThừa Thiên HuếNguyễn TrãiNhà TốngCúp bóng đá châu ÁĐịa lý Việt NamVirusGấu trúc lớnBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAThế vận hội Mùa hè 2024Hồ Xuân HươngPhạm Minh ChínhNgười Buôn GióSự kiện Tết Mậu ThânNguyễn DuAn Dương VươngBabyMonsterTình yêuChiến cục Đông Xuân 1953–1954Hồi giáoTần Chiêu Tương vươngẤm lên toàn cầuNguyễn Đình ThiNguyễn Vân ChiHà GiangĐêm đầy saoCông an nhân dân Việt NamPhenolĐịa lý châu ÁT1 (thể thao điện tử)Nhà Lê sơHọc viện Kỹ thuật Quân sựVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Liên Hợp QuốcGallonManchester City F.C.Vladimir Vladimirovich PutinSinh sản hữu tínhDanh sách nhân vật trong One PieceĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamGiải bóng đá Ngoại hạng AnhManchester United F.C.Trần Văn RónLê DuẩnChân Hoàn truyệnNgaHùng VươngDanh sách di sản thế giới tại Việt NamNguyễn Văn ThiệuSự cố sập nhịp dẫn cầu Cần ThơPhạm Bình Minh🡆 More