Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương, tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt không cần thông qua ngân hàng là thanh toán quốc tế qua tiền mã hóa (ví dụ: Bitcoin, Ethereum).

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:

  1. Chuyển tiền Thanh Toán Quốc Tế bằng: Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Transfer Remittance).
  2. Trả tiền lấy chứng từ Thanh Toán Quốc Tế (C.A.D: Cash Against Document).
  3. Nhờ thu Thanh Toán Quốc Tế (Collection).
  4. Tín dụng thư Thanh Toán Quốc Tế (L/C: Letter of Credit).

Chuyển tiền Thanh Toán Quốc Tế

Người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua một ngân hàng trong nước cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng (tuỳ theo hợp đồng ngoại thương).

Theo phương thức này người chuyển tiền (Remitter) ra lệnh cho ngân hàng của mình (Remitting bank) chuyển cho ngân hàng mà người bán (bên thụ hưởng) có tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ tiến hành giao hàng.

Trả tiền lấy chứng từ Thanh Toán Quốc Tế

Người mua sẽ ký với ngân hàng C.A.D một bản ghi nhớ gồm 2 phần:

  1. Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán hưởng lợi.
  2. Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng C.A.D

Sau đó người mua chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng C.A.D thông báo cho người bán về việc tài khoản tín chấp đã được mở. Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng, người bán tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng C.A.D sẽ thực hiện thanh toán cho người bán. Ngân hàng C.A.D sẽ chuyển bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.

Nhờ thu Thanh Toán Quốc Tế

Người bán sau khi giao hàng sẽ uỷ quyền cho ngân hàng, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền hàng của người mua ở nước ngoài. Phân loại nhờ thu:

  1. Nhờ thu Thanh Toán Quốc Tế chấp nhận chứng từ (D/A: Document against Acceptance)
  2. Nhờ thu Thanh Toán Quốc Tế kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)
  3. Nhờ thu Thanh Toán Quốc Tế kèm điều khoản/điều kiện đặc biệt khác (Documents against other terms and conditions)

Ngoài ra còn có thể phân loại Nhờ thu Thanh Toán Quốc Tế trơn (người bán chỉ gửi kèm giấy tờ tài chính như hối phiếu) và Nhờ thu Thanh Toán Quốc Tế kèm chứng từ (người bán gửi thêm các giấy tờ thương mại như hóa đơn, vận đơn đường biển, phiếu đóng gói, v.v.)

Quy trình cụ thể như sau:

Sau khi gửi hàng, người bán sẽ gửi bộ chứng từ hàng hoá kèm theo Hối phiếu (Bill of Exchange hay còn gọi là Draft) và chỉ dẫn nhờ thu (Collection Instruction) cho ngân hàng mà mình nhờ thu (Remitting bank). Ngân hàng này có thể dùng đại lý của mình hoặc thông qua một ngân hàng khác mà ngân hàng này có tài khoản ở nước người mua (Collecting bank) để thực hiện việc thu hộ tiền hàng. Collecting bank sẽ gởi bộ chứng từ và hối phiếu cho người mua. Nếu là nhờ thu chấp nhận chứng từ thì người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu. Nếu là nhờ thu kèm chứng từ: Người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi. Đối với nhờ thu kèm các điều khoản đặc biệt, collecting bank sẽ chỉ giao chứng từ trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện trên chỉ dẫn nhờ thu.

Tín dụng thư Thanh Toán Quốc Tế

Lỗi: không có trang nào được chỉ định (trợ giúp).

Tham khảo

Tags:

Chuyển tiền Thanh Toán Quốc TếTrả tiền lấy chứng từ Thanh Toán Quốc TếNhờ thu Thanh Toán Quốc TếTín dụng thư Thanh Toán Quốc TếThanh Toán Quốc TếBitcoinEthereumNgân hàngThương mại quốc tế

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Võ Văn ThưởngChiến tranh Việt NamMã MorseDầu mỏKhổng Tú QuỳnhNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamLiên QuânChùa Một CộtVăn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công anLê Long ĐĩnhMèo BengalNinh BìnhTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhan Thị Thanh TâmVũ Đức ĐamYouTubeDương Văn MinhNinh ThuậnLê Khả PhiêuBạc LiêuNgô QuyềnAnh túcTứ bất tửCộng hòa ArtsakhNam CaoPhú ThọDanh sách quốc gia Đông Nam Á theo GDP danh nghĩaQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamTổng sản phẩm nội địaLão Hạc69 (tư thế tình dục)Cúc Tịnh YQuang TrungBình PhướcHạnh phúcHuếHàm NghiNam quốc sơn hàĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Sư tửTrần Anh HùngNelson MandelaVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcHọc viện Kỹ thuật Quân sựNguyễn Văn TrỗiĐồng (đơn vị tiền tệ)Google MapsDanh sách ngân hàng tại Việt NamĐài Á Châu Tự DoTỉnh thành Việt NamSa PaQuần thể danh thắng Tràng AnTư tưởng Hồ Chí MinhCục Cảnh sát hình sự (Việt Nam)Chợ Bến ThànhĐài LoanÂm đạoHổChâu PhiLục bộ (Việt Nam)Quyền AnhĐại học Bách khoa Hà NộiĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủBắc Ninh3M22 ZirconPháp thuộcVnExpressĐảng Cộng sản Việt NamChuyện người con gái Nam XươngNhà LýDanh sách Phu nhân Chủ tịch nước Việt NamVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026VTV6Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Nhật thựcChâu Đại DươngCristiano Ronaldo🡆 More